Đạo đức cách mạng là một trong những phạm trù quan trọng, điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức cách mạng được nâng cao sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Vậy đạo đức cách mạng là gì? Liên hệ bản thân về đạo đức cách mạng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đạo đức cách mạng là gì?
– Đạo đức được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tuy nhiên, về khách quan, chúng ta có thể hiểu đạo đức là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh các quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội và con người với tự nhiên. Xuất phát từ những lợi ích và quan hệ lợi ích nhất định, người ta phân biệt cái tốt với cái xấu, cái hay với cái dở, cái thiện và cái ác… thể hiện trong hành vi đạo đức cũng như trong động cơ và hiệu quả hành vi đạo đức con người. Hay nói cách khác, đạo đức là khái niệm chỉ những phẩm chất tốt đẹp của con người. Những phẩm chất đạo đức đó mang tính khuôn mẫu, điều chỉnh mọi hoạt động, hành vi của con người trong đời sống xã hội.
– Đạo đức nó là thước đo đánh giá nhân cách, giá trị của một con người. Chúng ta thường nghe người ta nói về đạo đức tốt, đạo đức xấu. Mọi vấn đề, cách xử lý sự việc của người người đều gắn chặt với quy chuẩn đạo đức. Một trong số đó là đạo đức cách mạng.
– Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.
– Theo Bác Hồ, đạo đức cách mạng được thể hiện ở những phương diện, đặc điểm mang tính chuẩn mực nhất định sau đây:
+ Trung với Đảng, hiếu với dân.
+ Yêu thương con người.
+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
+ Tinh thần quốc tế trong sáng.
2. Ý nghĩa về những quy chuẩn về đạo đức cách mạng mà Đảng, Nhà nước đề ra:
– Việt Nam ta là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Là người dân Việt Nam, mỗi cá nhân đề phải rèn luyện cho mình bản lĩnh và đạo đức Cách mạng. Đặc biệt là thế hệ trẻ.
– Công dân Việt Nam phải trau dồi tinh thần Cách mạng. Ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, công dân cần học tập, nắm bắt kiến thức về Đảng, đường lối của Đảng. Chúng ta cần định hướng tư duy, hiểu và tin tưởng vào Đảng, vào con đường Cách mạng mà Đảng ta lựa chọn.
– Đạo đức Cách mạng không phải chỉ có ở những Đảng viên, những người phục vụ trong lực lượng vũ trang quân đội mà nó là quy chuẩn áp dụng cho mọi đối tượng người dân Việt Nam. Đạo đức Cách mạng đòi hỏi công dân Việt Nam không ngừng tôi luyện bản thân, lựa chọn phương hướng sống sao cho phù hợp với các quy chuẩn đạo đức mà Đảng và Nhà nước đề ra.
– Là công dân Việt Nam, mỗi người cần tìm hiểu những quy chuẩn về đạo đức Cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đưa ra. Ta phải thấm nhuần, hiểu được những tiêu chuẩn đạo đức khách quan đó. Thực tế, những quy chuẩn về đạo đức mà chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra mang giá trị phạm trù tri thức, nhận thức hành vi rất cao. Nhiệm vụ của công dân Việt Nam là thấm nhuần những quy chuẩn đạo đức đó, hiểu và định hướng hành động theo khuôn mẫu chung.
– Về đạo đức Cách mạng, chúng ta phải hiểu nó có vai trò, ý nghĩa nhất định như sau:
+ Thứ nhất, nó là quy chuẩn định hướng hoạt động mà Đảng và Nhà nước đề ra; là nhận thức bản thân về các đặc điểm chuẩn mức nhất của đạo đức cách mạng.
+ Đạo đức cách mạng có giá trị to lớn trong việc định hướng hoạt động của cá nhân. Khi con người ta hiểu, thấm nhuần về đạo đức cách mạng, họ sẽ không ngừng bồi dưỡng, định hướng lại hoạt động của bản thân. Họ coi những đặc điểm đạo đức đó là quy chuẩn để nỗ lực và phấn đấu.
+ Những giá trị đạo đức Cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra mang tính lý luận, thực tiễn phạm trù cao và đúng đắn. Nó dựa vào thực tiễn hoạt động và tư duy nhận thức của con người. Do đó, việc nắm bắt những quy chuẩn đạo đức này giúp người dân có sự định hướng đúng đắn và khách quan nhất.
3. Liên hệ bản thân về đạo đức cách mạng:
– Đạo đức Cách mạng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc định hướng hoạt động của các cá nhân cũng như thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Là công dân Việt Nam, mỗi người cần định hướng hoạt động của bản thân sao cho phù hợp với những quy chuẩn chung của đạo đức con người cũng như đạo đức Cách mạng.
– Sống, học tập, rèn luyện, tôn lập đạo đức Cách mạng là nhiệm vụ mà mỗi người dân đều phải hướng đến. Bởi nó là trách nhiệm của công dân với chính mình. với đất nước và xã hội.
– Là công dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần đưa ra những định hướng cụ thể, nhằm rèn luyện đạo đức Cách mạng cho bản thân. Ta có thể rèn luyện đạo đức cách mạng dưới nhiều cách thức như sau:
+ Chúng ta cần tìm hiểu các quan điểm lý luận về thực tiễn đời sống và đạo đức Cách mạng mà Đảng và Nhà nước đề ra. Bởi những quan điểm đó được hình thành trên thực tế hoạt động cách mạng, phạm trù nghiên cứu khoa học. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề mang tính phạm trù chính trị này, ta sẽ tự điều chỉnh hoạt động của bản thân sao cho phù hợp với chuẩn mực đó.
+ Chuẩn mực hay những đặc điểm về đạo đức Cách mạng, thực tế chỉ là những tiêu chuẩn khách quan. Quan trọng nhất vẫn là sự định hướng hành động của con người. Ta cần sống và hoạt động một cách đúng đắn và tử tế. Ta hãy điều chỉnh định hướng hoạt động của mình theo hướng tốt, người ta gọi là đạo đức tốt.
+ Ta cần phải sống tốt. Tốt ở đây là sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Yêu thương mọi người là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của đạo đức cách mạng. Cách mạng ở đây không phải sự chiến đấu, đấu tranh vì độc lập hòa bình, mà cách mạng ở đây còn là phương hướng sống, xây dựng xã hội hòa bình tốt đẹp. Trong một thế giới hòa bình, sống yêu thương là điều quan trọng nhất. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội đầy tình yêu thương. Do đó, định hướng nâng cao đạo đức cách mạng của con người, trước hết là phải sống yêu thương mọi người.
+ Các cá nhân, đặc biệt là công dân trẻ cần rèn luyện cho bản thân những phẩm chất đạo đức đáng quý: Đoàn kết, trung thực, dũng cảm, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư,…như Bác Hồ sinh thời đã từng căn dạy.
+ Dũng cảm, trung thức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cá nhân có được những phẩm chất này là những con người sống và làm việc ngay thẳng, không vụ lợi cá nhân. Đặc biệt là những Đảng viên, cán bộ hoạt động trong cơ quan ban ngành Nhà nước, các phẩm chất trên giúp họ hoàn thành trọn vẹn các nhiệm vụ của mình, từ đó giúp xây dựng Nhà nước vững mạnh.
+ Công dân Việt Nam cũng cần nâng cao tinh thần quốc tế trong sáng. Trong thời đại cách mạng khoa học 4.0 bùng nổ như ngày nay, tinh thần quốc tế trong sáng giúp chúng ta ngoại giao với các nước trên thế giới, nhận được những nguồn hỗ trợ nhất định về kinh tế, tinh thần. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, nhờ nâng cao tinh thần quốc tế trong sáng, chúng ta đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ anh em, bạn bè trên thế giới. Tại thời điểm hòa bình ngày nay cũng vậy. Muốn phát triển, ta cần nâng cao tinh thần hợp tác quốc tế.
– Là công dân Việt Nam, mỗi công dân cần không ngừng nâng cao trình độ, năng lực Cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho bản thân. Có như vậy, mỗi cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của kinh tế nước nhà.