Độc tài thể hiện một cách thức tổ chức chế độ nhà nước ở một số quốc gia thời gian trước. Trong nó, quyền lực về chính trị, kinh tế, văn hóa,... được quyết định và điều chỉnh bởi một người, một nhóm người. Số lượng người lắm quyền lực ít, trong khi họ mang đến sự bảo thủ, độc đoán để bắt buộc xã hội phải tuân thủ.
1. Độc tài là gì? Thế nào là người độc tài?
Phân tích ý nghĩa của từ ngữ:
Độc tài là một từ Hán Việt. Ta có thể phân tích nghĩa của từng từ cấu tạo nên nó để thấy rằng:
– độc: một mình, độc đoán. Các ý kiến và quyết định được đưa ra một cách chủ quan;
– tài: quyết đoán, số đông phải phục tùng theo các mệnh lệnh được họ đưa ra.
Các ý kiến này chưa được bàn bạc, thống nhất bởi đa số. Do đó những người thực hiện thường không tự nguyện, không đồng tình theo các quan điểm đó.
Độc tài là tính từ, thường được sử dụng để chỉ chế độ chính trị. Chế độ này được xây dựng do một người hay một nhóm người nắm tất cả quyền hành, tự mình quyết định mọi việc, dựa trên bạo lực. Khi đó, sự ép buộc, tính bạo lực đe dọa để số đông phải phục tùng họ.
Người độc tài:
Độc tài là người có tư tưởng cho rằng chỉ có mình là tài năng, tài giỏi. Họ cũng muốn mình phải điều khiển được người khác. Từ đó tự mình quyết định mọi việc, không lắng nghe các ý kiến hay phân tích khác. Thường dựa trên bạo lực hay sự áp đặt, bất chấp ý kiến, hay phản ứng của người còn lại. Do đó các ý chí được thể hiện chủ quan, ích kỷ, lợi ích và quyền hành của họ được đặt lên cao nhất.
Chế độ độc tài là chế độ của một giai cấp bóc lột nắm mọi quyền hành và quyết định mọi việc, không chú ý đến ý kiến của nhân dân. Do đó người dân không được hưởng quyền tự do dân chủ. Họ phải phục tùng theo các quyết định từ phía nhà nước.
Mục lục bài viết
2. Các thuật ngữ tiếng Anh?
Độc tài tiếng Anh là Dictatorial.
Người độc tài tiếng Anh là Dictator.
Chế độ độc tài tiếng Anh là The dictatorship.
3. Nhà độc tài là gì?
Nhà độc tài là một người lãnh đạo với uy quyền tuyệt đối. Các quyền lực này có thể tập chung vào tay của một hay một nhóm người. Một nhà nước do một người độc tài chỉ huy gọi là nhà nước độc tài. Khi đó, các tính chất độc đoán, độc quyền được thể hiện rõ trong cách thức tổ chức hoạt động phân chia quyền lực, quản lý nhà nước.
Từ dictator của tiếng Anh bắt nguồn từ chức danh của một người lãnh đạo vùng của La Mã cổ đại do Viện nguyên lão La Mã chỉ định đến cai quản trong trường hợp khẩn cấp. Trong đó, nó được sử dụng để nhắc đến người lãnh đạo với các quyền lực chuyên biệt.
Các đặc điểm thể hiện của nhà độc tài:
Trong ngôn ngữ hiện đại, thuật ngữ “nhà độc tài” thường được sử dụng để mô tả một nhà lãnh đạo nắm giữ và/hoặc lạm dụng sức mạnh cá nhân bất thường. Họ có trong tay các quyền lực tối cao trong khi không bị kiểm soát, giám sát bởi các cá nhân hay cơ quan khác. Do đó mà các quyền hành ngày càng tăng, càng triển khai mạnh mẽ. Trong khi các trách nhiệm hay nghĩa vụ không bị giới hạn.
Đặc biệt là quyền thi hành luật pháp của nhà độc tài không bị hội đồng lập pháp kiềm chế. Do đó pháp luật có thể được họ xây dựng, điều chỉnh vì quyền lợi của họ.
Chế độ độc tài thường được đặc trưng bởi một số các đặc điểm sau đây:
+ Đình chỉ bầu cử và các tự do dân sự;
+ Tuyên bố tình trạng khẩn cấp;
+ Cai trị bằng nghị định;
+ Đàn áp đối thủ chính trị mà không tuân thủ các thủ tục pháp quyền;
+ Hệ thống đơn đảng, và sùng bái cá nhân.
4. Chế độ độc tài là gì?
Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó một cá nhân hoặc một nhóm với quyền lực không giới hạn cai trị. Nhóm người đó được quyền tổ chức nhà nước, quyết định chính sách theo hướng họ muốn, họ cho là đúng. Họ có thể dùng những biện pháp trù dập những người đối lập để duy trì quyền lực. Từ đó mang đến sức mạnh không bị đàn áp hay kiểm soát.
Khái niệm này có thể có hai nghĩa:
– Độc tài kiểu tư bản là một công chức chính trị thời Cộng hòa La Mã. Vị độc tài quan được giao cho quyền tối thượng trong lúc khẩn cấp. Nhờ vậy mà trong thời điểm khẩn cấp, họ không cần xin phép, có lệnh từ cấp trên. Đảm bảo hiệu quả thực thi quyền lợi cũng như làm nhiệm vụ.
Quyền hành của họ nguyên thủy không tùy tiện hay kỳ quặc mà phải tuân thủ pháp luật. Tức là quyền tối thượng cũng phải được kiểm soát, có chừng mực trong mục đích thực hiện nhiệm vụ. Không có những chính thể độc tài như vậy trong khoảng đầu thế kỷ thứ hai (TCN). Nhưng sau này những độc tài quan như Sulla và Hoàng đế La Mã thực thi quyền lực có tính cá nhân và độc đoán hơn. Càng thể hiện quyền lực tập chung, củng cố cho nhóm người thống trị.
– Trong nghĩa hiện dùng, chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do một nhóm không chịu sự ràng buộc của pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong một quốc gia. Khi đó, họ được làm những gì họ cho là đúng, để xây dựng quyền lực và củng cố lợi ích.
5. Các chế độ độc tài:
5.1. Độc tài quân sự:
– Chế độ độc tài quân sự được thực hiện trong nắm giữ quân sự quốc gia. Đây là chế độ trong đó một nhóm sĩ quan nắm quyền, quyết định ai sẽ lãnh đạo đất nước và thực hiện ảnh hưởng đối với chính sách. Từ đó mà sức mạnh quân sự được tập chung, mang sức mạnh lãnh đạo, thống trị đất nước.
– Giới tinh hoa cấp cao và một nhà lãnh đạo là thành viên của chế độ độc tài quân sự. Họ thực hiện việc thống trị, đàn áp người dân, các thành phần khác bằng sức mạnh quân sự. Trong đó, giới tinh hoa được gọi là thành viên junta. Họ thường là sĩ quan cao cấp trong quân đội.
– Đặc trưng bởi sự cai trị của một quân đội chuyên nghiệp như là một thể chế. Từ đó mà người đứng đầu quân đội có sức mạnh kiểm soát, chi phối các hoạt động khác.
5.2. Chế độ độc tài đơn đảng:
– Chế độ độc tài độc đảng là chế độ trong đó một đảng thống trị chính trị. Đảng này giữ vai trò là chính đảng, lãnh đạo nhân dân.
– Trong chế độ độc tài độc đảng, một đảng duy nhất có quyền truy cập vào các vị trí chính trị và kiểm soát chính sách. Các lực lượng của tổ chức xây dựng lớn mạnh, từ đó thống nhất quản lý tất cả mọi lĩnh vực. Từ chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự,… Sức mạnh được kiểm soát, chi phối trong nội bộ. Tuy nhiên đã có sự phân chia, thống nhất, giám sát quyền lực của các thành viên, chức danh.
– Trong chế độ độc tài độc đảng, giới tinh hoa đảng thường là thành viên của cơ quan cầm quyền của đảng, đôi khi được gọi là ủy ban trung ương, bộ chính trị hoặc ban thư ký. Họ nắm vai trò đầu não, tiến hành quản lý, lãnh đạo cũng như thống nhất nhân dân theo Đảng.
Các nhóm cá nhân này kiểm soát việc lựa chọn các quan chức của đảng. Từ đó chọn lọc các cá nhân có đủ điều kiện đáp ứng cùng làm việc, giữ nhiệm vụ cụ thể. Cũng như tiến hành “tổ chức phân phối lợi ích cho những người ủng hộ và vận động công dân bỏ phiếu và thể hiện sự ủng hộ đối với các nhà lãnh đạo đảng”. Phải thống nhất tư tưởng cũng như niềm tin của nhân dân vào Đảng.
5.3. Chế độ độc tài cá nhân:
– Chế độ độc tài cá nhân là chế độ trong đó tất cả quyền lực nằm trong tay của một cá nhân. Khi đó, cá nhân đó nắm quyền chính trị, quân sự, ban hành luật pháp,… Sự độc đoán, độc quyền kiến cá nhân ngày càng dùng quyền lực, sức mạnh để khống chế mọi người phải phục tùng.
– Những kẻ độc tài theo chủ nghĩa cá nhân có thể là thành viên của quân đội hoặc lãnh đạo của một đảng chính trị. Tức là đảm nhận quản lý, mang đến sức mạnh thống trị Tuy nhiên, cả quân đội lẫn đảng đều không thực hiện quyền lực độc lập với nhà độc tài. Bởi cá nhân đó có sức mạnh, quyền hành lớn nhất.
– Trong chế độ độc tài cá nhân, quân đoàn tinh nhuệ thường được tạo thành từ những người bạn thân hoặc thành viên gia đình của nhà độc tài. Từ đó dễ bề thể hiện sức mạnh, sự liên kết. Những cá nhân này thường được lựa chọn cẩn thận để phục vụ nhà độc tài. Do đó mà sức mạnh của nhà độc tài mới đàn áp được cả xã hội không dám phản kháng.
5.4. Quân chủ:
– Chế độ độc tài quân chủ khi có một người giữ vai trò lãnh đạo, làm chủ. Đây là chế độ trong đó “một người gốc hoàng gia đã kế thừa vị trí nguyên thủ quốc gia theo thông lệ hoặc hiến pháp được chấp nhận”. Việc thay thế, lên ngôi được tiếp diễn theo chế độ cũ.
– Các chế độ không được coi là độc tài nếu vai trò của quốc vương chủ yếu là theo nghi lễ. Nhưng các chế độ quân chủ tuyệt đối, như Ả Rập Xê Út, có thể được coi là chế độ độc tài di truyền.
– Quyền lực chính trị thực sự phải được quốc vương thực thi để các chế độ được phân loại như vậy. Giới tinh hoa trong các chế độ quân chủ thường là thành viên của hoàng gia. Từ đó mà người trong huyết thống cũng giữ các chức vụ quan trọng. Tránh việc tuyển dụng người ngoài làm lung lay vị thế, quyền lực của hoàng tộc.
5.5. Chế độ độc tài tạp chủng:
– Chế độ độc tài lai là chế độ pha trộn phẩm chất của chế độ độc tài cá nhân, độc đảng và quân đội. Khi đó, tính chất thống trị, độc đoán không chỉ xác định theo một đặc điểm bên trên.
– Khi các chế độ chia sẻ đặc điểm của cả ba hình thức độc tài, chúng được gọi là ba mối đe dọa. Bởi tính chất phức tạp trong thâu tóm quyền lực càng làm nên sức mạnh lớn hơn của nhà độc tài. Nhân dân cũng khó nghĩ đến ngày quyền lực này bị loại bỏ.
– Các hình thức phổ biến nhất của chế độ độc tài lai là lai cá nhân/đơn đảng và lai cá nhân/quân sự. Tức là cá nhân đang nắm giữ các vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động của tổ chức Đảng, hoặc nắm quyền quân sự. Vì vậy mà càng đe dọa đến tính chất độc tài trong đất nước đó.