Kỳ thi chuyển cấp là kì thi rất quan trọng, quyết định tương lai 3 năm cấp ba của các em sẽ phát triển trong môi trường nào. Để chuẩn bị thật tốt cho kì thi, chúng ta cùng ôn lại kiến thức của một trong những bài trong tâm của chương trình ngữ văn lớp 9, đó là bài Lặng lẽ Sa Pa với dạng đề đóng vai nhân vật anh thanh niên kể lại truyện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tác giả Nguyễn Thanh Long và tác phẩm Lặng lẽ Sapa:
- 2 2. Dàn ý đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa:
- 3 3. Em hãy đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa:
- 4 4. Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa hay nhất:
- 5 5. Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa siêu hay:
1. Tác giả Nguyễn Thanh Long và tác phẩm Lặng lẽ Sapa:
Nguyễn Thanh Long quê quán ở huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, ông được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Sự nghiệp sáng tác của ông tương đối đồ sộ:
– Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị.
– Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn.
– Sau 1954,
– Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì.
– Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…
Nguyễn Thành Long đã khẳng định được tài năng viết truyện ngắn của mình thông qua những áng truyện làm nên tên tuổi. Với hình ảnh đẹp đẽ, giàu chất gợi hình và ngôn ngữ mang đậm chất thơ.
Lặng lẽ Sa Pa là một trong những thiên truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thành Long, truyện được sáng tác vào năm 1970 trong một chuyến đi thực tế của tác giả khi lên Sa Pa. Ở đây đã chắp cánh cho ý tưởng văn chương được nảy nở sinh sôi. Tác phẩm cũng đã một lần nữa khẳng định được phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Không hẹn mà gặp, anh thanh niên đã có cuộc gặp gỡ cùng ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn chỉ vỏn vẹn chưa đầy một tiếng. Thời gian ngắn ngủi nhưng cũng để những tâm hồn thấu hiểu nhau và đồng điệu như mối lương duyên của những người đã quen nhau từ trước. Ông họa sĩ và cô kĩ sư đã có dịp lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh thanh niên cũng có cơ hội được kể những trải nghiệm về cuộc sống và công việc của mình ở nơi đây. Trong quãng thời gian ngắn ngủi ấy cũng đủ để bác họa sĩ có thể ghi lại chân dung của anh thanh niên. Cuộc gặp gỡ trong giây lát nhưng lại để lại sự lưu luyến, xúc động khi chia ly. Nhưng do thời gian làm việc, họ đành phải nói lời tạm biệt.
2. Dàn ý đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa:
2.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm (giới thiệu về bản thân – anh thanh niên)
Kể về câu chuyện hàng ngày.
2.2. Thân bài:
Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư
Kể lại cuộc nói chuyện ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư.
Kể lại cuộc chia tay đầy xúc động.
2.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc gặp gỡ.
3. Em hãy đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa:
Tôi là một người thanh niên sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có độ cao hai nghìn sáu trăm mét. Chắc mọi người cũng thắc mắc tôi làm gì ở nơi cao thế này. Tôi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Một mình ở nơi lặng lẽ Sapa này buồn lắm, “thèm người quá” nên tôi tìm cách để gặp gỡ mọi người mỗi khi đi qua đây. Và một lần trong số đó tôi đã quen được bác tài xế, ông họa sĩ, cô kĩ sư để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.
Thỏa sự nhớ mong, ở phía đàng xa, hình ảnh chiếc xe khách đang tới gần, họ đã vượt hơn 400 cây số từ Hà Nội lên đây. Tôi nôn nóng chạy lại chỗ họ. Tôi vội cầm củ tam thất mới đào cho bác gái, bác lái xe giới thiệu với tôi những người bạn mới, đó là một bác họa sĩ và một cô kĩ sư. Tôi vui mừng vì đây là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ đợt Tết, và cô kĩ sư cũng là cô gái đầu tiên đến nhà tôi từ bốn năm nay.
Tôi mời họ vào nhà, tiện tay ra vườn hái những bông hoa sắc màu tặng cho cô gái, trồng hoa cũng chỉ mong được gặp người để tặng nay tôi đã tìm thấy được người đó. Thời gian là thứ quý giá nhất mỗi khi tôi gặp đoàn khách, tôi kể thật nhanh về công việc trên trạm khí tượng này cũng như các máy móc giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người có thể không biết dùng chúng nhưng sẽ biết tôi sử dụng như thế nào và để làm gì, tôi cũng chẳng ngại kể cái khó của công việc, cứ thật thà, bộc bạch để được san sẻ sự cô đơn bấy lâu nay. Sau đó tôi lễ phép mời bác lái xe, bác họa sĩ và cô kĩ sư trẻ vào nhà uống nước chè, ngồi nói chuyện bác họa sĩ hẹn tôi mươi ngày nữa sẽ quay trở lại, tôi không thể giấu nổi niềm vui đang hiện trên khuôn mặt, bởi làm việc ở vùng núi xa xôi lạnh lẽo, ai lại không “thèm người” cơ chứ. Thèm lắm cuộc trò chuyện ấm áp tình người.
Rồi tôi bắt đầu trải lòng, tôi tâm sự với họ về hồi chưa vào nghề, khó khăn vất vả lắm nhưng công việc đã giúp tôi vượt qua tất cả, trở thành nguồn sống và tình yêu của tôi. Lại kể chuyện quê của tôi, mọi người nghe say sưa lắm, bác họa sĩ còn vẽ tranh tôi, tôi ngượng lắm, cố ngồi cho bác vẽ nhưng vẫn muốn giới thiệu ông kĩ sư vườn rau cho bác vẽ. Tiếc là thời gian chẳng thể dài ra, mấy chốc đã đến giờ ốp, mọi người cũng phải đi, tôi chỉ có mấy quả trứng đem cho mọi người ăn trưa, đứng chào tạm biệt chứ không đành ra tận xe tiễn khách.
Trở về cuộc sống một mình, tôi lại về với công việc đi “ốp” của mình, lại làm bạn với những cỗ máy đo gió đo mưa. Mong rằng một ngày gần nhất tôi sẽ lại gặp được một đoàn khách nữa, rất có thể đó là bác họa sĩ đã hứa quay trở lại.
4. Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa hay nhất:
Tôi là một chàng hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Khi mới lên nhận việc, chưa quen với không khí toàn rừng và cây ở đây nên tôi “thèm người” đến mức chắn ngang khúc gỗ ngang đường để kiếm cớ có người nói chuyện.
Trong suốt quá trình làm việc, tôi vẫn nhớ mãi về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác họa sĩ và cô kĩ sư. Hôm đó, tôi khuôn mặt tôi rạng rỡ hẳn lên, tôi vui vẻ mời họ lên tham quan nhà mình. Khi họ lên đến nơi, tôi chạy đến và trao bó hoa đã cắt cho cô kỹ sư. Tôi nói với cô:
– Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.
Tôi nói to những điều đáng ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều người ta ít nghĩ. Cô gái ôm bó hoa vào ngực, nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi nhìn thấy cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:
– Cũng đoàn viên, phỏng?
– Vâng!
Nghe xong, tôi liền nói:’
– Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm.
Tôi trải lòng kể về công việc của mình. Rằng công việc của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu để dự báo thời tiết. Rồi cả những khó khăn, trở ngại: những đêm mưa bão, bão tuyết, trời nắng, mưa. Công việc tuy có khó khăn nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì đã lựa chọn nó.
Cô kĩ sư vẫn đứng đó, ôm bó hoa và lắng tai nghe. Tôi nhìn cô rồi bỗng dừng lại:
– Trời! Mười phút sao mà trôi nhanh quá!
Bác họa sĩ giục tôi:
– Anh nói nữa đi!
Tôi vụt trở lại giọng vui vẻ:
– Báo cáo hết! Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Bác họa sĩ hứa sẽ quay trở lại và kể cho tôi nghe chuyện dưới xuôi. Bác vừa nhâm nhi chén chè và nghe tôi giải thích cụm từ “cô độc nhất thế gian”. Tôi nói rằng đó chỉ là cách nói của bác lái xe thôi, còn anh bạn trên trạm đỉnh Fansipan ba trăm một trăm bốn mươi hai mét kia còn một mình hơn tôi nhiều.
Bác họa sĩ đề nghị vẽ tôi. Nhưng tôi từ chối. Tôi liền giới thiệu người khác. Đó là ông kỹ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay anh cán bộ nghiên cứu sét.
Chỉ còn năm phút nữa. Bác họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô kĩ sư cũng đứng lên đi ra chỗ bác. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy chiếc khăn mùi soa trên bàn, vội kêu lên:
– Ô! Cô quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô cúi đầu rồi đưa tay nhận lại chiếc khăn.
Bác họa sĩ hẹn tôi ngày gặp lại. Tôi khẽ nắm lấy tay cô kĩ sư, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cài gì chứ không phải cái bắt tay. Cô nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại, rồi cất tiếng chào tôi:
– Chào anh.
Tôi cứ nhìn theo bóng dáng hai người khuất xa, trong lòng có đôi chút hụt hẫng, tiếc nuối, phải chăng ở trên vùng núi cao nên tôi luôn có cảm giác “thèm người”, thèm được sẻ chia, tâm sự với người khác.
5. Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa siêu hay:
Không phải lần đầu tiên tôi rời Hà Nội – quãng đời sinh viên của tôi đã đánh dấu nhiều lần đến với Huế, Quảng Trị, Bắc Kạn, Thái Nguyên, nhưng lần này đến với Lai Châu, tôi có một cảm giác thực sự. lạ lùng. Tôi mới ra trường, đây là chuyến công tác của tôi. Bước qua quãng đời sinh viên chật hẹp để bước vào cuộc sống mới khiến tôi bỡ ngỡ. Trên đường từ Hà Nội lên Lai Châu, tôi làm quen với những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Họ khiến tôi thấy cuộc sống này rộng lớn và tươi đẹp biết bao. Đặc biệt là con đường tôi đến Sapa. Sa Pa, nghe đến tên thôi là người ta đã muốn nghỉ ngơi, nhưng có những con người lao động cần cù, họ sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Họ để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong tôi cũng như bất kỳ ai đặt chân đến mảnh đất này.
Sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có độ cao 2600 mét. Chắc bạn đang thắc mắc tôi làm gì ở nơi cao này, tôi làm trong ngành khí tượng và địa vật lý. Riêng SaPa buồn lắm, “thèm người” quá nên mỗi lần ngang qua đây tôi lại tìm cách gặp người. Và một trong số đó, tôi quen được người lái xe, người họa sĩ, người kỹ sư đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất.
Mới đi làm chưa quen nên muốn làm quen mọi người. Tôi kiên trì lăn khúc gỗ ra giữa đường để xem có xe nào chạy qua không. Ngay sau đó, một chiếc ô tô đi lên, thấy khúc gỗ chắn ngang đường đã dừng lại và gọi mọi người xuống đẩy đi. Tôi lao ra và bảo mọi người đẩy ra. Sau khi đẩy ra một tài xế hỏi: “Ai đá khúc gỗ ra giữa đường vậy”. Mình ngại đỏ mặt quá, bảo mới đi làm nên nghĩ ra cách này để gặp mọi người. Vì vậy, tôi đã quen với người lái xe và nói với tôi rằng mỗi tháng sẽ có một chuyến xe buýt dừng lại để tôi nói chuyện và làm quen với mọi người. Lúc đó tôi rất vui và chỉ muốn một tháng trôi qua thật nhanh.
Trong những ngày làm việc, khi tôi cảm thấy nhàm chán, tôi lập tức tìm niềm vui cho mình. Không chỉ dọn dẹp nhà cửa, tôi còn trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc sách,… Và chính những điều đó đã khiến tôi yêu ông họa sĩ già kiêm kỹ sư.
Lần đó tài xế giới thiệu tôi với hai người, họ có ba mươi phút nên tôi đưa họ lên thăm nhà. Tôi hái rất nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô rất thích. Sau đó, tôi giới thiệu tác phẩm của mình với kỹ sư và họa sĩ. Tôi mang chúng vào trong. Họa sĩ ngạc nhiên vì ở nơi “Sapa yên tĩnh” này mà anh tưởng chỉ có một mình tôi, mọi thứ sao mà bộn bề thế. Vậy mà anh thấy phòng tôi ngăn nắp quá. Người kỹ sư đi đến tủ sách, chọn một cuốn sách và ngồi xuống đọc. Tôi và nghệ sĩ nói chuyện với nhau. Anh ấy hỏi:
– Bạn đến từ đâu?
Em cũng không ngần ngại chia sẻ: Quê em ở Lào Cai và em có một người bố tuyệt vời. Tôi và bố đều viết đơn xin ra mặt trận. Kết quả: bố tôi thắng một – không. Tết vừa rồi, một nhóm các chú bay lên thăm cơ quan tôi ở Sapa. Không có tôi ở đó, các chú cử một chú lên đây. Ông kể: Nhờ có tôi phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta đã đánh thắng nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Với tôi lúc đó như vỡ òa, sung sướng vì cũng có lúc lập được chiến công lớn như vậy. Anh phi công lái máy bay nhắc đến bố tôi, ôm tôi lắc lắc “Thế là một – hòa!”. Anh nói thế chứ em còn thua bố nhiều lắm.
Rõ ràng, chúng tôi càng nói chuyện, nghệ sĩ càng thích tôi. Cuối cùng, anh quyết định vẽ một bức chân dung của tôi. Tôi xấu hổ quá, kịch liệt từ chối. Tôi cảm thấy mình không đáng bị lôi kéo, có những người tốt hơn tôi. Đồng chí kỹ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học trên mảnh đất này, họ cũng là những con người tài hoa và đáng được phác họa chân dung. Nhưng anh ấy bắt đầu phác thảo khuôn mặt của tôi, với một vài nét, người nghệ sĩ đã ghi lại gần như hoàn chỉnh khuôn mặt của tôi.
Tôi nhìn đồng hồ và thốt lên:
– Trời ơi, chỉ còn năm phút nữa…!
Giật mình, tôi nói lớn, giọng đầy ân hận. Tôi chạy ra sau nhà, rồi quay lại ngay, ôm làn. Họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng dậy, đặt lại ghế, chậm rãi bước đến bên ông lão.
– Ô! Bạn cũng quên khăn ở đây!
Tôi kêu lên. Để ngăn không cho cô gái trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn quấn ở giữa cuốn sách trả lại cho cô gái. Chàng kỹ sư mặt đỏ bừng cầm lấy chiếc khăn rồi vội quay đi.
Chúng tôi chào tạm biệt nhau, người họa sĩ già hứa sẽ trở lại thăm tôi.
Đến lượt kỹ sư. Cô đưa tay ra cho anh nắm, cẩn thận, rõ ràng, như thể người ta trao cho nhau một thứ gì đó chứ không phải một cái bắt tay. Cô ấy nhìn thẳng vào mắt tôi
– Xin chào.
Tôi đưa cho người kỹ sư cuốn sách và chiếc khăn tay. Tôi nắm tay cô ấy, cả hai dường như đã cảm nhận được tình cảm của nhau.
– Đây là cơm trưa cho cô, cho cô chú lái xe.
Tôi nói lời tạm biệt với họ, tôi nghĩ khi nào tôi có thể gặp lại hai người này. Đặc biệt là cô gái. Và tôi có cảm giác như tôi và cô gái ấy đều có cảm tình với nhau. Nói thật là chưa đến giờ trực nhưng tôi sợ cái cảm giác chia ly, phải nói lời tạm biệt, xa cái gọi là “tình người”. Tôi chạy vào nhà nhìn theo cho đến khi bóng xe khuất dần phía xa. Và tại nơi yên tĩnh ở Sapa này, một tình yêu đã chớm nở giữa tôi và anh kỹ sư.
Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi tuy ngắn ngủi, nhưng nó để lại trong mỗi chúng tôi: anh họa sĩ, tôi, cô ấy… những cảm xúc khó quên. Trong con mắt của người họa sĩ già, người kỹ sư và những người khác, có lẽ đôi khi họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại tự hành hạ mình đến vậy? Tại sao tôi lại lãng phí tuổi trẻ của mình như vậy? Tuổi trẻ bay bổng, cớ sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà ngược lại thấy vui, hạnh phúc vì đã góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước; cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho núi sông, rừng núi, để đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh. Nơi nào tình người cao hơn đất trời, nơi đó tình yêu cũng chớm nở và nơi đó ta gọi là Sapa Lặng lẽ.
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về vẻ đẹp của một chàng trai làm công việc khí tượng. Truyện Lặng lẽ Sa Pa được nhà văn Nguyễn Thành Long viết vào năm 1970 trong một chuyến đi thực tế của tác giả tại Lào Cai. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu viết về đề tài cuộc sống hòa bình mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trên đây là bài viết mà Luật Minh Khuê đã chia sẻ đến bạn đọc. Hãy đóng vai một anh thanh niên kể lại cuộc gặp gỡ giữa anh họa sĩ và cô kỹ sư, kể lại truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa bằng lời kể của anh thanh niên.