Bước sang cấp học mới, cùng với việc đổi mới chương trình, chắc hẳn các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với cách học của bậc Trung học cơ sở. Môn Văn là trong những môn trọng tâm, với nhiều kiến thức khó. Bài Bánh chưng, bánh giày là một tác phẩm trọng tâm của chương trình ngữ văn lớp 6. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các em hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị bài bánh chưng, bánh giày thật tốt để có một giờ học trên lớp thật hiệu quả nhé!
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về tác phẩm:
Thể loại: Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử, phần lớn theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với nước, với dân. dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một khu vực.
Bánh chưng, bánh giày là truyền thuyết kể về nguồn gốc ra đời của bánh chưng bánh giày, cũng như qua đó dạy cho con người những bài học quý giá.
Tóm tắt: Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một người con trai nên ra điều kiện: “Con không cần phải là con trưởng, chỉ cần làm lễ Tiên Vương vừa lòng vua thì sẽ được truyền ngôi. ngôi vua.” Các hoàng tử thi nhau chuẩn bị đủ món ngon vật lạ để dâng lên vua, nhưng Lang Liêu vốn chỉ quen “cấy ruộng cấy khoai trồng lúa” nên không biết chuẩn bị những gì. Một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy thần cảnh báo: “Trong trời đất không gì quý hơn hạt gạo”. Anh bèn lấy thứ nếp quen thuộc, làm hai chiếc bánh vuông tròn để dâng lên cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời gọi là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất gọi là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng, bánh dày là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
2. Bố cục soạn bài bánh trưng, bánh giầy:
Phần 1: Từ đầu đến “… chứng giám”. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi.
Phần 2: Tiếp theo đến “… hình tròn”. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật để dâng lên vua cha.
Phần 3: Còn lại. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy của người Việt.
3. Đặc điểm cốt truyện:
Phân tích đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện bánh chưng bánh giày.
Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ: Hùng Vương thứ VII, tên là Lang Liêu là một vị vua theo truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua sự tích về bánh chưng, bánh giầy. Với truyền thuyết bánh chưng, bánh giày, Lang Liêu đã được nhân dân thêm tôn thờ bởi những giá trị mà nhà vua đã đóng góp được đối với dân tộc.
Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật: Đây là đặc điểm chung của truyền thuyết. Những yếu tố kì ảo giúp cho câu chuyện có thêm phần ly kì, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, cũng như thỏa sức sáng tạo của người dân. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Chi tiết vị thần xuất hiện mách bảo cho Lang Liêu vừa làm câu chuyện trở nên ly kì hấp dẫn ở đoạn sau. Không biết rằng hai thứ bánh mà chàng làm ra có thật sự ngon mà thuyết phục được vua cha hay không. Đồng thời nó cũng là niềm hi vọng mà nhân dân muốn gửi gắm đến. Ở hiền ắt sẽ gặp lành, sẽ được thần tiên giúp đỡ.
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ngày nay”: Ý nghĩa của truyền thuyết không chỉ dừng lại ở việc nó là niềm vui của nhân dân hoặc để nhân dân lý giải về những điều không có thật, mà truyền thuyết hay ở điểm, giá trị của nó vẫn mãi lưu truyền cho đến tận về sau. Gía trị của những truyền thuyết sẽ luôn được đời sau ghi nhớ và làm theo. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Truyền thuyết bánh chưng bánh giày không chỉ cho chúng ta những giải về đời vua thứ 7 mà đằng sau đó là cả những giá trị tốt đẹp gửi gắm cho con cháu đời sau. Tục lẹ làm bánh chứng bánh giày vào mỗi dịp tết đến xuân về đã trở thành nét văn hóa đặc trưng và trở thành một phần không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.
4. Đặc điểm của nhân vật:
Phân tích đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết qua truyện bánh chưng bánh giày.
Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất: Nhân vật trong truyền thuyết không phải là nhân vật bình thường, mà thường sẽ là những nhân vật có những đặc điểm kì lạ. Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo. Những yếu tố khắc họa lên nhân vật Lang Liêu đã cho thấy chàng hoàn toàn không giống với những người khác. Việc phải chịu cảnh mồ côi mẹ, sống một mình, nhưng chàng vẫn là một con người với những phẩm chất tốt đẹp. Tất cả những yếu tốt về số phận và phẩm chất của chàng như vậy, nên việc chàng được thần mách bảo cho việc làm bánh là điều hoàn toàn logic và hợp lý. Và cũng chính vì tài năng và phẩm chất đó, chàng xứng đáng trở thành nhà vua tốt được lòng dân.
Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng: Những sự kiện lớn sẽ tạo nên bước ngoặt cuộc đời cho nhân vật, thay đổi số phận họ, cũng như ý nghĩa cuộc đời của nhân vật. Gắn với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, nhưng không có con nên muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Nhưng làm sao để có thể chọn ra một vị vua vừa có đức vừa có tài để giúp nướ sau này. Nhà vua đã nảy ra những điều kiện để chọn người truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc đáp ứng được yêu cầu của nhà vua nên được truyền ngôi.
Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ: Truyện truyền thuyết ra đời không chỉ để giải thích sự viêc mà con là mong muốn, nhắn gửi của người dân trong đó. Câu chuyện cũng là sự động viên khích lệ mà người dân lao động sản xuất, cần cù chịu khó ắt sẽ thành công và có được sự may mắn. Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên. Việc Lang Liêu làm động cần cù, chăm chỉ chịu khó đã được đều đáp xứng đáng. Đó như một sự khích lệ của nhân dân, rằng chăm chỉ, chịu thương chịu khó ắt hẳn sẽ được đền đáp xứng đáp và gặp được những giá trị tốt đẹp.
5. Ý nghĩa của bánh chưng bánh giày:
Đánh giá ý nghĩa của hình ảnh bánh chưng bánh giày.
Bánh giày hình tròn tượng trưng cho trời, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Ngụ ý rằng con người phải đùm bọc, yêu thương lẫn nhau thì mới có tạo nên sức mạnh phi thường, rung chuyển trời đất. Bánh chưng bánh giày hiện nay cũng đã trở thành biểu tượng cho cái Tết ấm no, đoàn viên. Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình của mỗi người lại không thể thiếu đi những chiếc bánh chưng bánh giày đặt lên bàn thờ thắp hương tổ tiên. Đó như một tục lệ để tưởng nhớ công ơn sinh thành và bày tỏ lòng hiếu kính với những người đã khuất mà còn là tượng trưng cho sự đùm bọc đoàn kết.
6. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
Giá trị nội dung: Truyện truyền thuyết bánh chưng bánh giày đã lý giải nguồn gốc ra đời của bánh chưng bánh giày một cách chân thực, cũng mang đậm bản sắc của người dân. Đồng thời, truyện cũng đã khẳng định được giá trị của nền văn minh lúa nước, những buổi đầu khi khai sơ đất nước đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Những giá trị mà người dân đã tạo dựng nên đó là cơ sở để con cháu, đời sau tiếp tục phát huy và cố gắng hơn nữa. Ngoài ra, câu chuyện còn thể hiện nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Đó là sự tôn kính đất trời, tổ tiên – những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và tạo ra giá trị cho mình hưởng thụ như ngày hôm nay. Những truyền thống tốt dẹp đó vẫn được lưu truyền cho đến tận nay về sau, và đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật:
Việc sử dụng những chi tiết kì ảo giúp cho câu chuyện trở nên ly kì, hấp dẫn hơn. Đồng thời điều đó cũng thỏa sức sáng tạo của người dân, cũng như gửi gắm tín ngưỡng của nhân dân. Họ tin rằng chỉ cần sống lương thiện nhất định sẽ được báo đáp xứng đáng.
Lối kể chuyện mang đậm màu sắc dân gian: kể chuyện theo trình tự thời gian.