Y tế luôn là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thông qua đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thực sự là một nhiệm vụ bức thiết. Chính vì thế mà xã hội hoá y tế là một vấn đề rất được quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Xã hội hóa y tế là gì?
Xã hội hoá chính là một phong trào quần chúng rộng lớn, xã hội hoá có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động giải quyết những vấn đề liên quan đến bệnh tật, sức khỏe và xã hội hoá đòi hỏi phải có sự tham gia đa phương.
Xã hội hoá mang tính chiến lược để các chủ thể có thể chủ động thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, cả trước mắt cũng như lâu dài.
Xã hội hoá y tế được hiểu cơ bản chính là phong trào cần sự tổ chức hướng dẫn, quản lý của ngành y tế và các ngành khác có liên quan, các tổ chức quần chúng, xã hội đều phải tham gia. Xã hội hóa y tế là một trong số những biện pháp có ý nghĩa quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho toàn nhân dân.
2. Tìm hiểu về xã hội hóa công tác y tế:
Sức khỏe là một trong số những tài sản quý giá nhất của mỗi người, đồng thời sức khoẻ cũng là tài sản chung của xã hội và tài sản chung của mỗi quốc gia. Sức khỏe trên thực tế sẽ do nhiều yếu tố tác động. Để nhằm mục đích có thể giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mỗi người và cả cộng đồng không phải chỉ ngành y tế, cán Bộ Y tế mà đây cũng chính là nhiệm vụ của chính mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội.
Điều đó thực chất cũng có nghĩa chính là mọi người, mọi cộng đồng, mọi ban ngành đoàn thể trên địa bản cả nước đều cần nhận thức và có trách nhiệm trong công tác thực hiện chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế ngành y tế cần tổ chức, vận động, huy động mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội đều sẽ tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe, đó chính là hoạt động xã hội hóa công tác y tế. Các hoạt động này cũng rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Xã hội hóa công tác y tế cũng được biết đến là một quá trình vận động nhân dân một cách tự giác, chủ động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động y tế trên đất nước, sự huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của toàn cộng đồng, phối hợp với các nguồn lực của Nhà nước, nhằm mục đích để từ đó sẽ có thể đạt được các mục tiêu của các chương trình phát triển y tế.
Trong hoạt động thực tiễn của ngành y tế nước ta thời điểm hiện nay, cả trong thời chiến và thời bình, với có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngành y tế nước ta cũng đã vì thế mà đạt được các thành tích to lớn. Ta thấy rằng, đó chính là kết quả của sự vận động nhân dân tham gia vào các phong trào chăm sóc sức khỏe. Ngành y tế vẫn luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường. Đó thực chất chính là những hoạt động xã hội hóa công tác y tế đã được thực hiện và cũng thông qua đó mà đã đưa đến các kết quả khả quan.
Đã từ lâu, Bộ Y tế nước ta cũng đã chủ trương đẩy mạnh các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch cả ở nông thôn và thành thị, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, phòng bệnh theo mùa. Sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào này trên thực tế cũng đã đóng góp to lớn cho công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tuy chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng hiện nay chúng ta vẫn cần phải kiên trì truyền thông, giải thích vai trò của vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường trong phát triển xã hội bền vững.
Cần tích cực vận động các cá nhân trong cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe mà trước tiên đó chính là tham gia vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại từng gia đình và từng cộng đồng.
Cơ quan nhà nước cần có cách biện pháp khuyến khích các hoạt động có lợi cho sức khỏe, nhiều hoạt động cần mọi người cùng làm có thể làm được, không có nhiều khó khăn, chỉ cần phát huy tính tự giác của mỗi một chủ thể là các cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, dựa vào các tổ chức và cấu trúc sẵn có của cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chắc chắn cũng sẽ từ đó mà có được kết quả tốt.
Cũng rất cần phải có sự lồng ghép và xã hội hóa công tác bảo vệ sức khỏe, gắn liền với giáo dục về phòng chống các nguy cơ về bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Ngoài ra thì cũng cần phải biết tận dụng nguồn lực sẵn có của cộng đồng để nhằm mục đích thực hiện giáo dục nâng cao sức khỏe.
3. Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam:
Mặt trái của chính sách xã hội hóa y tế sẽ cần phải được giải quyết. Việc xã hội hóa y tế ở hầu hết các bệnh viện công, nếu không giải quyết triệt để thì có khả năng xảy ra những trường hợp trục lợi khác.
Ở đa số các nước phát triển, y tế luôn được coi là một ngành dịch vụ quan trọng. Y tế khác với nhiều dịch vụ khác, y tế chính là một dịch vụ thiết yếu mà những người cần nó có khi không có tiền trả để có thể nhận được dịch vụ như những người khác, ngay là ở cả mức cơ bản nhất bởi vì họ là những người nghèo.
Ở bất cứ nước nào, người ta cũng đều có trách nhiệm cần phải xây dựng một chính sách y tế sao cho những người nghèo đều được hưởng dịch vụ y tế khi họ cần.
Đầu tư cho y tế luôn được đánh giá là khoản đầu tư tốn kém, đa số các chính phủ đều muốn thực hiện việc xã hội hóa để các chủ thể là những tư nhân và các tổ chức xã hội tham gia đầu tư, gánh bớt gánh nặng đầu tư cho nhà nước. Việc xã hội hóa y tế ở những nước đó cũng được hiểu giống như vận động các chủ thể là những tư nhân tham gia đầu tư y tế, để nhà nước có thể dành nguồn lực của mình tập trung cho người nghèo.
Nhiệm vụ của các bệnh viện công ở các nước phát triển chính là chăm lo cho người nghèo. Việc xã hội hóa y tế là tận dụng nguồn lực đầu tư của xã hội, phục vụ những người có khả năng chi trả, giúp nhà nước dành được nhiều nguồn lực hơn nữa cho người nghèo.
Ở đất nước mà mức thu nhập bình quân còn khiêm tốn như tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bệnh viện công nào cũng có rất nhiều những chủ thể là những người bệnh nghèo. Chưa cần đến chủ trương xã hội hóa y tế của nhà nước, xã hội đã tham gia giúp đỡ những người bệnh nghèo bằng các chương trình từ thiện được tổ chức một cách tự phát.
Nhưng ta cũng thấy được rằng, ở trong một xã hội còn nghèo, những nguồn lực tự phát ấy của xã hội không thể gánh vác được nhiều.
Y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần có một chính sách xã hội hóa đúng đắn sao cho ngành y vẫn phát triển tốt về mặt chuyên môn kỹ thuật, các chủ thể là những người nghèo được hưởng lợi từ sự phát triển ấy, chứ không phải họ sẽ bị thiệt thòi từ sự phát triển ấy.
Trong khi đó, chính sách xã hội hóa y tế mà Việt Nam đang áp dụng, đưa các chủ thể là những tư nhân vô các bệnh viện công như hiện nay đang biến các bệnh viện công thành các cơ sở kinh doanh dịch vụ y tế, mập mờ công tư, sử dụng nguồn lực công cho lợi ích cụ thể của một nhóm người.
Khi đó, nguồn lực công dành cho các đối tượng là những người nghèo sẽ ít đi, người nghèo không những không được hưởng lợi mà còn bị thiệt hại.
Khi các cơ sở y tế công kinh doanh y tế, cơ chế hoạt động của các bệnh viện này cũng sẽ không rõ ràng, mập mờ công tư, việc những người có quyền sử dụng nguồn lực công, mượn danh nghĩa xã hội hóa y tế để nhằm mục đích thực hiện trục lợi là chuyện khó tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, việc nâng khống đối với giá trị máy móc, trang thiết bị y tế thực chất sẽ chỉ là một trong các chiêu trò làm giàu cho các nhóm lợi ích trong y tế công, nhân danh xã hội hóa y tế để thực hiện trục lợi cho bản thân mình.
Đây cũng chính là mặt trái của chính sách xã hội hóa y tế mà hiện nay rất cần được quan tâm và phải được giải quyết.