Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Soạn bài Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy ngắn gọn nhất

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News
    Giới thiệu về Nhà thơ Nguyễn Duy? Giới thiệu về bài thơ Tre Việt Nam? Trả lời câu hỏi số 1 trong Sách giáo khoa? Trả lời câu hỏi số 2 trong Sách giáo khoa? Phân tích một số đoạn trong bài thơ Tre Việt Nam?

      Cây tre Việt Nam là tác phẩm văn học được dạy trong chương trình Ngữ văn 4. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về soạn bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy để chuẩn bị tốt nhất cho bài học trên lớp nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy:
      • 2 2. Giới thiệu về bài thơ Tre Việt Nam:
        • 2.1 2.4. Nội dung và nghệ thuật:
      • 3 3. Trả lời câu hỏi số 1 trong Sách giáo khoa:
      • 4 4. Trả lời câu hỏi số 2 trong Sách giáo khoa:
      • 5 5. Phân tích một số đoạn trong bài thơ Tre Việt Nam:



      1. Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy:

      Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ quê tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (hiện nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Ông tham gia hoạt động cách mạng rất tích cực như tham gia cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ tại khu vực Thanh Hóa của Việt Nam.

      Nguyễn Duy đi theo con đường thơ ca từ rất sớm, từ khi ông còn là một học sinh trường cấp 3 trường Lam Sơn. Ông là một trong những cây bút tài hoa xuất sắc không chỉ ở ngôn từ thơ ca mà còn ở các hình tượng sáng tác gợi cảm, chân thật.

      Nhà thơ đã đạt giải nhất tại cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với hàng loạt bài thơ: Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam. Ngoài ra, ông còn viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, bút ký.

      Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.

      Trong thể loại thơ, ông được đánh giá cao bởi thể thơ lục bát, đây là một trong những thể thơ dễ viết thì nhưng làm cho nó trở nên hay và đặc sắc lại rất khó. Thơ của ông viết theo chiều hướng hiện đại vừa uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng lại rất chặt chẽ.

      Nhiều tác phẩm thơ của ông được đọc giả yêu thích như: Đánh thức tiềm lực, Tre Việt Nam, Nhìn từ xa Tổ Quốc, Ánh Trăng, “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Sông Thao, Đò Lèn,…

      2. Giới thiệu về bài thơ Tre Việt Nam:

      Xuất xứ:

      Bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy được rút ra từ  “Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-2000” Nhà xuất bản Lao Động 2001

      Thể thơ:

      Bài thơ Tre Việt Nam được tác giả Nguyễn Duy sáng tác theo thể thơ tự do. Thể thơ tự do (trong tiếng Pháp là : vers libre) là hình thức cơ bản của thể loại thơ, được phân biệt với thể thơ cách luật ở chỗ là không bị ràng buộc bởi các quy tắc, định luật nhất định về số các câu, số các chữ, đối nghĩa,… Nhưng thể thơ tự do này lại khác với thể thơ văn xuôi ở điểm có sự phân dòng và được sắp xếp song song thành các hàng, thành các khổ như những đơn vị nhịp điệu, hoặc cũng có thể có vần.

      Bố cục:

      Bài thơ có bố cục được chia thành 3 phần:

      Phần thứ nhất. Từ câu thơ mở đầu đến  câu thơ“Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”: Nội dung đoạn này là giới thiệu chung với đọc giả về cây tre Việt Nam.

      Phần thứ hai. Câu thơ tiếp theo đến câu thớ “Tre già măng mọc có gì lạ đây”: Nội dung đoạn này là những phẩm chất cao quý của cây tre Việt Nam.

      Phần thứ ba. Các câu thơ còn lại: Nội dung là hình ảnh cây tre Việt Nam còn mãi với thời gian, cùng với đất nước phát triển và đi lên.

      2.4. Nội dung và nghệ thuật:

      Nội dung bài thơ: Cây tre Viêt Nam chính là biểu tượng cho con người và nền văn hóa cũng như lịch sử Việt Nam. Qua hình ảnh cây tre thân thuộc mà kiến cường ấy, nhà thơ Nguyễn Duy đã cho thấy những phẩm chất vô cùng đáng quý của người dân Việt Nam: luôn đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng đất nước, và cũng giàu tình yêu thương luôn san sẻ, đùm bọc nhau lúc khó khăn, và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn ngay thẳng, chính trực.

      Nghệ thuật: Các hình ảnh chân thật, gần gũi, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ cùng các từ ngữ uyển chuyển nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, kiên cường.

      3. Trả lời câu hỏi số 1 trong Sách giáo khoa:

      Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:

      – Cần cù

      – Đoàn kết

      – Ngay thẳng

      Cách trả lời:

      Các em phải xác định được các từ “Cần cù; Đoàn kết; Ngay thẳng” có nghĩa là gì trên cơ sở đó mới xác định được các hình ảnh tương ứng với các đặc điểm đó trong tác phẩm Tre Việt Nam.

      Cần cù có nghĩa là năng động, chăm chỉ, tận tâm, làm tốt mọi việc, không ngại gian khổ, kiên trì làm việc.

      Đoàn kết là hợp tác lẫn nhau vô điều kiện bằng sự chân giữa những người cùng chí hướng,

      Ngay thẳng là sự trung thực, trong hành vi luôn thể hiện chân thực, thật thà của một người về lời nói và hành động nhất quán.

      Trên cơ sở ta có thể xác định hững hình ảnh của cây tre gợi tả lên những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam.

      Phẩm chất Cần cù:

      Ở đâu tre cũng xanh tươi

      Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

      Rễ siêng không ngại đất nghèo

      Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

      Phẩm chất đoàn kết:

      Bão bùng thân bọc lấy thân

      Tay ôm tay níu, tre gần nhau thêm

      Thương nhau, tre chẳng ở riêng

      Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

      Lưng trần phơi nắng phơi sương

      Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

      Phẩm chất ngay thẳng.

      Chẳng may thân gãy cành rơi

      Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

      Nòi tre đâu chịu mọc cong

      Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

      4. Trả lời câu hỏi số 2 trong Sách giáo khoa:

      Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?

      Trả lời:

      Tre gắn bó và trở thành biểu tượng thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, mặc dù không kiêu hãnh như tùng bách, không lộng lẫy như các loài hoa, không khiêm nhường như cây cỏ, cây tre mộc mạc với sức sống mãnh liệt:

      Thân gầy guộc, lá mong manh

      Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi

      Ở đâu tre cũng xanh tươi

      Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu

      Những điều  kiện  khắc nghiệt của đất sỏi, đất vôi, không thể khiến cây tre xanh tươi, sinh sôi phát triển thành luỹ với sức mạnh mãnh liệt hơn bao giờ hết. Đây là hình ảnh tiêu biểu nhất của tre Việt Nam. Trái ngược với sự đối lập bên ngoài với “thân gầy guộc lá mong manh” là sức sống luôn xanh tươi bền vững.

      5. Phân tích một số đoạn trong bài thơ Tre Việt Nam:

      Phân tích đoạn thơ:

      Nếu như ở bốn câu thơ trước tác giả miêu tả cây tre với hình ảnh  “gầy guộc, mong manh” đối lập với sức sống kiên cường luôn xây dựng phát triển tạo nên “lũy, thành” là hình ảnh người dân Việt Nam tuy có phần nhỏ bé mà luôn lạc quan trong mọi gian khổ thì ở những dòng thơ tiếp theo nét phẩm chất khác của người dân Việt Nam lại tiếp tục được lột tả đặc sắc hơn:

      “Có gì đâu, có gì đâu

      Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

      Rễ siêng không ngại đất nghèo

      Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

      Vươn mình trong gió tre đu

      Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

      Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

      Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.”

      Những dòng thơ trên được tác giả Nguyễn Duy viết về phẩm phất cao đẹp của cây tre cũng như người dân Việt Nam. Đó là đức tính chịu thương, chịu khó, cần cù, chắt chiu, gom góp của mỗi người dân lao động và cả những con người ngày đêm chiến đấu vì dân tộc Việt Nam thân yêu.

      Đó là một lời giải thích, một dẫn chứng cụ thể cắt nghĩa một chân lý giản đơn, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Những chiếc rễ của cây tre tự mình vận động siêng năng nhẫn nại đầy kiên cường, âm thầm phát triển vươn vào phía tầng sâu của lớp đất, chắt dồn mỡ màu từng chút một qua từng năm tháng. Đây có lẽ cũng chính là lẽ sống và kinh nghiệm trường tồn tươi xanh của cả một dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với rất nhiều thử thách nghiệt ngã, cực khổ của hoàn cảnh. Và vượt lên trên tất cả nỗi vất vả nhọc nhằn hơn thế nữa là cả những đau thương, mất mát con người, dân tộc Việt Nam vẫn ngời sáng kiên cường, tâm hồn luôn trong trẻo, lạc quan tin tưởng tương lai và yêu thương cuộc đời, giữ gìn, trân trọng “môi trường tinh thần” lành mạnh đáng quý. Để từ đó có thể nuôi dưỡng và phát triển cái đẹp cái thiện trong tấm lòng mỗi con dân đất nước.

      Có thể nói, trong kho tàng văn học Việt Nam hiếm có bài thơ nào khắc hoạ một cách tinh tế, sắc nét được các phẩm chất, tâm hồn Việt Nam mà lại phong phú, mang tầm khái quát như bài thơ “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy. Bài thơ này không chỉ đạt hiệu quả về thẩm mỹ, được nhiều đọc giả yêu thích, mà còn có thể xây dựng được cả một hệ thống ngôn từ hình ảnh đặc tả, vô cùng gợi cảm cùng với nét đặc trưng là cách sử dụng các từ ngữ, dân dã, lời ăn tiếng nói đậm chất của người dân thôn quê. Bài thơ cũng đặc biệt thành công về thể thơ lục bát với những nét riêng trong phong cách thơ của tác giả, nhà thơ Nguyễn Duy.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết