Trên thế giới, trong lịch sử phát triển của nhân loại, ta thấy có nhiều thuyết đã ra đời. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ thuyết kỳ vọng là gì và nội dung thuyết kỳ vọng của Victor Vroom cụ thể ra sao? Cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thuyết kỳ vọng là gì?
Victor H. Room được biết đến là một nhà tâm lý học và ông cũng là nhà nghiên cứu khoa học hành vi nổi tiếng. Victor H. Room tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ở trường Đại học Maikim (Canada), Victor H. Room đỗ liến sĩ ở trường Đại học Michigan (Mỹ), Victor H. Room cũng đã từng giảng dạy ở trường Đại học Pennsylvania, trường Đại học Khanakin – Meilung và trong một thời gian dài Victor H. Room chính là giáo sư tâm lý học và khoa học quản lý.
Học thuyết của Victor H. Room ra đời và nó đã lí giải tại sao con người lại có động lực để có thể dựa vào động lực đó nỗ lực hoàn thành công việc. Thuyết kỳ vọng là học thuyết được sử dụng rộng rãi nhất trong các học thuyết động lực. Victor H. Room đã cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người được quyết định bởi nhận thức của con người về những kì vọng của chính bản thân của họ ở trong tương lai.
Các chủ thể là những đối tượng người lao động đều sẽ nỗ lực làm việc nếu như các chủ thể đó biết rằng việc làm đó trên thực tế sẽ giúp cho bản thân họ có thể dẫn tới kết quả tốt hoặc để người lao động có thể những phần thưởng đối với họ có giá trị cao. Cụ thể như đối với một người muốn thăng tiến và họ được cho biết rằng nếu như bản thân họ chăm chỉ làm việc sẽ có thành tích trong công việc và thành tích đó sẽ dẫn tới thăng tiến, thì nhận thức đó sẽ thúc đẩy các đối tượng là những người lao động đó chăm chỉ làm việc để những người lao động này có thể đạt được ước vọng của bản thân.
Con người cũng sẽ tự quyết định và dựa vào quyết định đó chọn cho mình một mức nỗ lực để nhằm mục đích có thể đạt mục tiêu của tổ chức tùy thuộc vào mức độ kì vọng và kết quả, phần thưởng họ nghĩ sẽ nhận được và dựa vào mức độ quan trọng của phần thưởng với bản thân của họ.
2. Tìm hiểu về tác phẩm thuyết kỳ vọng:
Sau khi nghiên cứu cụ thể về các động cơ của các cá nhân trong tổ chức dưới góc độ của khoa học hành vi thì ta thấy được rằng, trước hết, người ta sẽ đưa ra thuyết nhu cầu. Thuyết kỳ vọng được biết đến là một bước phát triển mạnh mẽ của thuyết nhu cầu. Thuyết kỳ vọng không chỉ xem xét nhu cầu của con người mà còn xem xét biện pháp để nhằm mục đích có thể thỏa mãn nhu cầu đó và ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với tổ chức. Thuyết kỳ vọng ra đời cũng đã góp phần gắn kết nhu cầu cá nhân với điều kiện bên ngoài và các cơ hội để nhằm mục đích có thể thỏa mãn nhu cầu đó. Sự gắn kết nhân tố cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài rõ ràng ở trên thực tế sẽ có ích cho việc lý giải một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn hành vi và động cơ của cá nhân ở trong tổ chức.
Ta nhận thấy rằng, rõ ràng, thuyết kỳ vọng là một lý thuyết có vai trò rất quan trọng trong lý thuyết quản trị nhân sự (OB), bổ sung cho lý thuyết về tháp nhu cầu của Abraham Maslow bên cạnh thuyết công bằng.
Thuyết kỳ vọng do Victor Vroom là một giáo sư Trường Quản trị Kinh doanh Yale (và học vị Tiến sĩ khoa học tại Trường đại học Michigan) đưa ra, thuyết kỳ vọng cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay là căn cứ vào sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân. Mô hình thuyết kỳ vọng này do V. Vroom đưa ra vào năm 1964, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi một vài người khác, bao gồm cả các chủ thể là những học giả Porter và Lawler (1968).
Thuyết kỳ vọng là một luận thuyết có ý nghĩa quan trọng có nội dung về quá trình nhận biết đặc tính con người. Thuyết kỳ vọng cho rằng sự đền đáp hoặc kết quả mà người ta mong muốn thì đều sẽ có thể kích thích hành vi của con người nhưng thực chất sẽ không cần thiết phải sử dụng sự đền đáp trực tiếp, lặp đi lặp lại nhiều lần cho một hành vi cụ thể nào đó để nhằm mục đích có thể tạo ra phản xạ có điều kiện. Bởi vì kinh nghiệm gián tiếp, sự ước đoán, liên tưởng trên thực tế thì thực chất cũng có thể tạo ra sự kích thích đối với hành vi của con người và nó cũng có thể tạo ra mối liên hệ giữa hy vọng và kết quả.
3. Nội dung thuyết kỳ vọng:
Cơ sở lý thuyết đãi ngộ và nâng cao thành tích cho các chủ thể là những người nhân viên trong giai đoạn ngày nay được coi là toàn diện nhất về động cơ là học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom. Thuyết kỳ vọng ra đời cũng cho rằng một cá nhân thì sẽ có xu hướng hành động theo một cách nhất định dựa trên những kỳ vọng rằng hành động cụ thể đó sẽ dẫn đến một kết quả cho trước và căn cứ cụ thể trên mức độ hấp dẫn của kết quả đó với các cá nhân này.
Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom bao gồm ba biến số hay mối quan hệ cụ thể như sau:
– Kỳ vọng hay mối quan hệ nỗ lực – thành tích: Đây được hiểu là khả năng mà một đối tượng là nhân viên nhận thức rằng việc chủ thể đó bỏ ra mức nỗ lực nhất định thì sẽ dẫn đến một mức độ thành tích nhất định.
– Phương tiện hay quan hệ thành tích – phần thưởng: Đây được hiểu là mức độ mà các chủ thể là cá nhân tin rằng thực hiện công việc ở một mức độ cụ thể nào đó thì sẽ dẫn đến việc mà các chủ thể đó thu được một kết quả mong muốn.
– Chất xúc tác hay mức độ hấp dẫn của phần thưởng: Đây được hiểu là mức độ quan trọng mà các chủ thể là những nhân viên đặt vào kết quả hay phần thưởng tiềm năng mà những nhân viên đó có thể đạt được trong công việc. Chất xúc tác được nêu cụ thể ở đây có nghĩa là sự lôi cuốn của cả mục tiêu lẫn nhu cầu của các đối tượng nhân viên.
Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom này cũng được áp dụng rộng rãi trong cách thức quản lý của các chủ thể là những nhà quản trị hiện đại: Quản trị bằng mục tiêu. Các chủ thể là những nhà quản lý giao mục tiêu, giới hạn về thời gian để buộc các đối tượng là những người lao động phải hoàn thành công việc được giao.
Cường độ của động lực hoạt động (nỗ lực) của một người trên thực tế thì nó sẽ phụ thuộc cụ thể vào việc người đó tin tưởng mạnh mẽ như thế nào vào việc bản thân mình có thể đạt được những gì mà chính mình cố gắng. Nếu như người đó có thể đạt được mục tiêu này, liệu bản thân người đó có được thưởng một cách thỏa đáng và nếu như người đó được tổ chức thưởng liệu rằng phần thưởng đó có thỏa mãn các mục tiêu cá nhân của chủ thể này hay là không thể thoả mãn nhu cầu của người đó?
– Chủ thể là người lao động nhận thấy công việc đã mang lại những kết quả gì cho bản thân mình?
Kết quả mà công việc mang lại cho người lao động có thể là tích cực: Lương, sự bảo đảm, tình bằng hữu, sự tin cậy, phúc lợi, cơ hội được sử dụng tài năng hay kỹ năng và quan hệ tương tác. Mặt khác thì các đối tượng là những người lao động cũng có thể coi những kết quả là tiêu cực, cụ thể như là sự mệt mỏi, nhàm chán, thất vọng, lo âu, giám sát khắc nghiệt, đe dọa bị đuổi việc.
– Chủ thể là người lao động coi những kết quả này hấp dẫn như thế nào?
Liệu các chủ thể là người lao động có đánh giá tích cực, tiêu cực hay trung lập. Cá nhân nào thấy một kết quả nào đó hấp dẫn thì cũng có nghĩa là được đánh giá tích cực và các chủ thể đó sẽ mong muốn đạt được kết quả. Những người khác thì sẽ có thể thấy kết quả này là tiêu cực, vì vậy các chủ thể đó lại không muốn đạt được nó. Những người khác nữa thì có thể nhìn nhận một cách trung lập.
– Chủ thể là người lao động phải thể hiện loại hành vi nào để đạt được những kết quả?
Những kết quả này giống như là sẽ không thể có bất kỳ tác động nào đối với kết công việc của các chủ thể là những cá nhân đó trừ trường hợp các nhân viên đó biết một cách rõ ràng và đích xác mình phải làm gì để có thể đạt được chúng.
– Chủ thể là người lao động nhìn nhận ra sao về những cơ hội làm những gì được yêu cầu cụ thể được đưa ra?
Điều cốt lõi của thuyết kỳ vọng đó là hiểu được mục tiêu cá nhân và mối quan hệ giữa nỗ lực và thành tích, giữa thành tích và phần thưởng và cuối cùng là giữa phần thưởng và sự thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân.