Hiện nay, thời đại 4.0 đang phát triển kèm theo các dịch vụ cho vay online, vay tín chấp ở tại các công ty tài chính càng được sử dụng phổ biến. Với ưu thế về các thủ tục vay nhanh gọn, không rườm rà, hồ sơ đơn giản chỉ cần giấy tờ tùy thân là có thể vay nên nhu cầu vay qua các công ty tài chính càng ngày càng cao. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực khi vay các công ty tài chính, việc bị khủng bố, gọi điện làm phiền giục trả nợ hay làm phiền đến người thân của người vay cũng không hiếm, thậm chí người vay còn bị đe dọa đòi trả nợ. Vậy làm thế nào khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, đe dọa để thu hồi nợ? Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ làm rõ những vấn đề trên:
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 43/2016/TT-NHNN;
– Thông tư số 18/2019/TT-NHNN;
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Công ty tài chính là gì?
- 2 2. Nguyên nhân nào công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?
- 3 3. Làm gì khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?
- 4 4. Mức xử phạt khi công ty tài chính cố tình gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ đến khách hàng:
- 5 5. Làm gì khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?
1. Công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức phi ngân hàng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng thì “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”
2. Nguyên nhân nào công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?
Thứ nhất, có thể do thông tin khách hàng bị lộ, người khác có được thông tin này và dùng chính thông tin đó để tiến hành vay nợ với công ty tài chính. Sau đó không thanh toán nợ đầy đủ cũng như đúng hạn nên sẽ thường bị công ty tài chính gọi điện đe dọa, làm phiền.
Thứ hai, khách hàng đang sử dụng dịch vụ của công ty tài chính, có vay nợ và hiện chưa trả hoặc chưa trả đủ bị quá hạn khoản vay. Do đó, công ty tài chính sẽ có bộ phận thu nợ gọi điện thường xuyên, liên tục làm phiền yêu cầu khách hàng trả nợ số tiền đã vay theo đúng cam kết, thỏa thuận; thậm chí còn nhắn tin, gọi điện mang tính chất đe dọa buộc phải thanh toán số nợ bằng được.
Thứ ba, hiện nay rất nhiều trường hợp người thân trong gia đình có vay nợ với các tổ chức công ty tài chính, họ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người thân trong gia đình cá nhân đó để làm tin, nếu như người đó không trả được nợ hoặc quá hạn trả nợ thì phía bên công ty tài chính sẽ gọi điện cho người thân mà thông tin đã có được để làm phiền, thúc giục yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi.
3. Làm gì khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?
Cho vay qua công ty tài chính hiện nay rất phổ biến. Khi làm hồ sơ, người đi vay chỉ cần cung cấp giấy tờ tùy thân như Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hay sổ hộ khẩu; thông tin của người thân thì có thể dễ dàng vay được tiền. Trong trường hợp người đi vay không trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ tiền, công ty tài chính sẽ có những hướng xử lý gọi điện nhắc nhở, thậm chí nhắc nhở nhiều lần kèm theo cả đe dọa đến người thân xung quanh cũng như chính người đi vay rất nhiều lần.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, hành vi mà công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc thu hồi nợ như sau:
“2. Quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống và phải có các nội dung cụ thể sau đây:
…đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ. không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, công ty tài chính tiến hành nhắc nhở khách hàng trả nợ phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Công ty tài chính gọi điện nhắc trả nợ không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng.
– Giới hạn việc gọi điện nhắc nhở về việc trả nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày
– Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ.
– Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, tức hiểu là những người thân của khách hàng vay hay bạn bè trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Mức xử phạt khi công ty tài chính cố tình gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ đến khách hàng:
Hành vi công ty tài chính gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ khách hàng bản chất là việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nếu công ty tài chính có hành vi đe dọa. Và với những hành vi này, mức xử phạt được quy định cụ thể tại điểm e, điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
5. Làm gì khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?
Các hướng xử lý khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền có thể kể đến như sau:
– Khi khách hàng đã thanh toán, trả nợ xong rồi mà vẫn bị công ty tài chính gọi điện làm phiền những dịch vụ không có nhu cầu, thì mình nói rõ với công ty tài chính khi bị gọi điện quá nhiều hoặc dứt khoát chặn số điện thoại để tránh làm phiền.
– Khi khách hàng có vay mượn nợ nần với bên công ty tổ chức tài chính tín dụng, điều đầu tiên là hạn chế không được cung cấp thông tin số điện thoại hoặc thông tin liên hệ nào khác của người thân trong gia đình, bạn bè xung quanh để tránh việc họ có được thông tin liên hệ để gọi điện nhắc nhở, phiền nhiễu. Khi đã vay, khách hàng nên tiên lượng trước khả năng trả nợ như thế nào, và cố gắng thanh toán nợ nần đúng thời hạn để giảm thiểu việc bị gọi điện.
– Hiện nay, cũng có rất nhiều trường hợp bị lộ thông tin rồi bị người khác lấy thông tin đó đi vay nợ của công ty tài chính. Sau đó, bị công ty tài chính gọi điện đòi nợ mà không hề hay biết. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này, các bạn phải đến trực tiếp chi nhánh hoặc trụ sở công ty tài chính gần nơi mình cư trú để trình báo cũng như yêu cầu xác nhận hồ sơ; hoặc báo trực tiếp cho số tổng đài hoặc nhân viên gọi điện.
– Còn nếu như khách hàng đang có khoản vay, đến hạn vì lý do cá nhân không có khả năng trả nợ của tháng đó thì sẽ làm đơn từ trình bày hoàn cảnh nộp lên người có thẩm quyền của công ty tài chính để xin xem xét giãn thời hạn trả nợ. Nếu bên công ty tài chính không xem xét và có hành vi đi quá giới hạn đe dọa, xúc phạm nhân phẩm đến khách hàng, thậm chí còn đăng tải hình ảnh cá nhân, hình ảnh gia đình của khách hàng đó lên mạng xã hội quy chụp lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khách hàng có quyền làm đơn tố cáo hành vi đó ra Cơ quan công an chức năng để giải quyết.