Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một trang sử hào hùng chứng minh sự đoàn kết sức mạnh có thể đánh bại mọi kẻ thù dù có khó khăn đến nhường nào. Để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã tiến hành các chiến lược khác nhau trong đó có Chiến lược Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Bài viết dưới đây sẽ so sánh những điểm giống và khác nhau của hai chiến lược trên.
Mục lục bài viết
1. Hoàn cảnh cả nước khi Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ:
Sau thắng lợi trước chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ nhân dân cả nước tiếp tục thực hiện các nhiệm cách mạng đã được đề ta từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 năm 1960. Cách mạng miền Nam tiếp tục phát huy thắng lợi tổng kết các bài học kinh nghiệm để đối phó với chiến lược tiếp theo của đế quốc Mĩ cùng bè lũ tay sai. Ở miền Bắc nhân dân ta tiếp tục lao động sản xuất, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa trở thành hậu phương vững chắc cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam.
Sau thất bại thảm hại của chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch, chiến lược mới mang tên Chiến lược chiến tranh cục bộ.
2. Chiến tranh cục bộ là gì?
“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất (vào năm 1969) gần 1,5 triệu quân, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu, quân đồng minh 7 vạn. Đồng minh của Mĩ trong chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam gồm 5 nước : Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Ôxtrâylia, Niu Dilan.
Ngày 8/3/1965 quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng trực tiếp tham chiến ở miền Nam, Việt Nam. Đồng thời, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm gây cản trở cho công cuộc xây dựng xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc và ngăn chặn sự viện trợ từ miền Bắc vào cho cách mạng miền Nam.
Dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh quân Mĩ có thể áp đảo quân chủ lục của ta bằng chiến lượcmới “tìm diệt, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tấn đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần”.
Quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã cho mở ngay cuộc hành quân lớn “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (khí hậu miền Nam có hai mùa trong năm : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (theo dương lịch) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “Đất thánh Việt Cộng”).
3. Hoàn cảnh cả nước khi Mỹ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh:
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam (lần thứ hai) ; lúc này cách mạng hai miền thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau: nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, nhân dân miền Bắc vừa tiến hành chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa làm hậu phương cho miền Nam.
4. Việt Nam hóa chiến tranh là gì?
Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bởi lực lượng quân đội tay sai Sài Gòn là chủ yếu, và có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần vũ khí kỹ thuật của đế quốc Mĩ nhưng vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ cùng quân đồng minh dần rút khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên các chiến trường, bên cạnh đó là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội tay sai nhằm tận dụng triệt để xương máu của người Việt. Về bản chất đó là sự tiếp tục việc thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” đã được Mĩ đề ra từ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt.
Quân đội Sài Gòn còn được đế quốc Mĩ sử dụng như là lực lượng xung kích ở khu vực Đông Dương trong các cuộc chiến tranh mở rộng xâm lược nước Campuchia (1970) và Lào (1971), thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Mĩ còn sử dụng các âm mưu ngoại giao thâm độc để ngăn chặn sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa với cách mạng Việt Nam như chủ động nâng cao quan hệ ngoại giao với chính phủ Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô.
5. So sánh giữa Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh:
5.1. Giống nhau:
– Cũng giống như các chiến lược chiến tranh khác, hai chiến lược này Đều là chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ.
– Với mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng Việt Nam, biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, trên cơ sở đó mở rộng chiến tranh ra khu vực Đông Nam Á
– Ngăn chặn sự lớn mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc và dân tộc, làm suy yếu tường thành của chủ nghĩa xã hội.
– Bên cạnh việc gây chiến tranh ở miền Nam, hai chiến lược này còn mở rộng cuộc chiến tranh ra cả miền Bắc bằng các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần một và lần hai.
– Kết cục đều thất bại, được đề ra khi đế quốc Mĩ đang trên đà thua trận, và không đủ sức để xoay chuyển tình hình.
5.2. Khác nhau:
Về Quy mô:
Chiến tranh cục bộ: diễn ra ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam
Việt Nam hóa chiến tranh: mở rộng ra toàn cõi Đông Dương.
Về Biện pháp tiến hành
Chiến tranh cục bộ: Sử dụng quân đội đế quốc Mỹ, quân các nước đồng minh và quân đội tay sai, tiến hành hàng loạt cuộc tấn công “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân với miền bắc ( lần thứ nhất).
Việt Nam hóa chiến tranh: được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 và mở rộng chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh, đẩy mạnh xâm lược Lào và Campuchia.
Về Quá trình bị sụp đổ:
Chiến tranh cục bộ:
Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược được tăng cường và mở rộng với lực lượng quân đội mạnh, gồm Mĩ, đồng minh của Mĩ và quân đội tay sai Sài Gòn.
Nhưng với ý chí không gì lay chuyển “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”, được sự phối hợp chiến đấu và chi viện của miền Bắc, quân dân ta ở miền Nam đã anh dũng chiến đấu, với các thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ và quân đồng minh, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh. lùng nguy mà diệt” trên khắp miền Nam. Nhiều “Vành đai diệt Mĩ” xuất hiện như ở Hoà Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn). Một phong trào thi đua trở thành “Dũng sĩ diệt Mĩ” và “Đơn vị anh hùng diệt Mĩ” diễn ra sôi nổi khắp nơi. Khả năng đánh thắng Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta còn tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô.
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta còn tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô,
Bước vào mùa khô thứ nhất đồng – xuân 1965 – 1966) với 720 000 quân, trong đó Mĩ và đồng minh có hơn 220 000, địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân.
Quân dân ta với nhiều cách thức tác chiến, đã chặn đánh địch trên mọi hướng, chủ động tiến công địch khắp mọi nơi.
Trong 4 tháng mùa khô (từ tháng 1 – 1966), trên toàn miền Nam, quân dân to loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 địch, trong đó có 42 000 quân Mi. 3 500 quân đồng minh, bắn rơi 1 430 máy bay.
Bước vào mùa khô thứ hai (đồng – xuân 1966 – 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 98 vạn quân, trong đó Mĩ và đồng minh có hơn 44 vạn, chúng mở đợt phản công với 895 cuộc hành quân, có ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta
Cùng với những cuộc chủ động tiến công địch trên chiến trường Trị – Thiên, Đường số 9…, quân dân ta mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của địch. Cùng với đó là thắng lợi của cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của nhân dân miền Bắc.
Việt Nam hóa chiến tranh:
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương.
Thắng lợi chính trị mở đầu là sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ngày 6 – 6 – 1969. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị. Tại các vùng nông thôn và đô thị phong trào đấu tranh chính trị cũng diễn ra sôi nổi. Cuối cùng với Cuộc tiến công năm 1972 đã khiến cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh bị phá sản.
Sau khi làm phá sản kế hoạch chiến tranh
Chiến tranh cục bộ: Thất bại buộc Mĩ phải ngồi vào đàm phán ở Pa-ri
Việt Nam hóa chiến tranh: Thất bại buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.