Thất nghiệp bao giờ cũng có những tác động khá tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Vậy thất nghiệp tự nhiên được hiểu là gì? Tác động của thất nghiệp tự nhiên đến nền kinh tế ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thất nghiệp tự nhiên là gì?
Thất nghiệp tự nhiên trong tiếng Anh gọi là Natural Unemployment được hiểu là mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải trải qua. Nó là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong dài hạn. Các dạng thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời; thất nghiệp cơ cấu; thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Trong đó:
* Thất nghiệp tạm thời:
Thực tế, một nền kinh tế vận hành được tốt là nền kinh tế có tỷ lệ thuận phát triển giữa số lượng người lao động và việc làm. Thất nghiệp tạm thời bắt đầu từ sự dịch chuyển bình thường của nền thị trường lao động.
Khi nền kinh tế phức tạp, có sự chuyển biến lên xuống thất nghiệp thì việc đòi hỏi đáp ứng đủ công ăn việc làm cho người lao động là điều khó làm được. Điều này xuất phát rất nhiều từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Khi mà người lao động có năng lực một đằng nhưng sở thích lại một khác. Tức là giữa nhu cầu tìm việc là năng lực thực tế của người lao động đang có sự chênh lệch với nhau, Đây cũng chính là nguyên nhân mà tại sao số lượng thất nghiệp cũng ngày càng nhiều.
Đồng thời, những thông tin về người muốn tìm việc và chỗ làm việc còn trống không phải lúc nào cũng trùng khớp cũng như sự cơ động về mặt địa lí của người lao động cũng không thể diễn ra ngay lập tức khi trường hợp chỗ tìm việc mà nơi ở, sinh hoạt của người lao động quá xa nhau chẳng hạn. Điều này cũng là một cản trở rất lớn đến việc tìm việc làm.
* Thất nghiệp cơ cấu:
Thất nghiệp cơ cấu xuất phát từ việc giữa cung và cầu trên thị trường lao động không có sự ăn khớp với nhau. Có thể thực tế số người đang đi tìm việc làm đúng đủ bằng số lượng công việc còn trống, nhưng số người tìm việc lại có sự chênh lệch, không khớp nhau về các kĩ năng, địa điểm cũng như tiêu chuẩn ngành nghề công việc khác nhau.
* Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường:
Mô hình thất nghiệp này theo lý thuyết Cổ điển mang tính giả định mức lương thực tế để điều chỉnh nhằm cân bằng được thị trường lao động, để đảm bảo được một cách đầy đủ nhất việc làm cho người lao động. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động.
Các nhà kinh tế Cổ điển cho rằng các lực lượng khác nhau trên thị trường lao động, trong đó bao gồm có luật pháp, thể chế và truyền thống, có thể ngăn cản lương thực tế điều chỉnh đủ mức để duy trì trạng thái đầy đủ việc làm. Nếu lương thực tế không thể giảm xuống mức đầy đủ việc làm thì sẽ xảy ra tình trạng thất nghiệp. Và đây được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Các nguyên nhân tạo sự làm cho lương thực tế cao hơn mức cân bằng thị trường khi đang trong nền kinh tế hiện đại, gồm hoạt động công đoàn; hoạt động công đoàn và luật tiền lương tối thiểu.
2. Tác động của thất nghiệp tự nhiên:
2.1. Tác động đến sự tăng trưởng nền kinh tế:
Khi xảy ra tình trạng thất nghiệp thì lẽ dĩ nhiên sẽ kéo theo lực lượng lao động đang bị thừa thãi một cách lãng phí, nguồn nhân lực không được tận dụng.
Trên bản chất, một nền kinh tế phát triển nền móng cơ bản phải xuất phát từ nguồn lao động. Do vậy, nếu nguồn nhân lực lao động bị lãng phí, không được sử dụng đúng cách thì nghiễm nhiên sẽ kéo theo nền kinh tế suy giảm, không thể phát triển. Như vậy, nếu như tình trạng thất nghiệp tăng cao cũng là dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế. Và đây cũng nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát.
2.2. Tác động đến những khoản thu nhập và đời sống của người lao động:
Hơn ai hết, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất của thất nghiệp chính là người lao động. Khi không có việc làm, người lao động sẽ không có khoản thu nhập và từ đó dẫn đến đói kém, đời sống không được đảm bảo, rất khổ sở; đồng thời từ đói nghèo sẽ dẫn đến các tệ nạn xã hội gia tăng, không bảo đảm được môi trường sống văn minh cho người lao động.
Còn chưa kể đến, có những người lao động ngoài nuôi bản thân mình còn phải nuôi và chăm lo cho gia đình, con nhỏ. Bản thân không làm ra tiền nên cũng không sẽ không có điều kiện chăm sóc người thân. Do vậy, không chỉ ảnh hưởng đến chính người lao động mà còn ảnh hưởng đến cả người thân, gia đình của họ.
2.3. Thất nghiệp dẫn đến gia tăng các tệ nạn xã hội:
Thất nghiệp được coi là một trong những nguyên nhân gây ra sự bất ổn và nguy hại đến trật tự xã hội. Bởi lẽ đương nhiên, khi không có việc làm, người lao động cũng không có thu nhập, đến mức bần cùng thì người lao động rất dễ đi vào con đường tệ nạn xã hội như trộm cắp để có được tiền tiêu xài; hay sa đọa vào những con đường như hút chích phạm pháp;… Môi trường sinh sống và làm việc sẽ không còn văn minh và từ đó không thể phát triển lên được.
3. Các biện pháp để thực hiện việc dự phòng thất nghiệp xảy ra:
Bất kể ở trong giai đoạn nào, người làm việc cũng phải chuẩn bị một tinh thần thời điểm nào đó rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do vậy, người lao động sẽ phải có dự phòng hành trang để phòng tránh thất nghiệp xảy ra:
Thứ nhất, phải có sự tích lũy tiền:
Không có gì an toàn hơn khi có sự tích lũy tiền làm bàn đạp cho quá trình tồn tại. Chính phủ sẽ phải tích lũy ngoại tệ cho khoảng 20 tuần tức 5 tháng nhập khẩu để đảm bảo rằng có thể điều tiết được nền kinh tế mở.
Ví dụ gia đình một người, một tháng trung bình hết 10 triệu thì tính ra phải tích lũy đủ ít nhất là 8 x 10 triệu = 80 triệu; dự trù trong khoảng 8 tháng để có thời gian tìm được công việc mới.
Thực tế, nếu như tích lũy càng nhiều thì sẽ có sự an toàn lớn hơn cho mỗi người, đảm bảo được tốt cuộc sống trong thời gian thất nghiệp. Vì thực tế có nhiều sự cố xảy ra không thể lường trước được như ốm đau, bệnh tật, thuốc men,…
Thứ hai, tạo dựng mối quan hệ:
Mối quan hệ là việc rất quan trọng bởi đó cũng là nơi tạo được cơ hội làm ăn cho chính mình, thông qua sự giới thiệu, giúp đỡ trong giai đoạn khó khăn. Người quảng giao, có mối quan hệ rộng giúp cho bản thân có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người khác hơn, qua đó cũng tạo dựng được nhiều cơ hội hơn cho chính mình.
Thứ ba, tích lũy tri thức:
Nền móng của sự phát triển bao giờ cũng là tri thức. Khi bạn có kiến thức thì bạn có thể sử dụng kiến thức đó để tạo ra cơ hội tìm việc làm cho mình và kinh nghiệm, kiến thức nhiều thì tương ứng với việc mức lương đề xuất khi tìm việc của mình cũng cao hơn rất nhiều.
Nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập kéo theo sự phát triển mở rộng dẫn đến mức độ cạnh tranh khốc liệt về việc tuyển chọn nhân sự trong các bộ phận, vị trí. Từ đó, dẫn đến việc đòi hỏi năng lực của ứng viên ngày càng cao. Do vậy, nền tảng kiến thức là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cá nhân mỗi người cũng cần có sự tự trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức mới theo kịp với sự phát triển của thời đại. Thường việc tích lũy tri thức có thể theo chiều sâu hoặc chiều rộng, tùy vào khả năng cũng như nhu cầu công việc của mỗi người. Tự mình phải tạo động lực cho chính mình để luôn đạt mức trên trung bình của ngành, tránh bị rơi vào dòng chảy đào thải khỏi thời cuộc phát triển.
4. Chính sách, giải pháp để giảm thiểu thất nghiệp:
Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách giáo dục – đào tạo cho thanh niên, giúp thanh niên có điều kiện được học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học – kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để tương lai có cơ hội lựa chọn nghề phù hợp.
Hai là, Nhà nước có chính sách hoàn thiện thị trường lao động bằng cách đẩy mạnh điều tiết cung – cầu lao động phục vụ hồi phục phát triển kinh tế – xã hội. Có sự kết hợp giữa thị trường lao động trong nước cũng như lao động nước ngoài để gia tăng môi trường làm việc cho người lao động.
Ba là, tăng cường tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm. Thực hiện các đề án để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, tạo dựng kinh nghiệm làm việc ngay từ đầu để sau này khi bước chân ra thị trường lao động chính thức sẽ không bị bỡ ngỡ và đã tích lũy được dày dặn kinh nghiệm từ trước đến nay.
Bốn là, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các nghề kỹ thuật cao. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động, tín dụng ưu đãi cho vay vốn tạo việc làm; thực hiện mở rộng các hình thức tư vấn nghề nghiệp, nâng cao năng lực cho cán bộ trong các trung tâm dịch vụ việc làm.