Tìm hiểu về văn hóa? Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam? Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam?
Mỗi chúng ta đều biết rằng, loài người đã và đang có một lịch sử văn hóa dài lâu trải qua hơn 4000 năm lịch sử, lịch sử loài người đã đi qua biết bao thế hệ nhưng nét văn hoá vẫn trường tồn, vẫn được tiếp tục phát huy cho đến tận ngày nay. Đất nước ta có một nền văn hoá lâu đời và giàu giá trị được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về văn hóa:
Văn hóa được hiểu cơ bản chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng ra cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa cũng được biết đến là một khái niệm rộng, văn hóa có sự liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà khi nhắc đến văn hóa là chúng ta hiện đang nhắc đến nhiều khía cạnh như ngô ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo và rất nhiều các khía cạnh khác của một dân tộc. Ngoài ra văn hóa đất nước cũng còn được thể hiện thông qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó ghi đậm dấu ấn của dân tộc.
Như vậy, chúng ta sẽ có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa thực chất chính là những giá trị do một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu đó là nhằm để có thể thông qua đó phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình.
Văn hóa sẽ bao gồm những giá trị đã được hình thành và duy trì trong một khoảng thời gian rất dài, văn hóa đất nước sẽ có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ta nhận thấy rằng, văn hóa là một phạm trù lớn và nó sẽ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội nên văn hoá cũng mang trong mình nhiều vai trò to lớn và những giá trị quan trọng,
Nên văn hóa đã góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, bởi vì thực chất ta hiểu văn hóa là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài, văn hóa cũng đã đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy thì ta nhận thấy rằng, mọi hành vi của người dân trên thực tế sẽ đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc.
Chính vì vậy mà nền văn hóa cũng đã góp phần để có thể làm cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, nền văn hóa cũng đã đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và đem đến cả những giá trị tinh thần.
Văn hóa sẽ được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Việc chia thành văn hóa thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đã đem lại được những giá trị lợi ích về tinh thần và vật chất cho con người. Từ đó thì nó cũng đã tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam ta.
2. Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam:
Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên:
+ Vị trí và cấu tạo địa lí của Việt Nam. Việt Nam là đất nước nằm ở trung tâm Đông Nam Á.
+ Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam: Việt Nam có địa hình đa dạng; Việt Nam có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; là xứ sở thực vật; nhiều sông ngòi và đồng bằng phù sa; có bờ biển chạy dài suốt chiều dài đất nước (hơn 3.000 km); Việt Nam là vùng sông nước – trồng lúa nước.
Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước giữ vị trí chủ đạo đối với đất nước và đây chínnh là đặc trưng gốc chi phối đến sự hình thành các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam cho đến tận ngày nay.
– Thứ hai: Điều kiện lịch sử – xã hội:
+ Đặc điểm lịch sử của Việt Nam:
Đất nước ta liên tục bị xâm lược và đấu tranh chống xâm lược và có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
+ Đặc điểm xã hội của Việt Nam:
Thành phần xã hội của Việt Nam: nông dân giữ vị trí chủ đạo.
Tổ chức xã hội của Việt Nam: làng là đơn vị cộng đồng nền tảng.
Tại Việt Nam thì văn hóa làng là hạt nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa đất nước.
– Thứ ba: Chủ thể văn hóa Việt Nam:
Chủ thể văn hóa Việt Nam được hiểu cơ bản chính là những tộc người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và đó là một cấu trúc đa tộc người, hiện nay đất nước ta bao gồm 54 dân tộc. Cấu trúc đa tộc người ở Việt Nam bao gồm:
+ Các tộc người bản địa đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất phát từ nhiều nguồn gốc nhân chủng và ngôn ngữ khác nhau.
+ Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc người và đa văn hóa.
+ Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai trò chủ thể.
Ta nhận thấy rằng, văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
– Thứ tư: Thời gian văn hóa Việt Nam:
Văn hóa ở tại khu vực Đông Nam Á được hình thành cách ngày nay khoảng trên 18.000 năm (thời tiền sử).
Văn hóa Việt Nam đã được định hình từ khi hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam cụ thể đó là kể từ khi có nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
– Thứ năm: Không gian văn hóa Việt Nam:
Không gian văn hóa gốc cụ thể đó là toàn bộ vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ hiện nay.
Theo tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Việt Nam cũng đã được mở rộng dần về phương Nam, đến tận vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam:
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam được hiểu cơ bản chính là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài, nền văn hóa truyền thống Việt Nam có từ buổi đầu dựng nước cho đến đầu thế kỉ 19, đó là quá trình tương tác giữa tự nhiên và xã hội.
Văn hóa truyền thống Việt Nam đã được hình thành từ những nền tảng văn hóa bản địa và nó tiếp thu với những nền văn hóa bên ngoài để nhằm mục đích có thể thông qua đó tạo nên 1 bản sắn văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền tảng văn hóa bản địa Việt Nam:
– Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử:
Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử được chia làm 2 giai đoạn cụ thể đó là: thời đại đá cũ và thời đại đá mới có niên đại cách chúng ta từ khoảng 20000 năm đến 7000 năm. Đây được biết đến là giai đoạn hình thành những nền tảng đầu tiên của nền văn hóa Đông Nam Á, các cộng đồng những chủ thể người sinh tụ trên những địa bàn nay thuộc lãnh thổ Việt Nam giai đoạn này cũng đã có những đóng góp xuất sắc, tiêu biểu cho tiến trình này, được ghi nhận cụ thể bởi sự tồn tại của nền văn hóa tiêu biểu: thời đại đá cũ và thời đại đá mới.
– Văn hóa bản địa Việt Nam thời sơ sử:
Văn hóa bản địa Việt Nam thời sơ sử được biết đến chính là thời kì hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam, Văn Lang – Âu Lạc và nó đã kéo dài trong khoảng 2000 năm trước công nguyên, văn hóa bản địa Việt Nam thời sơ sử là dựa trên nền tảng của nền văn minh lúa nước và văn minh đồ đồng cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, đã định hình và phát triển 1 nền văn hóa bản đại Việt Nam – văn hóa Đông Sơn là đỉnh cao của văn hóa dân tộc thời sơ sử.
Tiếp thu văn hóa ngoại sinh:
– Trong 10 thế kỉ đầu công nguyên, đất nước ta cũng đã có cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa với 2 nền văn hóa lớn của phương Đông cụ thể đó là nền văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Từ đó mà cũng đã dẫn đến sự thay đổi cấu trúc văn hóa bản địa thời sơ sử để nhằm mục đích có thể hình thành cấu trúc văn hóa Việt Nam thời phong kiến.
– Sự tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa và từ đó dẫn đến sự du nhập của Nho giáo.
– Đất nước ta giao lưu văn hóa với Ấn Độ và từ đó dẫn đến sự du nhập của Phật giáo.
– Sự xâm lược của thực dân Pháp gần 100 năm đã tạo nên cuộc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây.
Văn hóa truyền thống của đất nước ta được hình thành dựa trên cở sở văn hóa nông nghiệp. Ta nhận thấy rằng, nền văn hóa truyền thống Việt Nam cũng chính là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài, được hình thành và phát triển từ buổi đầu dựng nước cho đến cuối thể kỷ 19.
Trong quá trình văn hóa nước ta có sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã từ đó mà sáng tạo nên các đặc trưng văn hóa, để rồi thông qua thời gian, các đặc trưng ấy cũng đã có sự kết tụ nên và tạo ra cho đất nước ta một bản sắc riêng của dân tộc, bản sắc này đã được biểu hiện trong lối sống, thói quen, cách tư duy, ứng xử và nó cũng đã được trao quyền qua nhiều thế hệ, và cho đến nay bản sắc này vẫn còn chi phối sâu sắc đến đời sống của xã hội Việt Nam hiện đại.
Tầng văn hóa bản địa đất nước ta đã được hình thành từ thời tiền sử và sơ sử.