Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá – Bài soạn ngắn gọn, hay nhất

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Tác giả tác phẩm? Về không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ? Về hình ảnh người lao động và công việc của họ? Về hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7? Về âm điệu và dọng điệu của bài thơ? Về cái nhìn của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?Luyện tập: Hãy phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá?

      Đoàn thuyền đánh cá là một trong những bài trọng điểm của chương trình văn học Trung học cơ sở. Để trang bị cho các em kiến thức vững vàng và có giờ học thật hiệu quả, sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các em bài soạn ngắn gọn nhất:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tác giả, tác phẩm: 
      • 2 2. Về không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ:
      • 3 3. Về hình ảnh người lao động và công việc của họ:
      • 4 4. Về hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7:
      • 5 5. Về âm điệu và dọng điệu của bài thơ:
      • 6 6. Về cái nhìn của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động:
      • 7 7. Luyện tập: Hãy phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá:



      1. Tác giả, tác phẩm: 

      Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập “Lửa thiêng”, cùng với đó, ông cũng tham gia hoạt động cách mạng rất hăng say và giữ nhiều chức vụ quan trọng.

      Đoàn thuyền đánh cá ra đời vào năm 1958 trong một lần Huy Cận có dịp công tác ở Quảng Ninh. Với tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước vẻ đẹp lao động của con người nơi đây, ông đã chắp bút viết nên bài thơ. Tác phẩm được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”

      2. Về không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ:

      Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa theo trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Hãy nêu thời gian và không gian được miêu tả trong bài thơ:

      Trả lời: 

      Bố cục bài thơ được chia làm 3 phần như sau:

      Phần 1: gồm 2 khổ thơ đầu: Là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

      Phần 2: gồm 4 khổ thơ ở giữa: Khung cảnh đánh cá trên biển

      Phần 3: là những khổ còn lại: Cảnh đoàn thuyền đầy ắp tôm cá trở về.

      Không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ:

      Không gian: xuyên suốt cả bài thơ là không gian lớn lao kì vỹ của đất trời, của biển khơi. Ở đó, con người chính là trung tâm, thống lĩnh, chiếm trọn không gian ấy.

      Thời gian: bài thơ được triển khai theo trình từ thời gian. Từ lúc con người chuẩn bị ra khơi đánh cá, đến lúc đoàn thuyền ra khơi thu về cho mình những thành quả ngọt ngào của lao động. Cho đến khi đoàn thuyền lại trở về đất liền đón bình mình buổi sớm mai thật ấm áp.

      3. Về hình ảnh người lao động và công việc của họ:

      Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?

      Trả lời:

      Hình ảnh người lao động và những công việc của họ được hiện lên trong không gian giữa thiên nhiên của biển trời bao la với sự hài hòa của nhịp điệu đất trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng – Lướt giữa mây cao với biển bằng”, “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”, ” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”…

      Với một số biện pháp nghệ thuật nhân hoá và so sánh, tác giả đã lột tả con thuyền lướt qua gió trăng. Cùng với cảm hứng lãng mạn và những liên tưởng sáng tạo đã làm nổi bật lên hình ảnh ngư dân ra khơi đầy nhiệt huyết. Vẻ đẹp của biển trời hòa hợp với vẻ đẹp của nhân dân lao động  để tạo nên bức tranh với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, làm lay động lòng người.

      4. Về hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7:

      Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?

      Trả lời:

      Đọc bài thơ, người đọc như thấy trước mặt mình hiện lên cả cuộc sống của người dân làng chài khi tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với cảnh hoàng hôn rực rỡ bên biển. Qua ngòi bút của tác giả Đại dương lúc này giống như một ngôi nhà lớn ôm trọn lấy nhưng sinh vật biển khơi, sóng biển là chốt cửa của đêm đen và vũ trụ đi theo nhịp tuần hoàn của thời gian. Sau đó:

      “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

      Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

      Các ngư dân lại bắt đầu làm việc đánh cá, và một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Họ ra khơi với niềm vui, sự phấn khích và nhiệt tình của những người lao động. Qua đoạn thơ này, người đọc thấy được sự hòa quyện giữa sức mạnh của con người với sự bao la của thiên nhiên vũ trụ.

      Bước sang khổ thơ thứ ba, hình ảnh những con thuyền lướt xuống giữ bầu trời cao và biển lặng thật sảng khoái, đoàn thuyền như đang hòa mình vào với biển cả:

      “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

      Lướt giữa mây cao với biển bằng”

      Hai câu thơ thể hiện hình ảnh thiên nhiên, đất trời biển.  Cách  miêu tả như vậy khiến ta cảm nhận được  con  tàu  và  con người  hòa  vào với thiên nhiên bao la, trong  vẻ  đẹp thơ mộng  của trời, biển, gió, trăng…

      Phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong thơ mang đậm phong cách lãng mạn, giàu chất cảm xúc với những hình ảnh kỳ vĩ điều đó  làm nổi bật  đẹp của  người lao động trước sự bao la của  thiên nhiên.

      5. Về âm điệu và dọng điệu của bài thơ:

      Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

      Trả lời:

      Bài thơ được tác giả sử dụng 4 từ “hát”, đây được xem như là một câu từ chủ đạo của cả bài thơ, khiến độc giả khi đọc lại như đang ngân nga một câu hò cổ động đoàn thuyền đánh cá, cả bài là sự ca ngợi vẻ đẹp lao động, cần cù, chịu khó của những đứa con của biển cả ra khơi. Tác giả Huy Cận đã viết những khúc ca thay lời cho những người lao động cất tiếng hát.

      Ca từ của bài nên thơ, giọng đọc say mê, hào hứng, tiết tấu nhịp nhàng, vần xen lẫn tạo ra sự nổi bật. Tạo nên âm hưởng hào hùng, sôi động, khích lệ tinh thần đoàn thuyền đánh cá, như chính nhịp điệu làm việc của đoàn thuyền đánh cá.

      6. Về cái nhìn của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động:

      Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?

      Trả lời:

      Sau khi đọc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ” chúng ta có thể cảm nhận được những cảm xúc phấn khởi, tràn đầy niềm vui trong cuộc sống của nhà thơ Huy Cận.

      Thiên nhiên hùng vĩ và trù phú là nguồn tài nguyên to lớn và vô tận luôn sẵn sàng phục vụ con người và tham gia tích cực vào cuộc sống của nhưng đứa con của biển cả là nhưng người lao động ra khơi. Mọi người nhiệt tình và đam mê với công việc ra khơi của mình. Nhà thơ đã  viết: “Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả một vùng than, vùng biển đang hăng say, mệt mài lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh”.

      Đây được xem là cái nhìn tự tin, phấn khởi của nhà thơ trước cuộc sống mới. Cái cảm giác này là kết quả của những chuyến du ngoạn dài ngày trên mảng đất làng chài Quảng Ninh rộng lớn.

      7. Luyện tập: Hãy phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá:

      Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã khẳng định được vị trí, chỗ đứng của mình trên diễn đàn văn học với những tác phẩm xuất sắc. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ nổi tiếng và được đưa vào chương trình giảng dạy văn học lớp 9 hiện hành. Bài thơ là một bài ca lao động về sự chịu thương chịu khó cũng như những niềm vui lao động của người dân vùng chài lưới sau một ngày làm việc cực nhọc, vất vả. Khổ thơ đầu đã lột tả chân thực không khí, sự chuẩn bị tất bật, phấn khởi của mọi người để chuẩn bị ra khơi đánh bắt cá.

      Hai câu thơ đầu,  đã miêu tả chi tiết chân thực thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Đó là lúc hoàng hôn buông xuống. Đây là thời gian mà con người đang tất bật, hối hả trở về nhà, quây quần bên người thân để cùng nhau thưởng thức những bữa cơm đầm ấm bên gia đình và người thân yêu của mình, thì với người dân vùng biển, đây lại là thời điểm vàng để họ chuẩn bị căng buồm ra khơi. Thời gian lúc ngày tàn, được miêu tả băng những hình ảnh chi tiết.

      “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

      Sóng đã cài then đêm sập cửa”

      Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh giữa hình ảnh “mặt trời” và “hòn lửa”. Ở phía tây, mặt trời lặn như một “đốm lửa” đỏ rực trên đại dương rộng lớn. Với những hình ảnh ẩn dụ như khi “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông dần thì sóng biển như then cài cửa đóng lại cánh cửa khổng lồ của vũ trụ bao la.

      Với thiên nhiên, một ngày đã kết thúc rồi nhưng với những đoàn thuyền thì bây giờ mới là thời gian để ra khơi.

      “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

      Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

      Biển về đêm không lạnh mà được sưởi ấm bởi những giọng ca vang dội, sôi động. Dường như thiên nhiên đất trời vùng biển cũng đang rạo rực niềm vui chung của người dân chài lưới. Thiên nhiên và con người như hòa lại làm một để tận hưởng niềm vui lao động, thiên nhiên cũng hòa chung không khí náo nhiệt để cổ vũ, khích lệ tinh thần người dân lên đường lao động hăng say. Thể hiện về niềm vui lớn lao của người làng chài khi được hát “Câu Hát căng buồm cùng gió khơi”. Đây là cách độc đáo và sáng tạo của nhà thơ. Những cánh buồm gió tượng trưng cho sự năng động khí thế với niềm vui vào thành quả lao động của mình.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết