Trong cuộc sống của chúng ta, giữa các chủ thể cũng sẽ cần có sự trao đổi đối thoại thông tin chứ không thể xuất phát từ một phía. Trong quá trình hội thoại thì việc xưng hô cũng rất quan trọng. Chính vì thế mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xưng hô trong hội thoại là gì?
Mục lục bài viết
1. Xưng hô trong hội thoại là gì?
Xưng hô trong hội thoại được biết đến chính là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tiếng Việt thực tế có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và cũng rất giàu sắc thái biểu cảm. Đó chính là một trong số những đặc điểm nổi bật của tiếng Việt.
Tiếng Việt cũng được hiểu và biết đến là một biểu tượng hùng hồn của sức sống dân tộc ta với đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt cũng rất giàu hình ảnh và cũng rất phong phú. Tiếng Việt là thứ tiếng có sự hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển cả ở trong cách đặt câu. Cùng một từ ngữ xưng hô nhưng Tiếng Việt sẽ lại đặt ra từng hoàn cảnh, vị trí giao tiếp khác nhau thì cũng sẽ có thể mang những hàm nghĩa khác nhau.
Một số từ ngữ mà sẽ thường được dùng để có thể xưng hô trong tiếng Việt cụ thể như sau: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao…
Người nói cũng sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào đối tượng và các đặc điểm khác nhau của tình huống giao tiếp để có thể thông qua đó nhằm mục đích có thể thông qua đó thực hiện việc xưng hô với các đối tượng sao cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp cũng sẽ thể hiện văn hoá của những người Việt. Hệ thống ngôn ngữ tiếng việt trên thực tế cũng rất đa dạng nếu không lựa chọn được ngôn ngữ thích hợp với hoàn cảnh thì cũng sẽ không thể nào có thể truyền tải một cách rõ ràng, cụ thể được ý giao tiếp mà mình muốn cho người dẫn đến họ hiểu theo nghĩa khác.
2. Ví dụ về xưng hô trong hội thoại:
Chúng ta có thể thấy tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô trong giai đoạn hiện nay cũng rất phong phú, tinh tế và mang nhiều sắc thái biểu cảm. Trong giao tiếp người Việt cũng sẽ có thể lựa chọn và dùng từ ngữ xưng hô rất đa dạng và phong phú tùy theo từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khác nhau. Một số từ ngữ xưng hô phổ biến mà chúng ta sẽ có thể được sử dụng trong tiếng Việt mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như sau:
– Xưng hô bằng đại từ:
+ Ngôi thứ nhất cụ thể như: tôi, tao, tớ,… (số ít); chúng tôi, chúng tao, chúng ta… (số nhiều).
Ví dụ cụ thể:
Hôm nay tớ được cô giáo cho 10 điểm môn toán.
Chúng tôi là những người chiến sĩ luôn cống hiến hết mình Tổ quốc.
Chúng ta sẽ là những người đầu tiên về đích.
+ Ngôi thứ hai cụ thể như: mày, mi,… (số ít); chúng mày, bọn bay,… (số nhiều).
Ví dụ cụ thể:
Mày đang làm gì thế?
Chúng mày có muốn chơi bắn bi không?
+ Ngôi thứ ba cụ thể như: Nó, hắn,.. (số ít); chúng hắn,chúng nó, họ,… (số nhiều).
Ví dụ cụ thể:
Nó bảo nay nó mệt nên không đi học.
Họ hay tập thể dục với nhau vào buổi sáng.
– Xưng hô bằng tên riêng của người.
Ví dụ cụ thể như:
“ Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.”
– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình cụ thể như: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, em,…
Ví dụ cụ thể:
Mợ ơi lấy giúp con quyển sách toán trên bàn với ạ.
Bố ơi co vừa đi học về rồi ạ!
– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ cụ thể như: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc, y tá, nhân viên, tổng giám đốc, kỹ sư,…
Ví dụ cụ thể:
Cô có thể trả lời giúp em được câu hỏi này được không ạ?
Bác sĩ ơi, cho tôi hỏi bệnh tình cha tôi như thế nào rồi?
– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội cụ thể như: bạn, cậu (tớ),…
– Xưng hô thân thiết cụ thể như: anh, chị, em, ….
Ví dụ cụ thể:
“ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”
– Xưng hô một cách suồng sã, thân quen chúng ta có thể kể đến cụ thể như: Tao, mày, bọn tao, bọn mày,…
Ví dụ cụ thể:
Ê, mày có muốn đi chơi với tao không?
Bọn tao đang làm bài tập bận lắm, mày đi chơi mình đi.
Bởi vì ta thấy được rằng hệ thống từ ngữ xưng hô của Việt Nam rất phong phú và đa dạng mà chĩnh vì vậy nên người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để thực hiện việc xưng hô cho thích hợp, lựa chọn từ ngữ sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh và đối tượng.
3. Tìm hiểu khái quát về đại từ:
Ta hiểu về đại từ như sau:
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thành trong cuốn Tiếng việt hiện đại có đưa ra định nghĩa về đại từ như sau: “Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật, chỉ ngôi thứ thay cho các danh từ cụ thể và để chỉ định xác định các danh từ, các đại từ nhân xưng làm cho chúng có tính xác định rõ ràng.”
Hiểu một cách đơn giản, ta thấy rằnh, đại từ chính là các từ thường dùng để nhằm mục đích thực hiện việc xưng hô hoặc thay thế cho các danh từ, tính từ, động từ, cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.
Ta hiểu về đại từ nhân xưng như sau:
Đại từ nhân xưng hay chúng ta cũng còn có thể gọi là đại từ chỉ ngôi là những từ dùng để thực hiện việc xưng hô, dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ, dùng để thay thế cho người nói cụ thể như: tôi, tao, chúng tôi, chúng ta, mày, chúng mày…hoặc đại từ nhân xưng để chỉ người và vật được nói đến cụ thể như: nó, họ, hắn, y, thị hay nhiều đại từ nhân xưng cụ thể khác.
Như đã nói cụ thể bên trên, đại từ nhân xưng cũng được thể hiện ở 3 ngôi cụ thể như sau: đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi người đối thoại (ngôi thứ hai), để chỉ người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba). Đại từ nhân xưng sẽ bao gồm số ít và số nhiều.
Các loại đại từ nhân xưng:
Đại từ nhân xưng thường có thể được phân thành ba loại theo các ngôi giao tiếp. Trong đó, mỗi loại thì sẽ lại chia ra: số ít và số nhiều, cụ thể:
– Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (cụ thể là đại từ nhân xưng chỉ người đang nói cụ thể như: tôi, tao, tớ, mình, bọn mình, chúng ta, bọn ta…)
+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít (cụ thể là tôi, tao, tớ, mình,…)
Đối với ngôi thứ nhất số ít, khi nói chuyện với mọi người, tùy từng trường hợp cụ thể, tương quan tuổi tác, liên hệ bà con, mức độ thân sơ, mà tự xưng bằng những nhân xưng đại từ khác nhau, cụ thể:
Cần xưng “Con”, với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo; với những người già.
Cần xưng “Cháu”, với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ.
Cần xưng “Em”, với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo.
Cần xưng “Anh”, “chị” với các em, với những người mà đương sự coi là đàn em của mình.
Cần xưng “Cô”, “dì”, “bác”, “thím” với các cháu theo tương quan họ hàng, với người nhỏ tuổi được đương sự coi như con cháu.
Cần xưng “Tôi”, với tất cả mọi người khi bản thân lớn hơn hoặc ngang bằng.
Có thể xưng “Tao”, “ta”, với một số người khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận, hỗn láo,…
+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều (bọn mình, bọn tao, chúng tao, …)
– Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu, mày, anh, chị, chúng mày, các cậu, các bạn….)
+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít (cụ thể như mày, mi, bạn, cậu, chị,…)
Về đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, trong tương quan mối quan hệ giữa cha và con, mẹ và con, khi thực hiện việc đối thoại, cha mẹ gọi con bằng “con” hoặc cũng sẽ có thể gọi là “mày”. Cũng có đôi trường hợp, đối với người con đã có gia đình, có chức phận, người Bắc thì thường sẽ có thể gọi bằng “anh”, bằng “chị”. Đối lại, con gọi cha mẹ bằng rất nhiều tiếng cụ thể như: Cha, bố, ba, thầy, cậu, tía; mẹ, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u…
Khi mọi người nói chuyện với một người trong vòng bà con, người ta sẽ gọi theo vai vế cụ thể như: Bác, chú, cậu, dượng, cô, dì, thím, anh, chị, dượng nó, chú nó,… Nói chuyện với người ngoài, người ta xưng theo tuổi: Cụ, ông, bà, anh, chị, chú, mày, và nhiều cách xưng hô khác.
+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều (cụ thể như chúng mày, chúng bay, chúng mi, các mày,…)
– Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (được dùng để chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp cụ thể như: nó, anh ta, hắn, y, bọn ấy, cô ấy, bạn ấy)
+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít (cụ thể như nó, hắn, y và nhiều cách xưng hô khác.)
Đại từ chỉ ngôi thứ ba số ít trên thực tế sẽ có thể được tạo ra bằng cách kết hợp từ ‘ta’ hoặc ‘ấy’ với các từ chỉ quan hệ thân thuộc.
+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều (cụ thể như chúng nó, chúng hắn, họ, chúng,…)
Ngoài ra, ta thấy rằng, trên thực tế cũng sẽ một số danh từ dùng đểthực hiện việc xưng hô một cách chính thức và những danh từ được dùng để chỉ chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, học vị cũng được dùng làm đại từ nhân xưng (ngôi thứ hai).
Như vậy, đại từ trong tiếng việt được chia làm 3 loại cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Đại từ nhân xưng (đại từ chỉ ngôi): Đại từ nhân xưng được dùng nhằm mục đích chính đó là để thay thế danh từ, đại từ nhân xưng chỉ mình hoặc người khác khi các chủ thể thực hiện giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi đó là là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe và ngôi thứ 3 là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới.
– Thứ hai: Đại từ dùng để hỏi: Loại đại từ dùng để hỏi này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác.
– Thứ ba: Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng.