Nội dung văn học Việt Nam giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám? Mở bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc? Thân bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc? Kết bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc? Bài văn mẫu?
Nhân vật Mị là nhân vật trung tâm trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn
Mục lục bài viết
- 1 1. Nội dung văn học Việt Nam giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám:
- 2 2. Mở bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
- 3 3. Thân bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
- 4 4. Kết bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
- 5 5. Bài văn mẫu:
1. Nội dung văn học Việt Nam giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám:
Sau thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong kho tàng văn học Việt Nam thế kỉ 20.
Văn học giai đoạn này phản ánh khách quan những hiện thực xã hội và bức tranh chân dung con người lao động thuần khiết Việt Nam hiện lên rất đời với tất cả những phương diện, phẩm chất phong phú, đa dạng trong hoàn cảnh đất nước còn đầy khó khăn, gian khổ.
2. Mở bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
Bước 1:
Trên cơ sở những thông tin đã cung cấp phía trên để giới thiệu tóm tắt về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Bước 2: Giới thiệu đoạn văn và nhân vật mà đề bài yêu cầu phân tích.
3. Thân bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
3.1. Nội dung của tác phẩm:
Tác phẩm là câu kể về cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ. Nhân vật Mị là cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, hiếu thảo sống ở Hồng Ngài. Do không trả được món nợ từ thời cha, Mị phải làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Ở đây cô không bị hành cả về thể chất mà còn bị đè nén về tinh thần khiến Mị từ người yêu đời tràn đầy năng lượng trở thành con người lầm lì đến cả chết cũng không dám nữa. Còn nhân vật A Phủ vì đánh A Sử nên trở thành người ở đợ nhà thống lí. Do làm mất một con bò, A Phủ bị trói đứng và bị bỏ đói. Trong hoàn cảnh cùng khổ ấy Mị và gặp A Phủ và động lòng thương cảm nên đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra và cuối cùng đã đi giác ngộ của cán bộ cách mạng.
3.2. Giới thiệu về đoạn văn đề bài yêu cầu phân tích:
Đoạn văn:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa… Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.” nằm ở mở đầu tác phẩm.
Nội dụng đoạn văn: giới thiệu về những nét đầu trong cuộc đời của nhân vật Mị từ hiện tại là người con dâu gắn nợ đầy u uất của nhà thống lí và quay ngược thời gian giải thích lí do vì sao Mị dẫn đến hoàn cảnh trên.
3.3. Phân tích đoạn trích:
Đoạn trích là quá trình ngược từ cuộ sống của cô con dâu gạt nợ tội nghiệp trở về quá khứ được vui chơi tự do yêu đời của Mi.
+ Đoạn mở đầu là hình ảnh Mị bị bóc lột sức lao động với hàng loạt các công việc thường nhật như: quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước. Thân phận của Mị chỉ giống như công cụ lao động.
+ Tháng ngày của Mị được lặp đi lặp lại bằng các công việc chất đống “Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”.
– Về tinh thần: bị đè nén:
+ Mị hiện lên với hình ảnh “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”
+ Mị lúc nào cũng “cúi mặt”, “mặt buồn rười rượi”.
+ Hình ảnh căn buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” cho thấy cuộc đời bó buộ của Mị thậm chí không còn ý niệm về thời gian
+ Từ đó phản ảnh giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm:
Tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và tỏ lòng đồng cảm với con người bị áp bức
3.3. Liên hệ với một số đoạn văn khác trong tác phẩm:
Sự bóc lột này còn thể hiện ở chi tiết khác trong truyện: “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”.
Sự đày đọa về thể xác đã khiến Mị “mỗi ngày Mị càng không nói”, và “cũng không nghĩ ngợi nữa”.
4. Kết bài cho bài viết Cảm nhận về nhân vật Mị qua đoạn trích Ai ở xa về chọn lọc:
Tóm lại vấn đề: Khẳng định lại nội dung của đoạn văn và ý nghĩa của nó. Từ đo gợi mở ra các phần tiếp theo của tác phẩm.
5. Bài văn mẫu:
Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một hình ảnh điển hình của người dân tộc miền núi Tây Bắc khi phải chịu sự áp bức bóc lột tàn ác của giai cấp phong kiến. Đặc biệt trong đoạn văn mở đầu hình ảnh này được khắc họa rõ nét nhất: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa… Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.”
Giọng văn đượm buồn mở đầu tác phẩm đã miêu tả rõ nét chân dung người con dâu gắn nợ – Mị của nhà thống lí Pá Tra. Mị xuất hiện với sự u uất và cô đơn giữa đông vui nhộn nhịp của nhà thống lí.
Mị chỉ ngồi lặng im “Quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Việc quay sợi của cô gái không có gì à quá nặng nề nhưng lại mang lại cảm giác rất nặng nề, u tối và không có sức sống. Nhà văn tiếp tục nhìn nhân vật cận cảnh: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” Nhân vật Mị được miêu tả với vẻ mặt “cúi” xuống và “buồn rười rượi”. Trên khuôn mặt là sự buồn tủi, lạnh lẽo, thậm chí là sự vô cảm của tâm hồn.
Trong những câu văn tiếp theo: “nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra“, Như vậy có thể thấy tác giả giả sử dụng hình ảnh đối lập để làm nổi bật lên hình ảnh của nhân vật Mị. Trái ngược với sự giàu có, tấp nập trong nhà thống lí là sự cô độc, lẻ loi của Mị. Cách giới thiệu nhân vật của tác giả khiến cho người đọc muốn biết vì sao Mị lại có khuôn mặt u uất ấy
Từ đó tác giả dẫn dắt người đọc về quá khứ của Mị. Mị lấy A Sử vì món nợ truyền kiếp từ đời bố mẹ Mị. Thâm chí kể cả mẹ Mị chết, nợ thì vẫn còn. Và cái nợ ấy đã đè lên vai Mị kiến Mị về làm dâu gạt nợ.
Và đứng trước tình cảnh ấyMị đã phản kháng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.” Có phải Mị phần nào thấu hiểu cảnh cơ cực của kiếp làm dâu nhà giàu chăng?. Câu nói ấy của nhân vật Mị thể hiện tinh thần phản kháng và niềm khát khao cuộc sống tự do. Mị chấp nhận làm nương cực nhọc còn hơn làm dâu con, buộc mình vào kiếp nô lệ. Đó là lựa chọn đúng đắn của con người ý thức được giá trị của tình yêu, cuộc sống.
Tuy nhiên, sự phản kháng của nhân vật Mị là vô ích. Trong không khí khung cảnh mùa xuân tưng bừng thì tai họa ập đến với Mị. Đêm hôm ấy, Mị nghe “tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra.” Đoạn văn cho thấy, trái tim Mị cũng bồi hồi nhịp đập của tình yêu.Tuy nhiên đó lại là cái bẫy của những kẻ muốn bắt nàng về ngựa trâu cho chúng. Mị buộc phải làm dâu nhà thống lí “không thể nào khác được”.
Nhân vật Mị không chỉ là nạn nhân của vấn nạn cho vay lãi, mà còn là nạn nhân của hủ tục “cướp vợ” tồn tại bao đời ở miền núi Tây Bắc. Mị trở thành “con dâu gạt nợ” nhà thống lí nhưng thân phận chắc khác gì kẻ ở. Mị bị bóc lột về thể xác lẫn tinh thần, từ một cô gái yêu đời, trở thành một người đàn bà vô hồn.
Đoạn trích được tác giả sử dụng nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện mang phong vị miền núi. Nhân vật Mị không chỉ được miêu tả qua dáng vẻ, hành động mà còn được khắc nét bởi những đồ vật, sự vật đầy sức gợi. Điểm nhìn của câu chuyện từ xa đến tiến gần sau đó đi sâu vào bên trong nhân vật.
Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Mị mà còn là câu chuyện của những con người lao động vùng Tây Bắc. Ở nơi đó, giai cấp thống trị luôn đọa đày thể xác lẫn tinh thần của những con người ấy. Không những vậy, người đọc còn cảm nhận sự cảm thông của nhà văn dành cho Mị và những người dân Tây Bắc nói chung. Đó là tiền đề để nhà văn ca ngợi, khẳng định sức sống, sự phản kháng dữ dội của họ ở phần sau của truyện.