Tại Việt Nam, đặc biết đó là tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, vấn nạn tắc đường đã không còn xa lạ đối với người dân. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những vụ tai nạn giao thông cũng thường xuyên xảy ra gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản của con người. Những tác động tiêu cực mà giao thông mang lại cũng hoàn toàn có thể giảm đi được nếu như các chủ thể là những người tham gia giao thông có ý thức hơn trong việc xây dựng, thực hiện văn hóa giao thông. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Văn hóa giao thông là gì?
Văn hóa giao thông được hiểu cơ bản chính là ý thức, thái độ của mọi người khi các chủ thể đó tham gia giao thông trên đường phố, văn hóa giao thông cũng chính là một bộ phận của văn hóa công cộng, văn hóa giao thông cũng được biết đến chính là tập hợp những cách ứng xử, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật được cơ quan Nhà nước ban hành về lĩnh vực giao thông đường bộ.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng văn hóa giao thông trên thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ùn tắc giao thông hoặc hạn chế tai nạn giao thông. Cụ thể, xây dựng văn hóa giao thông đối với mỗi người sẽ mang đến những ý nghĩa như sau:
– Việc xây dựng văn hóa giao thông giúp đất nước giảm thiểu được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đặc biệt là ở các đô thị lớn khi số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều mà cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội.
– Việc xây dựng văn hóa giao thông giúp phát triển văn hóa khi tham gia giao thông góp phần cải thiện sự văn minh của đô thị, thay đổi cách nhìn của quốc tế đối với văn hóa và con người Việt Nam.
– Việc xây dựng và phát triển văn hóa giao thông thực tế không phải là trách nhiệm riêng của các cơ quan quản lý, của chủ thể là người có trách nhiệm thực thi công vụ mà cái chính và quan trọng nhất là ở ý thức của mỗi người khi họ tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, văn hóa giao thông còn có hai đặc điểm nổi bật cụ thể đó là tính pháp lý và tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Cụ thể:
– Đầu tiên là tính pháp lý:
Văn hóa giao thông cũng chính là việc các chủ thể thực hiện chấp hành nghiêm và thực hiện đúng luật giao thông đường bộ. Quan trọng nhất của đặc điểm tính pháp lý này chính là ý thức của các chủ thể là những người tham gia giao thông, điều này sẽ cần phải được đặt lên hàng đầu. Để nhằm mục đích có thể xây dựng văn hóa giao thông có hiệu quả thì trên thực tế chúng ta cũng cần phải triệt để loại bỏ những hiện tượng cụ thể như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi quá tốc độ, lấn vỉa hè hay nhiều hành vi khác. Các hành vi này cũng đã gây ảnh hưởng đến những chủ thể là người tham gia giao thông khác cũng như là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông.
– Thứ hai tính cộng đồng:
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông của các chủ thể chính là việc ứng xử giữa người với người các chủ thể khi tham gia giao thông. Điều này cũng đã được thể hiện thông qua những hành vi khác nhau cụ thể như các chủ thể không chen lấn, đi đúng phần đường, dừng đèn đỏ đúng quy định pháp luật, ưu tiên cứu người gặp nạn trên đường, báo cáo cho các cơ quan chức năng khi gặp phải những trường hợp cơ sở vật chất có vấn đề xảy ra.
2. Như thế nào được cho là người tham gia giao thông có văn hóa?
Người tham gia giao thông có văn hóa được thể hiện qua các hành động cụ thể như sau:
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể không tham gia gây rối, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe cộ.
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể không tiếp tay cho các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông.
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể mạnh dạn đứng ra phê phán hoặc báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu của đèn giao thông.
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể tuyệt đối không tham gia giao thông, điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia.
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể đi đúng phần đường, làn đường theo quy định, không được phép lấn làn.
– Văn hóa giao thông được thể hiện qua thông việc các chủ thể tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, gia đình và những người xung quanh tham gia giao thông tự giác, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật giao thông.
– Bên cạnh đó thì nhằm mục đích để có thể góp phần giảm thiểu những tiêu cực của giao thông thì việc tuyên truyền, vận động các đối tượng người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, tự xây dựng cho mình văn hóa giao thông là rất quan trọng và cần thiết.
– Mỗi người đều cần ứng xử văn minh khi tham gia giao thông:
Việc các chủ thể ứng xử văn minh khi tham gia giao thông không chỉ thể hiện thông qua việc các chủ thể đó chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông ở những điều đơn giản nhất cụ thể như các chủ thể không vượt đèn đỏ, không lấn làn, không phóng nhanh mà việc ứng xử văn minh khi tham gia giao thông còn thể hiện ở những cử chỉ tốt đẹp trong giao thông như hành động dắt người già, trẻ nhỏ sang đường, ưu tiên cứu giúp những người gặp tai nạn và nhiều hành động khác.
– Sử dụng còi xe đúng pháp luật:
Còi xe được sinh ra nhằm mục đích để có thể báo hiệu khi đi đến hoặc muốn được nhường đường cho những xe đi trước hoặc từ trong ngõ nhỏ ra. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cũng đã có một số trường hợp còi xe khiến các chủ thể là những người tham gia giao thông khác vô cùng bức bối (đường tắc không thể di chuyển nhưng xe đằng sau vẫn liên tục bấm còi), điều này trên thực tế đã không chỉ làm ảnh hưởng đến trực tiếp các chủ thể là người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những gia đình ở gần mặt đường. Chính vì thế, sử dụng còi xe đúng quy định là một trong những nét đẹp và cần phát huy của văn hóa giao thông.
Trong giai đoạn hiện nay, thực chất việc nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông luôn được đánh giá là nhiệm vụ không chủ của riêng mỗi cá nhân, tổ chức nào. Mỗi người trong xã hội đều sẽ cần có ý thức, có văn hóa giao thông sẽ góp phần nâng cao văn minh đô thị, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông và giúp hạn chế ùn tắc.
Nhằm mục đích để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của các chủ thể là những người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi các chủ thể tham gia giao thông cũng là một trong các nội dung có ý nghĩa quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và giảm các cuộc tai nạn giao thông.
3. Giải pháp nâng cao văn hóa giao thông:
Để nhằm mục đích có thể nâng cao ý thức tham gia giao thông và góp phần đẩy mạnh văn hóa giao thông, mỗi chúng ta sẽ cần thực hiện một số công việc sau đây:
– Các chủ thể là những đoàn thể như sinh viên, thanh niên, cán bộ, người lao động hay các cá nhân, tổ chức khác đều cần phải tham gia các hoạt động cụ thể như hội diễn văn hóa, văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Và mỗi sinh viên, thanh niên cũng đều là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt khi tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
– Mỗi một người tham gia giao thông có ý thức đều cần phải đội mũ bảo hiểm, chấp hành tín hiệu giao thông, đi đúng làn đường, phần đường của mình và tham gia giao thông đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Mỗi một người đều cần tích cực tham gia các cuộc thi về giao thông, hô vang các khẩu hiệu để nhằm mục đích xây dựng văn hóa giao thông cụ thể như: “Văn hóa giao thông là không tai nạn”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”, “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ.
– Mỗi người đều cần góp phần công sức của mình dù nhỏ hay lớn để xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; nhiều con đường, tuyến phố xanh – sạch – đẹp; và cùng nhau chung tay bảo vệ, giữ gìn nhiều công trình giao thông công cộng.
Trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy, việc xây dựng văn hóa giao thông và các biện pháp nâng cao văn hoá giao thông được nêu trên sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, đặc biệt đó là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ khi chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với đó, việc xây dựng văn hóa giao thông trên phạm vi cả nước cũng sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông quốc gia hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.