Đạo giáo là một triết học và tôn giáo cổ xưa của Trung Quốc hướng dẫn các tín đồ cách tồn tại hài hòa với vũ trụ. Vậy Đạo giáo được hình thành như thế nào và có những đặc trưng gì? tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Đạo giáo là gì?
Đạo giáo là một triết học và tôn giáo cổ xưa của Trung Quốc hướng dẫn các tín đồ cách tồn tại hài hòa với vũ trụ.
Đạo giáo cho rằng con người và động vật nên sống cân bằng với Đạo, hay vũ trụ. Đạo giáo tin vào sự bất tử tâm linh, nơi linh hồn của cơ thể gia nhập vũ trụ sau khi chết. Đạo giáo dạy rằng tất cả các sinh vật sống phải sống trong trạng thái hài hòa với vũ trụ và năng lượng được tìm thấy trong đó chí, hay khí, là năng lượng hiện diện và hướng dẫn mọi thứ trong vũ trụ. Tư tưởng của Đạo giáo tập trung vào tính chân thực, tuổi thọ, sức khỏe, sự bất tử, sức sống, vô vi (không hành động, hành động tự nhiên, trạng thái cân bằng hoàn hảo với đạo), sự tách rời, sự tinh tế (tính không), tính tự phát, sự biến đổi và toàn năng.
2. Lịch sử hình thành của Đạo giáo:
Lão tử được coi là người tạo lập nền tảng cho Đạo giáo và Trang Tử là người đã phát triển những tư tưởng ấy. Lần đầu tiên đề cập đến Lão Tử được tìm thấy trong một tác phẩm kinh điển đầu tiên của Trang Tử (thế kỷ 4-3 TCN). Trong tác phẩm này, Lão Tử được mô tả là một trong những người thầy của Trang Tử, thường được giới thiệu dưới lời văn của đệ tử. Trang Tử miêu tả Lão Tử là trưởng lão và những lời dạy Đạo giáo của ông đã khiến người đối thoại với ông phải bối rối.
Đạo giáo trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ tám CN với tư cách là tôn giáo của triều đại nhà Đường. Trong những thế kỷ tiếp theo, nó tồn tại bên cạnh Phật giáo và Nho giáo (một tôn giáo triết học khác ). Tuy nhiên, trong thời gian Cộng sản tiếp quản vào năm 1959, Đạo giáo, Nho giáo và các tôn giáo khác đã bị cấm. Điều này gây ra sự suy giảm trong việc thực hành Đạo giáo ở Trung Quốc. Nhiều Đạo sĩ hiện đại sống ở Đài Loan, mặc dù những cải cách gần đây ở Trung Quốc đã làm tăng số lượng Đạo sĩ Trung Quốc.
2.1 Đạo giáo thời kỳ mới hình thành:
Sự phát triển trong tư tưởng và thực hành của Đạo giáo trong thời kỳ đầu của đế quốc về cơ bản phải được nghiên cứu từ quan điểm thuận lợi của triều đình. Đạo giáo đã được kết nối với nhà triết học Lão Tử, người vào khoảng 500 TCN đã viết cuốn sách chính của Đạo giáo, Đạo đức kinh. Đạo Đức Kinh, hay “Con đường và sức mạnh của nó,” là một tuyển tập thơ và những câu nói từ khoảng thế kỷ thứ ba và thứ tư trước Công nguyên, hướng dẫn tư tưởng và hành động của Đạo giáo. Mặc dù theo truyền thống, tác giả được cho là nhà triết học Lão Tử, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy Lão Tử có tồn tại. Thay vào đó, Đạo Đức Kinh là tập hợp những câu nói trước đó của nhiều tác giả. Cuốn sách này có nguồn gốc từ nhà triết học Lão Tử vì những lý do văn hóa và chính trị. Lão Tử đôi khi được hiểu là hình ảnh của Đạo, hoặc một vị thần, và được coi là huyền thoại.
Theo quan điểm của Lão Tử, Đạo là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên có sẵn : “Người ta bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên”.
Đó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong bản thân mỗi sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng cũng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Theo Lão Tử, tự nhiên giống như việc giương cung, cao thì ghìm xuống, thấp thì nâng lên. Công bằng, vì chỗ thừa luôn được bù vào chỗ thiếu. Chu đáo, vì nó như cái lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Bởi vậy mà nó mầu nhiệm tới mức không cần tranh mà chiến thắng, không cần nói mà ứng nghiệm.
2.2 Đạo giáo thời kỳ phát triển và hoàn thiện:
Mãi đến cho đến hoảng 369 – 286 TCN, học thuyết của Lão Tử mới được chú ý. Trong lĩnh vực nhận thức, phát triển tư tưởng biện chứng của Lão Tử, Trang Tử đã tuyệt đối hóa sự vận động, xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với thiên nhiên, giữa phải và trái, giữa tồn tại và hư vô, đẩy phép biện chứng tới mức cực đoan thành một thứ tương đối luận.
Về mặt xã hội, nếu Lão Tử chỉ dừng ở mức không đồng ý với cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ thống trị mạnh mẽ; ông không chỉ bất hợp tác với họ mà còn châm biếm chúng là bọn đại đạo (kẻ trộm cướp lớn). Nhưng Trang Tử đẩy phép vô vi với chủ trương sống hòa mình với tự nhiên của Lão Tử tới mức cực đoan thành chủ yếu thoát thế tục, trở về xã hội nguyên thủy:
“Núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật sống chung, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú”. Trong cảnh loạn lạc cuối thời Đông Hán (thế kỷ thứ 2), tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa đạo gia thành Đạo giáo.
3. Đặc trưng của Đạo giáo:
Đạo giáo có hai đặc trưng cơ bản là:
3.1. Quan niệm về vũ trụ và vạn vật:
Đạo là thể vô hình tức là không sinh không diệt mà hằng hữu đời đời. Sở dĩ người ta không thấy được Đạo bởi vì nó bao gồm các nguyên tố rời rạc và chưa kết thành hình tượng cụ thể. Đạo sinh ra một, một lại sinh hai, hai tiếp tục sinh ba, ba lại sinh vạn vật. Một là Thái cực, hai là Âm Dương, ba là Tam Thiên Vị. Cho nên theo Lão Tử, trong vạn vật đều có Âm Dương cụ thể đều cõng một Âm và bồng một Dương.
Vì vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình là khoảng không hư vô bao la. Chỉ duy có một chất sinh rất tuyệt diệu, đó là đạo. Đạo chuyển biến tạo ra Âm Dương rồi Âm Dương xô đẩy và hòa hợp tạo ra vũ trụ và vạn vật. Sau đó vạn vật được chuyển hóa tác động với nhau, có khi phồn thịnh với nhau. Cuối cùng tan rã để trở về với trạng thái không vật không hình.
3.2. Quan niệm về nhân sinh:
Lão Tử quan niệm Đạo Trời không thân với ai mà cũng không sợ ai. Trời Đất đã sinh ra vạn vật gồm cây cỏ, chim muông và con người. Việc sinh ra không nhằm để chúng ăn thịt nhau mà là các sinh vật đều khắc chế lẫn nhau, nuôi dưỡng lẫn nhau và hòa hợp với nhau để cùng sinh tồn và phát triển.
Lão Tử không lấy cuộc đời làm vui thú, ông xem việc sống là một nghĩa vụ. Do đó xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên. Lão Tử ghét những người ham mê danh lợi và coi trọng cái xác thịt. Đây chỉ là cái xác thịt giả thứ đáng quý nhất là khi con người biết đem thân xác ra phục vụ cho đời. Lão Tử cho rằng người đời không nên quá thiên về đời sống vật chất, phải biết tiết chế lòng ham muốn. Con người nên chú trọng tinh thần và lấy cái tâm đè nén cái khí, thà rằng bỏ cái thân này mà giữ được Đạo và Đức còn hơn.
4. Ảnh hưởng của Đạo giáo hiện nay:
Có thể thấy Đạo giáo cùng Nho giáo, Phật giáo có ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa lý. Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân rạch rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo. Đặc biệt có nhiều người theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái Đạo gia đã lánh nạn Cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lục địa. Hiện nay, Đạo giáo có khoảng hơn 400 triệu tín đồ, chủ yếu tập trung tại các nước như là Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan và cộng đồng người Hoa hải ngoại. Trong tín ngưỡng Đạo Giáo cũng thường hay nhắc tới các vị Tiên và việc thờ cúng các vị Tiên là thể hiện sự kính trọng với họ. Tuy nhiên, ở trong lý luận triết học Đạo giáo thì lại không quan trọng về vấn đề này.
5. Ảnh hưởng của Đạo giáo tại Việt Nam:
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai trường phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo.
Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng.
Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan.
Vào thế kỷ thứ 18, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có tên Nội Đạo. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc đến tận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh. Đạo giáo còn hòa trộn với các tôn giáo khác như Phật giáo. Chử Đồng Tử là người vừa tu đắc đạo thành Phật, vừa được coi là tổ sư của Đạo giáo Việt Nam. Đạo giáo còn ảnh hưởng đến các nhà Nho, các nhà nho khi gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường thì hay lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên, sống cuộc sống an bình thanh thản.
Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ.
Kết lại, bài viết này đã cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích về Đạo giáo là gì, lịch sử hình thành và đặc trưng của Đạo giáo và sự ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.