Vũ khí hạt nhân chiến thuật là thuật ngữ khá quen thuộc với mọi người, bởi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và nền hòa bình của nhân loại. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về khái niệm, hệ quả của vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Mục lục bài viết
1. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?
– Vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại vũ khí có thiết kế nhỏ hơn và được sử dụng trong khoảng cách ngắn. Nó thường được triển khai để tấn công các mục tiêu cụ thể như các cơ sở quân sự hoặc các binh lính trên chiến trường thay vì sử dụng trên một quy mô rộng lớn.
– Vũ khí hạt nhân chiến thuật là vũ khí thường được sử dụng trong quân sự, bởi quy mô tàn phá (sức tàn phá của nó tương đối lớn). Dù thiết kế nhỏ, xong nó có khả năng tàn phá nặng nề, gây ra sát thương cao. Do đó, nó thường được các quốc gia, các cường quốc sản xuất để phục vụ cho mục đích quân sự của mình. Trước đây, khi nhắc đến chiến tranh, người ta thường hay nhắc đến vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí phục vụ mục đích chiến tranh, quân sự. Tính sát thương của nó rất cao, công suất tàn phá của nó lại lớn. Tuy nhiên, thiết kế của nó lại lớn, cồng kềnh.
2. Vũ khí hạt nhân chiến thuật có bị cấm không?
Hiện nay, khi xã hội phát triển, cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã đem đến cho con người những trang thiết bị điện tử hiện đại. Do đó, con người đã áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ này để phục vụ việc sản xuất ra các vũ khí quân sự. Có thể nói, vũ khí hạt nhân chiến thuật là kết quả của tiến bộ khoa học, tư duy chính trị.
– Thực tế không phải quốc gia nào cũng có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật. Hiện nay, chỉ có các cường quốc về quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật mới có khả năng sản xuất loại vũ khí này. Như đã phân tích ở trên, tính sát thương của vũ khí hạt nhân chiến thuật rất cao. Vậy nên, các quốc gia có tiềm lực sản xuất ra nó với mục đích phục vụ quân sự, bảo vệ nền hòa bình của quốc gia trước sự đe dọa của các nước khác. Giả sử, nước A có ý định xâm phạm lãnh thổ của nước B, gây hấn quân sự. Tuy nhiên, nước B lại có vũ khí hạt nhân chiến thuật. điều này khiến nước A phải kiêng sợ trong ý định thôn tính, xâm lược, bởi sức mạnh của vũ khí hạt nhân là vô cùng đáng sợ.
– Nhìn theo phương diện tích cực, có thể thấy, vũ khí hạt nhân chiến thuật là lá chắn bảo vệ quốc gia khỏi sự đe dọa, âm mưu xâm nước của các nước khác. Về nguyên tắc lịch sử, muốn nền hòa bình, độc lập dân tộc được đảm bảo, thì bên cạnh chính sách ngoại giao khôn khéo, quốc gia đó phải có nền tảng, năng lực nhất định về quân sự. Quân sự mạnh mới có thể bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc. Muốn quân sự mạnh, phải xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu, vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng mục đích, vũ khí hạt nhân chiến thuật mang đến những hệ quả khôn lường cho quốc gia sản xuất ra nó và cho cả thế giới.
– Vũ khí hạt nhân chiến thuật là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của một quốc gia. Như đã phân tích ở trên, nó là nguồn lực quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia đó. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) 1968 chỉ bao gồm một phần cấm, và các hiệp định khu vực cấm vũ khí hạt nhật chỉ ở một số khu vực địa lý nhất định. Vậy nên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn chưa thể bị cấm hoàn toàn, toàn diện và trên toàn cầu như vũ khí sinh học hoặc vũ khí hóa học, nó vẫn được sử dụng như một biểu tượng sức mạnh chính trị của một quốc gia.
3. Hệ quả của vũ khí hạt nhân chiến thuật:
3.1. Mặt tích cực của vũ khí hạt nhân chiến thuật:
+ Vũ khí hạt nhân chiến thuật là sản phẩm chính trị của một quốc gia, nó thể hiện nguồn lực quân sự, sức mạnh quân sự của quốc gia đó. Không chỉ vậy, nó còn là minh chứng rõ ràng nhật về sức mạnh kinh tế của quốc gia. Bởi để sản xuất ra vũ khí hạt nhân chiến thuật cần nguồn kinh phí rất lớn. Đây là lý do tại sao không phải quốc gia nào cũng có khả năng sản xuất ra vũ khí hạt nhân chiến thuật; chỉ có những quốc ra lớn, có tiềm lực về kinh tê,tế có năng lực ngoại giao, khả năng quân sự thì họ mới có thể sản xuất ra vũ khí hạt nhân. Vậy nên , mặt tích cực nhất mà vũ khí hạt nhân chiến thuật mang đến là thể hiện sức mạnh quân sự của một quốc gia, giúp quốc gia đó tránh được sự lăm le, đe dọa xâm lược từ các nước khác. Sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để bảo vệ nền độc lập, quyền sống của người dân, là hệ quả quả tích cực mà chúng ta cần phải công nhận.
+ Thế giới đang bước vào xu thế hội nhập, phát triển. Các quốc gia trên thế giới ngoại giao, đồng hành, hỗ trợ nhau trong các hoạt động mang tính chính trị, kinh tế. Đặc biệt hiện nay, trên thế giới có rất nhiều liên minh khu vực, nơi mà các nước liên kết với nhau thành một khối thống nhất. Trong khối liên minh này, các quốc gia sẽ bổ trợ, hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ nhau về mọi mặt. Quốc gia nào trong liên minh khu vực sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ góp phần bảo vệ các nước khác trước sự đe dọa của quốc gia bất kỳ. Có thể nói, vũ khí hạt nhân chiến lược giúp tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giữa các quốc gia đạt được hiệu quả duy trì an ninh chính trị cao nhất.
+ Hiện nay, thế giới đang trong nền tảng hòa bình. Tuy nhiên, không ít quốc gia có ý đồ thâu tóm thế giới, gây chiến tranh để xâm lược lãnh thổ. Các cường quốc chính nghĩa sản xuất ra vũ khí hạt nhân chiến thuật để hạn chế ý định thâu tóm thế giới của các quốc gia có ý đồ này. Từ đó góp phần duy trì nền hòa bình thế giới.
3.2. Mặt tiêu cực của vũ khí hạt nhân chiến thuật:
+ Vũ khí hạt nhân chiến thuật thể hiện sức mạnh chính trị của quốc gia. Song, nó cũng khiến quốc gia sở hữu nó trở nên kiêu ngạo trong chính sách đối ngoại. Lợi dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để lên âm mưu xâm lược các quốc gia khác trên thế giới. Có những quốc gia sản xuất vũ khí hạt nhân không phải vì mục đích bảo vệ hòa bình, an ninh của quốc gia mình, mà sản xuất nó với mục đích đe dọa nền hòa bình của quốc gia khác. Họ lợi dụng vũ khí hạt nhân để thôi tính, đe dọa, buộc các nước không có tiềm lực làm theo yêu cầu của mình. Đây là một trong những vấn đề mà hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam về việc phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đe dọa nền hòa bình của quốc gia khác là một trong những hệ quả tiêu cực nhất mà vũ khí hạt nhân chiến thuật mang lại.
+ Sản xuất vũ khí hạt nhân không phải điều dễ dàng. Sản xuất ra vũ khí hạt nhân chiến thuật mang đến những tác động nặng nề về môi trường. Bức xạ của một vụ nổ hạt nhân là hệ quả thứ yếu nhưng nguy hiểm hơn nhiều so với áp lực của một vụ nổ. Nguy cơ nghiêm trọng nhất hiện diện trong 48 giờ sau vụ nổ. Trong trường hợp không có tuyết hoặc mưa, những yếu tố có thể giúp kéo bụi phóng xạ xuống mặt đất nhanh hơn thì các hạt bụi phóng xạ sẽ lan truyền đi rất nhanh và gây khả năng chết người bị ngộ độc bức xạ cấp tính. Những trường hợp nhẹ hơn thì bị ung thư trong suốt phần đời còn lại của họ. Cùng với đó, phóng xạ và bụi phóng xạ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe sinh vật sống. Hiện nay, chỉ số ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nếu việc sản xuất vũ khí hạt nhân chiến thuật được đẩy mạnh thì tình trạng ô nhiễm này còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa. và con người, đặc biệt là công dân của nước sản xuất vũ khí này sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng. Song song với việc đe dọa sức khỏe con người, tùy thuộc vào quy mô của một cuộc xung đột hạt nhân thì mức ảnh hưởng của nó có thể chạm đến cả ô nhiễm khí hậu.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật vừa tồn tại những mặt hạn chế, vừa chứa đựng những yếu tố tích cực. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, giá trị của vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên, các quốc gia cần cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định sản xuất và sử dụng loại mục đích này để bảo vệ quyền sống của người dân cũng như sự bình ổn, hòa bình của nhân loại.