Khu tự trị là thuật ngữ được sử dụng khi nhắc đến một quốc gia và các khu vực tự trị trong lãnh thổ quốc gia đó. Trong khu tự trị cũng tổ chức người quản lý, điều hành để thống nhất người dân. Do đó trên thực tế, đây cũng là một khu vực có địa giới hành chính - lãnh thổ tương đối độc lập.
Mục lục bài viết
1. Khu tự trị là gì?
– Xét về yếu tố lãnh thổ:
Khu tự trị là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia. Do đó trước tiên, khu vực này vẫn được quản lý, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương. Các đặc điểm trong tổ chức điều hành, thống nhất hay quản lý khu vực vẫn phải đảm bảo trên tinh thần chung.
Tuy nhiên tính chất tự trị thể hiện các quyền hạn được trao để quản lý, mang đến đặc điểm khác trong tính chất điều hành. Các nhà lãnh đạo cũng được hình thành, có quyền hạn nhất định.
Bản chất khác biệt của khu tự trị là được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc. Từ đó, họ được thực hiện các công việc, hoạt động quản lý, tổ chức riêng trong tính thống nhất quốc gia.
– Xét về đơn vị hành chính – lãnh thổ:
Khu tự trị còn được hiểu là đơn vị hành chính – lãnh thổ có quyền tự quản lí công việc thuộc dân tộc sinh sống trong khu. Các cá nhân tiến hành thống nhất quản lý cũng như triển khai hoạt động của khu vực.
Khu tự trị thường được thành lập ở các vùng có nhiều dân tộc ít người. Trong đó, có những điều kiện địa lí, dân tộc, văn hoá truyền thống đặc thù. Để đảm bảo hiệu quả văn hóa, thể hiện các đặc sắc trong truyền thống dân tộc, họ được thực hiện tính tự trị. Nhằm thực hiện chính sách tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, mang đến các bản sắc văn hóa riêng của quốc gia.
Phạm vi các quyền tự trị:
Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo điều kiện đặc thù và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Trên thực tế, nhà nước tiến hành quản lý chung tất cả các vùng lãnh thổ. Do đó, các quyền hạn của các khu tự trị có thể được cân nhắc cho phù hợp hoàn cảnh, nhu cầu cũng như hiệu quả chung trong quản lý đất nước.
Thông thường, khu tự trị thường có các quyền cơ bản trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của mình.
+ Như quyền lập ra Các cơ quan quản nhà nước ở địa phương. Các cơ quan này tổ chức quản lý, thống nhất chung. Tuy nhiên vẫn phải dựa trên tinh thần các quy định pháp luật, trong nguyên tắc tổ chức nhà nước.
+ Quyền được lập ngân sách riêng để sử dụng cho các mục đích thực tế.
+ Quyền lập quy, được hiểu là các nguyên tắc để đảm bảo quản lý khu vực.
+ Quyền được dùng tiếng mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc trong trường học, công sở.
Đặc biệt: Khu tự trị không được quyền lập quân đội riêng và cơ quan ngoại giao độc lập với quốc gia. Bởi tính chất quản lý về an ninh, trật tự quốc gia. Quân đội phải được lập và hoạt động trong tư tưởng quốc gia.
Nhà nước trung ương không cần thiết duy trì khu tự trị khi trình độ mọi mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã phát triển tương xứng so với các dân tộc đa số. Bởi họ có đủ năng lực, nhu cầu hòa nhập để tiếp cận các lợi ích mới.
2. Đặc điểm của khu tự trị:
– Đơn vị hành chính ở một số nước, lập ra để bảo đảm quyền tự trị của các dân tộc thiểu số sống tập trung ở một khu vực. Khi đó, chế độ riêng phù hợp hơn trong chính sách quản lý. Tuy nhiên vẫn đảm bảo dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương.
– Khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia. Đây vẫn là khu vực được quản lý, được tổ chức điều hành trong lãnh thổ quốc gia. Các khu vực này phải được giám sát về hiệu quả, chất lượng quản lý cũng như tổ chức. Để đảm bảo trong chất lượng điều hành của nhà nước.
– Được nhà nước trung ương giao cho một số quyền để đảm bảo hiệu quả quản lý. Từ đó đảm bảo chất lượng học tập, thể hiện nét riêng văn hóa và nét đặc trưng của phong tục. Nhà nước cố gắng gìn giữ văn hóa, để các khu vực được tự do thực hiện quyền riêng.
– Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước. Cũng như thể hiện trong tính thiết yếu của quốc gia trong phân công, phối hợp quản lý đất nước hiệu quả.
– Khu tự trị không còn cần thiết duy trì khi trình độ các mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã không còn sự chênh lệch so với các dân tộc đa số. Khi đó, các dân tộc được đồng đều nhau trong sinh hoạt, tiếp cận với các điều kiện phát triển đất nước. Quốc gia cũng có tiềm lực kinh tế, xã hội đồng đều.
Trong khu tự trị có thể thành lập chính quyền riêng để thực hiện quản lý. Việc này đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác điều hành nhân dân. Đặc biệt là sự thành lập, duy trì hoạt động của Hội đồng nhân dân là đảm bảo ý nghĩa tổ chức quản lý khu tự trị. Người dân trong khu tự trị phải được tiếp cận các quyền lợi cũng như tuân thủ các quy định chung.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân khu tự trị:
Hội đồng nhân dân khu tự trị có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương; Để đảm bảo hiệu quả tự trị, nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật. Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc;
– Tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; Mặc dù tiến hành quản lý khu tự trị nhưng không được phân biệt, tạo ra rào cản giữa các dân tộc. Căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị; Từ đó thống nhất, mang đến hiệu quả của cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương.
– Xét duyệt dự trù và quyết toán chỉ tiêu của cấp khu; Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, tìm kiếm kinh phí trong ngân sách của khu vực.
– Căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở các địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Đây là nội dung đảm bảo hiệu quả thống nhất, tuân thủ quy định pháp luật của nhà nước.
Uỷ ban hành chính các cấp trong khu tự trị có trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh trong khu tự trị thực hiện chính sách dân tộc, phát huy khả năng của các dân tộc nhằm làm cho khu tự trị phát triển về mọi mặt; Mục tiêu thúc đẩy khu tự trị phát triển về kinh tế, văn hóa là mục tiêu tiên quyết, để nâng cao cũng như đồng đều chất lượng phát triển quốc gia.
– Quản lí công tác văn hóa dân tộc, thể hiện đa dạng trong bản sắc văn hóa; đào tạo cán bộ các dân tộc, để nâng cao trình độ quản lý; chấp hành điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt của khu tự trị,…
4. Một số khu tự trị nổi bật trên thế giới:
Trung Quốc
Khu tự trị là một trong những đặc khu hành chính của Trung Quốc, trong đó chính quyền địa phương sẽ có mức độ tự chủ cao hơn so với các khu hành chính cấp tỉnh khác. Có 5 khu vực tự trị tại Trung Quốc: Khu tự trị Tây Tạng; Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương; Khu tự trị Nội Mông Cổ; Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ; Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
+ Khu tự trị Tây Tạng: Tây Tạng, một trong 5 khu tự trị dân tộc thiểu số của Trung Quốc, nằm ở phía Tây Nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thủ phủ là thành phố Lhasa xinh đẹp. Tây Tạng nằm ở phía Tây
+ Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương: Ngày 1/10/1955 Khu tự trị Tân Cương được thành lập. Khu tự trị Tân Cương, với thủ phủ là thành phố Urumqi, nằm ở vùng Tây Bắc Trung Quốc. Với diện tích 1,660,000 km2, Tân Cương là khu vực hành chính cấp tỉnh với diện tích lớn nhất Trung Quốc, chiếm 1/6 tổng diện tích đất nước Trung Quốc. Hiện nay, có tất cả 55 dân tộc ở Tân Cương, chủ yếu là dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Hán, Kazakh, Hồi, Kyrgyz, Mông Cổ, Mãn, Nga,…
+ Khu tự trị Nội Mông Cổ: Khu tự trị Nội Mông nằm ở phía Bắc của Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2019, Nội Mông có diện tích lớn thứ 3 Trung Quốc với tổng diện tích 1,183 triệu km2. Thành phố Hohhot hiện đại là thủ phủ đồng thời là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của khu vực này. Khu tự trị Nội Mông với địa hình trải dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam, với địa hình cao nguyên rộng lớn, bao gồm cao nguyên, núi, đồi, đồng bằng, sa mạc, sông hồ,… 4 hệ thống sông lớn trải dọc khu vực gồm sông Hoàng Hà, sông Argun, sông Nộn và sông Tây Liêu. Khí hậu chủ yếu là khí hậu ôn đới gió mùa lục địa với đặc điểm là lượng mưa ít và không đều, gió mạnh, biến đổi thời tiết rõ rệt giữa các mùa trong năm. Theo thống kê, khu tự trị Nội Mông Cổ gồm có 49 dân tộc thiểu số, bao gồm Mông Cổ, Hán, Mãn, Hồi, Triều Tiên,… trong đó dân tộc Mông Cổ là dân tộc có dân số đông nhất.
+ Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ: Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, gọi tắt là Ninh, nằm ở khu vực nội địa Tây Bắc Trung Quốc. Tổng diện tích 66400 km2. Mặc dù diện tích không lớn, dân số không nhiều, nhưng nơi đây là sự tập trung những đồi núi, sông hồ, thảo nguyên, sa mạc lớn của cả nước. Thủ phủ Ninh Hạ là thành phố Ngân Xuyên. Với đặc điểm địa hình nghiêng dốc dần từ hướng Tây Nam sang Đông Bắc nên địa hình được phân chia thành 3 khu vực chính: khu vực tưới tiêu phía Bắc sông Hoàng Hà, khu vực phía Trung khô hạn và khu vực vùng núi phía Nam. Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn, bán khô hạn. Tại đây 4 mùa rõ rệt, mùa hè thời gian ngắn, lượng mưa ít, tháng 7 là tháng nóng nhất, mùa đông lạnh kéo dài, tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm. Mùa xuân ấm áp, mùa thu mát mẻ.
+ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, gọi tắt là “Quế”, là đặc khu hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nằm ở phía nam Trung Quốc. Thủ phủ là thành phố Nam Ninh. Quảng Tây có diện tích lục địa 237,600 km2 và vùng biển rộng khoảng 40000 km2. Địa hình dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, nhìn chung bao gồm 6 loại: núi, đồi, bậc thang, đồng bằng, núi đá và mặt nước. Quảng Tây có khí hậu gió mùa cận nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa, bốn hệ thống nước chính trải dọc địa hình là sông Châu Giang, sông Dương Tử, sông Hồng và sông Tân Hải.
Hồng Kông
Hồng Kông là một lãnh thổ trải dài khoảng 426 dặm vuông và là quê hương của khoảng 7.448.900 người. Hồng Kông là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu do khối lượng giao dịch lớn cũng như số lần cao của đồng nội tệ, đồng đô la Hồng Kông, được giao dịch. Hồng Kông trước đây nằm dưới sự thống trị của Anh cho đến năm 1997 khi chính phủ Anh trao lại quyền kiểm soát khu vực cho Trung Quốc. Hệ thống chính phủ được thành lập ở Hồng Kông sau khi chấm dứt sự thống trị của Anh tách biệt với chính phủ cai trị lãnh thổ Trung Quốc. Anh và Trung Quốc đã ký một hiệp ước đảm bảo vị thế của Hồng Kông được tôn trọng. Chính phủ Hồng Kông có ba chi nhánh với Giám đốc điều hành là người lãnh đạo của cơ quan hành pháp của chính phủ.
Ma Cao
Một khu vực tự trị ở Trung Quốc là Macao; trong đó bao gồm một diện tích khoảng 11, 8 dặm vuông. Macao là nhà của khoảng 650.900 cá nhân theo điều tra dân số được thực hiện vào năm 2016. Do dân số cao và diện tích tương đối nhỏ, Macao có mật độ dân số cao hơn bất kỳ khu vực nào khác trên trái đất. Trước khi Macao được chuyển sang Trung Quốc Chính phủ, nó đã nằm dưới sự kiểm soát của Bồ Đào Nha cho đến năm 1999. Các hệ thống kinh tế và chính trị ở Macao khác với các hệ thống được sử dụng ở Trung Quốc đại lục do một thỏa thuận được ký kết bởi chính phủ Trung Quốc và Bồ Đào Nha. Quyền tự chủ được hưởng bởi Macao cho phép nước này được hưởng một số đặc quyền như có một hệ thống pháp lý độc đáo phản ánh chặt chẽ luật pháp Bồ Đào Nha.
Quần đảo Aland
Một khu tự trị khác là Aland thuộc sở hữu của Phần Lan. Aland chiếm một diện tích tương đối nhỏ ở khoảng 610 dặm vuông đó là hơi dưới 0, 5% tổng lãnh thổ đất liền của Phần Lan. Aland đã được trao quyền tự trị vào năm 1921 trong một trong những trường hợp đầu tiên được đưa ra trước Hội Quốc Liên. Tình trạng của Aland sau đó đã được xác nhận sau khi Phần Lan gia nhập EU. Aland là một trong những khu vực độc đáo của thế giới vì đây là khu vực phi quân sự. Quyền tự chủ được hưởng bởi Aland cho phép công dân có một bản sắc độc đáo thu hút rất nhiều từ văn hóa Thụy Điển.
5. Việt Nam có khu tự trị không?
Ở Việt Nam, khu tự trị được lập và duy trì trong một thời gian tương đối dài. Các khu tự trị được mở ra đối với một số dân tộc ít người.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, khu tự trị là một đơn vị hành chính tương đương tỉnh, thành phố trực thuộc trung Ương. Có thể thấy thời gian trước, các khu tự trị là cần thiết được thành lập. Nhà nước đảm bảo điều kiện cho các dân tộc ít người, có bản sắc dân tộc cao được thể hiện, gìn giữ.
Nước ta thời điểm đó được chia thành tỉnh, khu tự trị thành phố trực thuộc trung ương (Điều 78). Trong đó, hai đồng nhân dân khu tự trị – cơ quan quyền lực nhà nước của khu tự trị, với nhiệm kì là ba năm. Các quy định trong hoạt động tổ chức, quản lý khu tự trị cũng được tiến hành trong hoạt động chung của quốc gia.
Khu tự trị ở Việt Nam được bảo đảm quyền và khả năng tự quản lí của các dân tộc ít người ở Việt nam.
Khu tự trị Thái – Mèo
Khu tự trị Thái – Mèo (1955-1962) hay Khu tự trị Tây Bắc (1962-1975), là một đơn vị hành chính cũ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một trong hai vùng lãnh thổ được hưởng quy chế tự trị thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 230/SL thành lập Khu tự trị Thái – Mèo.
Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Khu tự trị Thái – Mèo phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây và phía nam giáp Lào, phía đông nam giáp vùng Mường Hoà Bình, phía đông có dãy núi Phan Xi Păng ngăn cách với các dân tộc tập trung ở lưu vực sông Hồng.
Khu tự trị Tây Bắc bao gồm 16 châu: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay viết là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Phong Thổ (thuộc tỉnh Lào Cai), Than Uyên, Văn Chấn (thuộc tỉnh Yên Bái).
Dưới cấp khu chỉ có cấp châu và cấp xã, bỏ cấp tỉnh (Sơn La, Lai Châu). Điều này được hợp thức hóa trong Hiến pháp năm 1959, trong đó quy định Khu tự trị là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, lập thêm 2 châu Tủa Chùa và Mù Cang Chải.
Khu tự trị Việt Bắc
Khu tự trị Việt Bắc (1956 – 1975) là một đơn vị hành chính cũ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiền thân của nó là Liên khu Việt Bắc. Với việc thành lập Khu tự trị Việt Bắc ngày 1-7-1956, Liên khu Việt Bắc chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một đơn vị hành chính. Tuy nhiên, về mặt quân sự, đến tháng 6-1957, Liên khu Việt Bắc mới được thay thế bằng Quân khu Việt Bắc.
Khu tự trị Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 268-SL ngày 1 tháng 7 năm 1956 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khu tự trị Việt Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang (trừ huyện Yên Bình), Thái Nguyên (trừ hai huyện Phổ Yên, Phú Bình) và huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang (nhập vào tỉnh Lạng Sơn). Huyện Phổ Yên nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, đến 15-6-1957 lại trả về tỉnh Thái Nguyên (trừ xóm Thông, xã Thuận Thành nhập vào xã Hồng Kỳ, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc). Huyện Phú Bình nhập vào tỉnh Bắc Giang, đến 15-6-1957 lại trả về tỉnh Thái Nguyên. Thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc là thị xã Thái Nguyên.
Tỉnh Hà Giang sáp nhập vào Khu tự trị Việt Bắc theo Sắc lệnh số 020-SL ngày 23-3-1959 của Chủ tịch nước.
Hệ thống tổ chức chính quyền Khu tự trị Việt Bắc có 4 cấp: khu, tỉnh, châu, xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Bộ máy chính quyền Khu tự trị gồm có: Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính. Thành phần Hội đồng nhân dân phải có đủ đại biểu các dân tộc. Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc là ông Hoàng Bắc Dũng phó bí thư thường trực, Bí thư khu tự trị việt bắc là ông Chu văn Tấn.
Khu tự trị Việt Bắc tồn tại cho tới ngày 27 tháng 12 năm 1975 thì giải thể cùng với Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời những quy định trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 về cấp khu tự trị cũng bị bãi bỏ theo Quyết định của Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2.