Mục lục bài viết
1. Bari hydroxit là gì?
Định nghĩa: Bari hydroxit là một hợp chất hóa học có công thức hóa học Ba(OH)2. Được gọi là baryta, là một trong những hợp chất chính của bari. Đây là một hợp chất vô cùng phổ biến và mang tính ứng dụng rất cao trong thực tiễn đời sống. Ba(OH)2 là một hợp chất bazo tiêu biểu, và hợp chất này cũng được xếp vào hàng bazo mạnh.
Công thức phân tử của hợp chất trên là: Ba(OH)2
Công thức cấu tạo của Ba(OH)2 là: HO-Ba-OH
2. Tính chất vật lý:
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết dung dịch Ba(OH)2 bằng cách tiến hành thí nghiệm với giấy quỳ tím. Nếu dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh hoặc chúng ta cũng có thể tiến hành làm thí nghiệm với dung dịch phenolphthalein, nếu dung dịch làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng thì đó chính là Ba (OH)2, nếu không thì đó không phải là hợp chất Ba(OH)2.
Ngoài ra chúng ta có thể nhận diện bằng tính chất vật lý của dung dịch Bari hidroxit . Ba(OH)2 có tính chất vật lý rất đặc trưng, đâynlà chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm.
3. Tính chất hóa học:
Bari hidroxit mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazo mạnh. Đó là làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với các axit, tác dụng với oxit axit, tác dụng với muối, và các tác dụng với các chất hữu cơ, cụ thể:
Làm đổi màu chất chỉ thị: Tiến hành làm thí nghiệm với quỳ tím, nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein chuyển sang màu hồng thì đó là hợp chất Ba(OH)2. Nếu quỳ tím không đổi màu hoặc đổi màu khác thì không phải là Ba(OH)2.
Tác dụng với các chất axit (phản ứng trao đổi):
Ba ( OH )2 + 2 HCl → BaCl2 + 2 H2O
Ba ( OH )2 + H2SO4 → BaSO4 + 2 H2O
Ba (OH )2 + 2 HNO3 → Ba ( NO3 )2 + 2 H2O
Tác dụng với oxit axit: SO2, CO2,…
Tùy tỷ lệ có thể tạo thành hai muối: muối trung hòa và muối axit.
Ba ( OH )2 + SO2 → BaSO3 + H2O
Ba ( OH )2 + 2 SO2 → Ba ( HSO3 )2
Tác dụng với muối:
Ba ( OH )2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu ( OH )2
Ba ( OH )2 + MgCl2 → BaCl2 + Mg ( OH )2
Ngoài ra bari hidroxit còn phản ứng với một số chất hữu cơ như axit hữu cơ, este…
Tác dụng vớ các axit hữu cơ tạo ra muối
2 CH3COOH + Ba ( OH )2 → 22 Ba + 2 H2O ( CH3COO )
Phản ứng thủy phân este (phản ứng xã phòng hóa):
2 CH3COOC2H5 + Ba ( OH )2 → 22 Ba + 2 C2H5OH ( CH3COO )
Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính ( Al, Zn…):
Ba ( OH )2 + 2 Al + 2 H2O → Ba (AlO2 )2 + 3 H2
Tác dụng với hidroxit lưỡng tính:
Ba ( OH )2 + 2 Al ( OH )3 → Ba ( AlO2 )2 + 4 H2O
Ba ( OH )2 + Al2O3 → Ba ( AlO2 )2 + H2O
Chúng ta có thể điều chế Ba(OH)2 bằng cách hòa bằng cách hòa tan bari oxit (BaO) trong nước:
BaO + H2O → Ba(OH)2
4. Ứng dụng:
Về mặt công nghiệp, bari hydroxit được sử dụng làm tiền thân của các hợp chất bari khác. Monohydrate Barium Hydroxide (Monohydrate) được sử dụng để khử nước và loại bỏ sunfat khỏi các sản phẩm khác nhau. Ứng dụng này khai thác khả năng hòa tan rất thấp của bari sulfat. Ứng dụng công nghiệp này cũng được áp dụng cho phòng thí nghiệm. Một ứng dụng khác có thể được sử dụng làm chất ổn định nhựa như chất ổn định PVC.
Ba(OH)2 Là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất ra nhựa và tơ nhân tạo.
Ngoài ra, Ba(OH)2 còn được dùng để làm đường củ cải và làm thuốc. Một ứng dụng mang tính thực tiễn rất cao trong đời sống. Ứng dụng đa số được người dân biết đến bởi tính đơn giản và dễ làm của nó.
Mặt khác, nó cũng thích hợp cho quá trình tổng hợp hữu cơ và sản xuất muối bari khác, khử khoáng của các ngành công nghiệp nước, thủy tinh và men. Vai trò của Ba(OH)2 trong công nghiệp cũng rất quan trọng, là hợp chất để làm các chất khử trong công nghiệp: như công nghiệp nước, thủy tinh hay mem.
5. Ba(OH)2 có kết tủa không?
Từ những tính chất hóa học đã nêu trêu có thể khẳng định được Ba(OH)2 có kết tủa. Và điều kiện xảy ra phản ứng hóa học vơí Ba(OH)2 là chất khí, kết tủa hoặc chất điện ly yếu. Như vậy, liệu có hợp chất nào mà Ba(OH)2 không kết tủa được không?
Câu trả lời đương nhiên là có, đó là hợp chất KNO3, bởi hợp chất này không đáp ứng được yêu cầu phản ứng của dung dịch Ba(OH)2 vì thế phản ứng không thể xảy ra.
6. Một số bài tập vận dụng:
Bài 1: Dãy các chất làm phenolphthalein hóa đỏ:
A. NaOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2, KOH, LiOH
C. LiOH, Ba(OH)2, KOH, Al(OH)3
D. LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Fe(OH)3
Bài 2: Có ba oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết các chất đó bằng thuốc thử sau:
A. Chỉ dùng quỳ tím
B. Chỉ dùng axit
C. Chỉ dùng phenolphthalein
D. Dùng nước
Bài 3: Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 2 M
B. 1 M
C. 0,1 M
D. 0, 2 M
Bài 4: Dung dịch axit clohidric tác dụng với đồng (II) hidroxit tạo thành dung dịch màu:
A. Vàng đậm
B. Đỏ
C. Xanh lam
D. Da cam
Bài 5: Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chưa riêng biệt ba dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là:
A. Phenolphthalein
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Na2CO3
D. Dung dịch Na2SO4
Bài 6: Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp
A. Cu → SO2 → SO3 → H2SO4
B. Fe → SO2 → SO3 →H2SO4
C. FeO → SO2 → SO3 → H2SO4
D. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
Bài 7: Sục 6,72 lít khí CO2 vào 400 ml dung dịch Ba (OH)2 aM. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến khi kết tủa thu được lớn nhất thì đã dùng 120 ml. Giá trị của a là?
A. 0,45
B. 0,5
C. 0,6
D. 0,65
Bài 8: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 đktc vào 2,5 lít dung dịch Ba (OH)2 nồng độ a mol/ l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là ?
A. 0,04
B. 0,048
C. 0,06
D.0,032
Bài 9: Sục 2,688 lít khí CO2 đktc và 150 ml dung dịch Ba (OH)2 1M và KOH 0,5 M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
A. 30 gam
B. 15 gam
C. 12 gam
D. 5 gam
Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí đktc vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,15 mol Ba (OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 14, 775
B. 19, 700
C. 9, 850
D. 29, 550
Bài 11: Dẫn 8, 96 lít khí CO2 đktc vào dung dịch chứa 0, 2 mol KOH , 0,1 mol Ba (OH)2 , 0,2 mol BaCl2. Giá trị kết tủa là:
A. 19,7 g
B. 59,1 g
C. 39,4 g
D. 29,95 g
Bài 12: Dung dịch X chưa Ba (OH)2 1 M. Dung dịch Y chứa H2SO4 0,3 M và Al2 (SO4)3 0,2 M. Cho V1 lít dung dịch X vào bình chứa 200 ml dung dịch Y, thu được 31, 08 gam kết tủa. Thêm tiếp vào bình V2 lít dung dịch X thu được 45,06 gam kết tủa. Tỷ lệ V1 : V2 ?
A. 1,2
B.1,5
C.0,6
D.0,8
Bài 13: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 đktc vào 200 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M và KOH xM sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 15,76 g kết tủa. Giá trị X là:
A. 1M
B.1,5 M
C.1,3 M
D. 2 M
Bài 14: Dung dịch X chưa Ba (OH)2 cho 0,06 mol CO2 vão thu được 4m gam kết tủa. Còn cho 0,08 mol CO2 thì thu được 2m gam kết tủa. Giá trị m
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Bài 15: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 đktc vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4 M và KOH 0,2 M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 0,5 lít dung dịch Y gồm BaCl2 0,3 M và Ba (OH)2 0,025 m khối lượng kết tủa thu được là
A. 19,7 g
B. 39,4 g
C.24,625 g
D. 32, 013 g
Bài 16: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít khí CO2 đktc vào500 ml dung dịch NaOH 0,16 M được dung dịch X, thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16 M và Ba (OH)2 aM thu được 3,94 g kết tủa và dung dịch Z. Tính a.
A. 0,04 M
B. 0,02 M
C. 0,03 M
D. 0,15 M
Bài 17: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít khí CO2 đktc vào dung dịch A chứa x mol NaOH và o,1 mol Na2CO3 thu được dung dịch B. Nếu cho CaCl2 dư vào b thu được 20 g kết tủa, còn thêm 200 ml dung dịch BaCl2 1 M và Ba (OH)2 aM vào M thu được 59,1 gam kết tủa. x, a có giá trị là:
A. 0,5; 0,4
B.0,5; 0,5
C.0,4; 0,4
D. 0,4; 0,5
Bài 18: Sục 3,36 lít khí CO2 đktc hay 5,6 lít CO2 đktc vào 400 ml dung dịch Ba (OH)2 xM đều thu được a ( g) kết tủa. x là:
A. 0,4 M
B.0,5 M
C. 0,6 M
D. 0,8 M
Bài 19: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba (OH)2
A. Xuất hiện kết tủa
B. Ban đầu tạo kết tủa trắng sau đó tan dần
C. Sau một thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng
D. Không xuấ hiện kết
Bài 20: Cho V lít khí CO2 tác dụng với 300 ml dung dịch Ba (OH)2 1M, sau phản ứng thu được 31,52 gam kết tủa và dung dịch X. Đun sôi dung dịch X lại thấy có thêm kết tủa xuất hiện. Giá trị của V là
A. 4, 928 lít
B. 9,856 lít
C. 1,792 lít hoặc 9,856 lít
D. 1,792 lít hoặc 4, 928 lít