Bên cạnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tài chính thì hiên nay trên thị trường vẫn tồn tại loại hình phi tín dụng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường kinh tế đang hội nhập, phát triển. Vậy, phi tín dụng là gì? Các loại hình hoạt động tổ chức phi tín dụng?
Mục lục bài viết
1. Phi tín dụng là gì?
Phi tín dụng là một cụm từ khác với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Cụ thể phi tín dụng được hiểu là các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng của mình nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc, nhu cầu tiêu dùng hằng ngày nhưng mang lại cho ngân hàng một khoản phí nhỏ xác định, không bao gồm các dịch vụ tín dụng.
Về bản chất thì hoạt động phi tín dụng của ngân hàng chỉ mang lại giá trị kinh tế rất nhỏ, chủ yếu là các phí dịch vụ giao động nhỏ, thậm chí là chưa được 1.000 vnđ cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên với những giao dịch phi tín dụng này sẽ hỗ trợ cho khách hàng thuận tiện cho quá trình sử dụng tín dụng tại ngân hàng hoặc là một hình thức để quảng cáo cho những gói tín dụng của mình. Và tất nhiên, tổ chức phi tín dụng sẽ không thực hiện theo nguyên tắc cho vay và đi vay như tín dụng mà ngược lại sẽ hoạt động theo nguyên tắc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ không liên quan tới các dòng vốn.
Phi tín dụng được dịch sang tiếng anh như sau: Non-credit
2. Các loại hình hoạt động tổ chức phi tín dụng:
Để thuận lợi và đáp ứng cho nhu cầu hoạt động phi tín dụng trên thị trường thì hiện nay sẽ có 3 loại hình tổ chức phi tín dụng như sau:
2.1. Tổ chức phi Chính phủ hay gọi tắt là NGO:
Phi Chính phủ là thuật ngữ dùng để chỉ những tổ chức, hiệp hội hay ủy thác xã hội, ủy hội từ thiện hay những tập đoàn phi lơi nhuận. Đây là loại tổ chức khá phổ biến tại nước ta, bởi những tổ chức này hoạt đông không thuộc về bất kỳ một chính phủ nào. Mặc dù được tổ chức hoạt động có trình tự, cơ cấu tổ chức rõ ràng nhưng bản chất thực sự của những tổ chức phi chính phủ là hoạt động bao gồm cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận.
Và một điểm nổi bật của tổ chức phi chính phủ chính là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Về nguồn gốc thì tổ chức phi chính phủ xuất hiện ở Việt Nam trong văn bản pháp luật Luật tổ chức chính phủ năm 1992. Sau đó được tiếp tục sử dụng trong Luật Hợp tác xã năm 1996, sau này là một số văn bản khác liên quan đến hoạt động tổ chức phí chính phủ.
Theo đó về khái niệm Tổ chức phi chính phủ được hiểu đơn giản là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối với Chính phủ. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập, có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ và người lao động nếu có. Và bản chất chính đây là tổ chức hoạt động không vì bất kỳ một khoản lợi nhuận nào nhưng vẫn tuân thủ theo pháp luật.
Về đặc điểm:
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo nhiều phương thức khác nhau, tuy nhiên vẫn hoạt động dựa theo hai kiểu chính sau đây:
- Tổ chức vận động hành lang tạo áp lực chính trị. Cụ thể trong nhưng sự kiện quốc gia quan trọng sẽ bày tỏ những quan điểm của tổ chức từ đó giành quyền lợi chính đáng cho một nhóm người hay vì sự phát triển chung của cộng đồng dân cư.
- Tổ chức phi chính phủ hầu như không xác định mục tiêu thương mại, hoạt động phi lợi nhuận. Ví dụ như các hiệp hội bảo vệ quyền lợi của người lao động như Công đoàn, Hội chữ thập đỏ, Đoàn Luật sư…
- Tổ chức, thực hiện các dự án phi Chính Phủ với nhiều dự án khác nhau, một số dự án được thực hiện hằng năm như: Xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, các tổ chức bảo vệ người khuyết tật, ủng hộ ,xây dựng nhà cửa cho người bị nhiễm chất độc màu da cam, thu gom rác tại các con mương, sông, hồ, ao tại các xí nghiệp, khu công nghiệp, vùng biển, bảo vệ động vật hoang dã…
Phân loại tổ chức phi chính phủ
- Phân loại theo phạm vi hoạt động, bao gồm: Là các tổ chức do Chính phủ thành lập, các tổ chức Chính phủ mang tính chất Quốc gia, các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc tế.
- Phân loại theo tính chất hoạt động, bao gồm: Các tổ chức phi chính phủ mang tính trợ giúp nhóm yếu thế, các tổ chức mang tính chất tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp.
- Phân loại theo cơ sở pháp lý: Bao gồm các tổ chức hoạt động vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận; Các tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển.
Về nguồn vốn của tổ chức phi Chính phủ
Mỗi tổ chức phi chính phủ đều hoạt động theo nhiều nguồn vốn khác nhau để có thể duy trì được hoạt động của mình. Và các tổ chức càng nhỏ thì kinh phí hoạt động càng eo hẹp. Tuy nhiên, những kinh phí để hỗ trợ tổ chức hoạt động chính bao gồm:
- Ngân sách của Chính phủ: Các nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nhưng ngược lại các nước tư bản thì ngân sách sẽ do Nhà nước ủng hộ.
- Tiền phí, quỹ của các thành viên trong tổ chức, đơn vị, hiệp hội được thu hằng tháng, năm, kỳ. Đây cũng là nguồn vốn chính để duy trì hoạt động của tổ chức được lâu dài, ổn định và phát triển bền vững.
- Tiền góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều mạnh thường quân đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng, cung cấp nguồn vốn để thực hiện các dự án phi chính phủ như giáo dục giới tính, tuyên truyền pháp luật cho người lao động…
2.2. Quỹ tương hỗ:
Đây là một loại phương tiện đầu tư tập thể được quản lý chuyên nghiệp bao gồm nhiều dòng tiền huy động bởi các nhà đầu tư và tạo nên một quỹ chung lớn, với mục đích là đại diện và tham gia đầu tư vào những hạn mức lớn như cổ phiếu, tài sản hoặc trái phiếu hoặc các loại thị trường tiền tệ. Tại đây các nhà đầu tư chính là người đã góp vào quỹ, từ đó những khoản lợi nhuận hay thua lỗ sẽ được chia đều cho các nhà đầu tư. Và lợi ích của việc này chính là giúp phân tán được các rủi ro từ những khoản đầu tư xấu, dần dần cùng nhua góp nhặt được những thành công và đạt được những lợi ích chung.
Thông thường quỹ này đều được quản lý và vận hành bởi các nhà quản lý có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính và chịu trách nhiệm phân bổ nguồn vốn và những dự án, công trình hay hạng mục có khả năng thu lại lợi nhuận.
Về cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ
Quỹ hỗ trợ hoạt động được tổ chức và thực hiện theo mô hình của một công ty tài chính và có những quy định riêng, cơ cầu của quỹ tương hỗ.
- Nhà đầu tư: Là những cá nhân trực tiếp góp vốn vào thành lập quỹ, họ là người đã bỏ vốn và chi trả những khoản chi phí hoạt động trong quỹ để đầu từ và sinh lời, khoản lợi nhuận thu được tư quỹ sẽ chia đều cho các nhà đầu tư tham gia vào quỹ.
- Người quản lý quỹ: Thông thường để đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình hoạt động của quỹ thì các nhà đầu tư sẽ quyết định thuê để quản lý. Người này sẽ có trách nhiệm quản lý, có nghĩa vụ pháp lý cao nhất, đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông góp vốn vào quỹ.
- Đội ngũ cố vấn: Là những người am hiểu về lĩnh vực đầu tư dự án, tài chính, đã có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và thông thường có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích thị trường, theo sát các biến động của giá cổ phiếu, giá trị ròng tài sản hiện có. Đảm bảo đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, cổ đông.
Do dó, với việc phân chia, hoạch định rõ ràng, cơ cầu hoạt động bài bản và có những quy định riêng, quỹ tương hỗ đã đảm bảo được nguồn vốn của các nhà đầu tư và hoạt động hiệu quả, sinh lời và mang đến nhiều lợi nhuận tốt cho khách hàng.
Các loại quỹ tương hỗ hiện nay
- Index Fund
- Fixed income
- Các loại quỹ tương hỗ khác như: Quỹ ngành, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ cổ phần, quỹ cân bằng…
2.3. Công ty bất động sản:
Đây là loại hình công ty hoạt động chủ yếu với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Và bất động sản có thể được chia thành 03 loại như sau:
- Bất động sản có đầu tư xây dựng: Bao gồm các bất động sản là nhà ở, nhà xưởng và các công trình thương mại – dịch vụ, hạ tầng
- Bất động sản không đầu tư xây dựng: Bất động sản thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp bao gồm các loại đất khác nhau.
- Bất động sản đặc biệt là những bất động sản như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa…
Về cơ cấu tổ chức: Mọi công ty bất động sản đều được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật liên quan đến Luật Doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản…Và khi thành lập cần đáp ứng các điều kiện về vốn, bằng cấp, người lao động…
Ngoài những hoạt động nêu trên thì công ty bất động sản hiểu đơn giản là một tổ chức chuyên kinh doanh và kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán động sản và các tài sản liên quan đến bất động sản, bao gồm:
- Kinh doanh bất động sản dưới hình thức đầu tư vốn để thực hiện các dự án xây dựng, công trình sau đó nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại hoặc cho thuê mua bất động sản.
- Kinh doanh bất động sản dưới hình thức thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, định bất động sản. Đây là hình thức được áp dụng rộng rãi tại nước ta. Khi giá đất tăng thì hầu như các công ty bất động sản sẽ chủ yếu thực hiện những hoạt động này để chuyển bất động sản từ người nay sang người khác, người có nhu cầu.
3. Phân biệt tổ chức tín dụng và tổ chức phi tín dụng:
Tổ chức tín dụng và tổ chức phi tín dụng đều là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và tiền tệ. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác nhau về các tiêu chí như sau:
– Về nguồn vốn: Vốn của ngân hàng thương mại là các khoản tiền nhận gửi, các khoản tiền vay, khoản tiền tự có còn nguồn vốn của các tổ chức phi tài chính là nguồn tự góp, các quỹ trợ cấp, tiền thu được khi phát hành cổ phiếu trái khoản, …
– Về hoạt động: Tổ chức tài chính là các ngân hàng được nhận tiền gửi, đi vay các khoản tiền nhỏ, cho vay các khoản tiền lớn còn tổ chức phi tài chính thì không được nhận tiền gửi, đi vay các khoản lớn và cho vay các khoản nhỏ.
– Về vấn đề quản lý nhà nước: Tổ chức tài chính chịu sự quản lý của nhà nước và ràng buộc về tiền gửi dự trữ, bảo hiểm khoản vay, .. không được tham gia vào thị trường chứng khoán. Còn tổ chức phi tài chính không bị ràng buộc chủ yếu đầu tư bất động sản, cổ phiếu.
Như vậy hoạt động phi tín dụng tại nước ta thực hiện theo 03 hình thức chủ yếu trên đây. Tuy nhiên để đáp ứng với nhu cầu của thị trường thì có tồn tại song song những hình thức khác như công ty xổ số, các quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, tổ chức công đoàn,…