Dưới sự mở rộng thị trường, xuất khẩu nhập khẩu phát triển thì ngày càng có nhiều phương thức thanh toán khác nhau giữa bên mua (nhập khẩu) và bên bán (xuất khẩu). Vậy Thư tín dụng là gì? Thư tín dụng trả chậm (Deferred L/C) là gì? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
1. Thư tín dụng trả chậm là gì?
Thư tín dụng là một hình thức thanh toán mà có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ). Trong thư tín dụng, các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình. Với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng, và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Theo Điều 1 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN đã hết hiệu lực dp Thống đốc NHNN quy định khái niệm về thư tín dụng trả chậm như sau:
Thư tín dụng trả chậm (L/C trả chậm) là thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Trong đó quy định việc trả tiền thành một lần hay làm nhiều lần cho người bán. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng hoặc ngày xuất trình chứng từ. Chia theo thời hạn sẽ có 3 loại thư tín dụng trả chậm: Ngắn hạn (1 năm), trung hạn và dài hạn (trên 1 năm).
Căn cứ theo Luật Tổ chức tín dụng 2010 thì ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm là các ngân hàng Thương mại Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các loại hình ngân hàng khác.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan được dịch sang tiếng anh:
– Thư tín dụng được dịch sang tiếng anh là Letter of Credit, viết tắt là L/C
– Khái niệm thư tín dụng được dịch sang tiếng anh là: A letter of credit is a form of payment which is conditional in writing by a financial institution (usually a bank), to the beneficiary of the L/C (usually a seller or service provider). service). In a letter of credit, the contracting parties are often based in different countries, so there is still a lack of trust between the parties. Documentary credit helps both parties feel secure about their interests. mine. Provided that the beneficiary presents a set of documents in accordance with all provisions of the L/C, in accordance with the Uniform Code of Practice for Documentary Credits (UCP) referenced in the letter of credit. credit, and in accordance with International Standard Banking Practices for Document Checking in Documentary Credit (ISBP).
– Thư tín dụng trả chậm (hay L / C trả chậm) được dịch sang tiếng anh là Deferred Letter of Credit, viết tắt là Deferred L / C.
– Khái niệm thư tín dụng trả chậm được dịch sang tiếng anh là: A deferred letter of credit is a form of documentary credit with a term made by a bank to serve the importation of goods by enterprises. Which stipulates whether to pay in one time or in many installments for the seller. This payment will be made after a certain time from the date of delivery or presentation of documents. Divided by term, there will be 3 types of deferred letters of credit: Short-term (1 year), medium-term and long-term (over 1 year).
3. Đặc điểm Deferred L/C:
- Đối tượng khách hàng: là doanh nghiệp nhập khẩu.
- Loại tiền thanh toán: USD, ngoại tệ khác.
- Deferred L/C là loại thư tín dụng không thể hủy ngang. Trong đó quy định ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C phải cam kết thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào một thời gian cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ mà không cần hối phiếu.
- Người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; tối đa là 365 ngày. Do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.
- Người thụ hưởng có thể được thanh toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo yêu cầu của L/C.
- Người mở L/C được tài trợ nhập khẩu với lãi suất cạnh tranh.
- Để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán L/C trả châm (deferred) sẽ yêu cầu ngân hàng uy tín xác nhận thanh toán hoắc L/C có thể chiết khấu ( mua đi bán lại ) trường hợp người bán cần tiền mà chưa tới ngày đáo hạn.
** Lợi ích của L/C trả chậm
- Gây dựng niềm tin giữa bên mua và bên bán
- Người mua có lợi thế về tài chính khi không phải thanh toán ngay khi nhận hàng
- Người bán được đảm bảo thanh toán bởi ngân hàng
- Đẩy mạnh thúc đấy ngoại thương giữa các bên.
4. Trình tự giao dịch L/C:
Thứ nhất, Người mua/người nhập khẩu và người bán/người xuất khẩu ký kết hợp đồng. Hợp đồng quy định rõ thời hạn thanh toán chậm.
Thứ hai, Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở L/C.
Thứ ba, Ngân hàng phát hành mở L/C và chuyển L/C đến ngân hàng của người bán/người xuất khẩu (ngân hàng thông báo/xác nhận).
Thứ tư, Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo (xác nhận L/C nếu là L/C có xác nhận) cho người thụ hưởng.
Thứ năm, Khi nhận được L/C, người xuất khẩu sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và giao hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, lập chứng từ theo như yêu cầu của L/C chuyển tới Ngân hàng thông báo/xác nhận.
Thứ sáu, Ngân hàng thông báo/xác nhận đến ngày thanh toán quy định trong hợp đồng sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.
5. Mức phí:
- Ngân hàng quy định các loại phí và mức phí cụ thể đối với nghiệp vụ L/C trả chậm phù hợp với chi phí của ngân hàng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. Cụ thể như sau:
- Tổng của phí mở L/C và phí kiểm tra chứng từ tối đa là 2%/năm tính trên trị giá L/C được mở, được tính trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Phí chấp nhận thanh toán tối đa là 2%/năm tính trên số tiền đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán cho người thụ hưởng, được tính trong thời gian kể từ khi chấp nhận thanh toán tới khi đến hạn phải thanh toán.
- Phí chuyển tiền ra nước ngoài khi thanh toán L/C do ngân hàng quy định và phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
- Phí sửa đổi L/C, điện phí, Telex phí và các loại phí hợp lý khác (nếu có phát sinh) do ngân hàng quy định.
6. Điều kiện mở thư tín dụng trả chậm:
Ngân hàng xem xét để mở thư tín dụng trả chậm cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện chung:
– Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết theo quy định của Ngân hàng.
– Có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng về lịch chuyển tiền cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài. Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở.
– Tại thời điểm xin mở L/C: Không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đối với các L/C trả chậm đã mở trước đó; Không còn nợ với Ngân hàng trong các trường hợp theo quy định.
– Có bảo đảm hợp pháp (Bằng một hoặc nhiều hình thức như: Ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của Ngân hàng.
Điều kiện riêng:
- Ngắn hạn: Đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Dài hạn: Có văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.
7. Rủi ro của Deferred LC:
- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
+ Người thụ hưởng không giao hàng và chứng từ bị giả mạo.
+ Người thụ hưởng giao hàng nhưng giao thiếu hoặc giao hàng hóa không đúng như chất lượng hàng đã thỏa thuận.
+ Hàng hóa giao đúng thời gian giao hàng nhưng đến trễ.
+ Rủi ro về tỷ giá khi áp dụng giá giao ngay tại thời điểm thanh toán. Tức vào thời điểm thanh toán có thể giá thành sẽ cao hơn so với lúc xác lập hợp đồng.
- Rủi ro đối với ngân hàng phát hành LC
+ Thứ nhất là rủi ro về tín dụng. Tức là ngân hàng có thể ứng trước một khoản tiền nhưng có khả năng sẽ không thu hồi được khoản tiền đó. Đối với ngân hàng phát hành LC khi nhận bộ chứng từ hợp lệ hoàn chỉnh thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho người hưởng lợi là các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên trong trường hợp này mà người nhập khẩu không còn khả năng thanh toán, hoặc phá sản thì lúc này ngân hàng phát hành sẽ có thiệt hại gắn liền với rủi ro đến từ tín dụng đó.
+ Thứ hai, là rủi ro liên quan đến lỗi chứng từ. Ngân hàng phát hành thì có sai xót như: Bộ chứng từ chưa hoàn chỉnh nhưng ngân hàng phát hành không biết và tiền hành thanh toán cho bên xuất khẩu; ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nhưng quá thời hạn quy định và không còn quyền từ chối và phải tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu.
+ Thứ ba, rủi ro nữa là liên quan đến tính chất gian lận.
8. So sánh Deferred LC và Upas LC:
- Giống nhau:
Upas LC và Deferred LC đều là phương thức thanh toán hợp đồng thông qua phát hành L/C có mức độ an toàn và uy tín hơn.
- Khác nhau:
Với Upas LC: sau khi nhà xuất khẩu xuất trình đúng và đủ giấy tờ sẽ được ngân hàng mở L/C chuyển tiền ngay lập tức theo yêu cầu.
Với Deferred LC: ngay sau khi nhà xuất khẩu thực hiện xuất trình các chứng từ. Ngân hàng sẽ chuyển tiền cho nhà xuất nhập khẩu sau 1 khoảng thời gian đã được quy định. Lúc này nhà xuất khẩu không có quyền yêu cầu thực hiện thanh toán ngay.
L/C là phương thức thanh toán quốc tế được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để phù hợp từng hoàn cảnh của các bên, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp với từng yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp mình. Đồng thời, doanh nghiệp cần nắm những quy định về loại thư tín dụng ở quốc gia mà mình muốn giao dịch để đảm bảo không vi phạm pháp luật.