Khái niệm văn hóa? Các thuật ngữ tiếng Anh? Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật? Ví dụ văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật?
Văn hóa, văn minh, văn hiến và văn vật đều thể hiện nét đặc trưng của thời kỳ, giai đoạn phát triển đất nước. Trong đó, mỗi thuật ngữ thể hiện một khía cạnh ý nghĩa, xác định đối tượng trong giai đoạn đất nước. Văn hóa được nhìn nhận ở các chủ thể trong khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đều đảm bảo các đặc trưng phải có để được công nhận trong văn hóa quốc gia, dân tộc. Cùng tìm hiểu rõ hơn các thuật ngữ này thông qua các ví dụ cụ thể.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, được thể hiện trong giá trị dân tộc qua thời gian. Và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh:
+ Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị.
+ Khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…
Con người làm nên văn hóa, cũng chính con người xây dựng, gìn giữ và làm mới nét văn hóa. Từ đó mang đến các đặc trưng, tính dân dã, nét độc đáo của văn hóa. Đối với các quốc gia, với từng dân tộc hay ở các vùng miền lại có nét đặc trưng văn hóa riêng. Từ đó làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của đất nước, của con người Việt nam.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Từ đó cũng thể hiện các nhìn nhận và quan điểm chung:
GS Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội”.
Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa: Đó là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Còn theo chủ tịch HCM, Người lại quan niệm:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Ta có thể hiểu được định nghĩa văn hóa một cách rõ ràng và dễ hình dung hơn. Khi những hoạt động sống của con người phải trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần. Phải có yếu tố thời gian, có tập tục cũng như quy tắc, chuẩn mực chung.
Các nét đẹp trong lối sống được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Từ đó tạo thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại. Các nét văn hóa riêng đóng góp, mang đến sự đa dạng chung cho văn hóa của nhân loại.
Theo những quan điểm quốc tế, UNESCO đã nêu lên 3 đặc điểm cơ bản của văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần. Được thể hiện trong đời sống, sinh hoạt và gắn với các hoạt động thực tế của con người.
+ Văn hóa tạo ra sự khác biệt. Nhờ vào sự quản lý, tính bắt buộc chung mà hình thành nên các nét văn hóa riêng biệt.
+ Văn hóa là động lực cho sự phát triển. Bởi các nét đẹp, đặc sắc được gìn giữ và phát huy qua nhiều đời. Từ đó mang đến niềm tin, giá trị bản sắc bên cạnh các chuẩn mực khô khan.
Kết luận:
Các định nghĩa về văn hóa tóm lại có thể quy về 2 cách hiểu.
+ Đó là những lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử (khi được hiểu theo nghĩa rộng). Ví dụ như Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tổ chức lễ hội ngày mùa, trang phục truyền thống,… Các nét đặc trưng này được áp dụng theo vùng miền, làm nên đặc trưng riêng của các dân tộc hoặc cộng đồng người.
+ Và là những phương diện văn học, văn nghệ, học vấn (khi được hiểu theo nghĩa hẹp). Tức là sự tiếp thu, yếu tố áp dụng và hành xử của người có văn hóa. Ai cũng biết đến các phép tắc, đạo lý cơ bản trong đối nhân xử thế, nhưng không phải mọi người đều hành xử như nhau.
– Di sản văn hóa phi vật thể:
Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác. Từ đó được các thế hệ sau gìn giữ, áp dụng và phát triển. Các di sản này được tồn tại ở dạng đặc biệt, mang giá trị đặc biệt.
Bao gồm nhiều dạng tồn tại khác nhau như:
+ Tiếng nói, chữ viết.
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian.
+ Lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền.
+ Về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Văn hóa tiếng Anh là Cultural.
Văn minh tiếng Anh là Civilization.
3. Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật:
Những khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên nhiều khi ta chưa hiểu hết ý nghĩa tên gọi của các thuật ngữ này. Nhiều trường hợp các thuật ngữ được sử dụng không thật sự chính xác. Vì thế, chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa những phạm trù này là cần thiết cho các quá trình nhận thức và nghiên cứu. Cũng như giúp xác định các nét đẹp văn hóa, áp dụng phù hợp trong thời đại mới.
3.1. Văn minh:
Theo quan điểm của các nước thì văn minh được biết đến như sau.
– Các nước Phương Đông:
Văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, chỉ các chuẩn mực mà người tôn trọng chuẩn mực, tôn trọng nét đẹp cộng đồng cần thực hiện. Văn minh biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật. Nhiều khía cạnh khác nhau yêu cầu con người ứng xử, hành xử văn minh. Chính các yếu tố này mang đến nếp sống, trật tự chung trong cộng đồng.
– Các nước Phương Tây:
Văn minh chỉ xã hội đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết. Qua đó mang đến một giai đoạn cũng như điều kiện mới trong xã hội. Ở đó, con người nâng đến tầm hiểu biết và các nhận thức mới. Cũng chính các kiến thức, tiếp thu hiệu quả mà mang đến văn minh cho nhân loại.
– Văn minh chỉ trình độ văn hóa về phương diện vật chất. Từ đó xác định phạm vi, đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại. Mang đến hiệu quả thể hiện giá trị cách ứng xử, hành vi trong chuẩn mực của con người trong xã hội.
Văn minh có thể so sánh cao thấp, thể hiện trong văn minh của cộng đồng, của các quốc gia hay các nền văn minh cụ thể. Trong khi văn hóa chỉ là sự khác biệt, mang đến các đặc điểm cũng như đặc trưng của các khu vực đó.
Đánh giá các khác biệt giữa văn hóa và văn minh:
– Do vậy khái niệm văn minh chỉ khía cạnh vật chất, kĩ thuật, các nhìn nhận phân cấp. Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức độ nhất định của một không gian xã hội nhất định. Sự văn minh mang đến chất lượng chung đối với không gian xã hội đạt được nền văn minh đó.
Ví dụ: văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh Hoa-Hạ, văn minh trống đồng, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu,… Mỗi văn minh lại mang đến cho chúng ta các hiệu quả cải tiến, xây dựng đất nước.
+ Văn hóa xuất hiện trước văn minh, mang đến các đặc điểm nổi bật trong văn hóa của cộng động nhỏ. Trước khi xuất hiện văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Việt Nam đã xuất hiện một số nền văn hóa như: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Các văn hóa được hình thành trên yếu tố thống nhất, sống chung và có tổ chức của con người.
3.2. Văn hiến:
Văn = vẻ đẹp, hiến = hiền tài. Từng từ lại mang đến ý nghĩa đóng góp vào cách hiểu đúng cho thuật ngữ này.
Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra. Đây là các giá trị đóng góp cho quốc gia, cho đất nước. Nhờ đó mà con người có thêm cơ sở, điều kiện phát triển đất nước. Nhờ vào các giá trị văn hiến để xây dựng, làm nên nét riêng của quốc gia.
VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán.
3.3. Văn vật:
Thuật ngữ này ít được sử dụng hơn trong đời sống, tuy nhiên văn vật lại gắn với những giá trị rất đỗi bình dị.
Văn = vẻ đẹp, vật = vật chất.
Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất, những giá trị bản sắc được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Biểu hiện ở những công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử hay những đặc sản.
VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng. Đây là những văn vật mang đến nét đẹp rất xưa của người Hà Thành.
Các mối liên hệ giữa các thuật ngữ này:
Văn hiến, văn vật chỉ là 1 bộ phận của văn hóa. Mỗi sự vật, hiện tượng cụ thể lại được xác định đóng góp thực tế của văn hiến, văn vật.
Xét trong mối tương quan liên hệ với nhau, có thể thấy:
– Về đối tượng:
+ Văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần.
+ Văn vật thiên về yếu tố vật chất hơn.
+ Văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố tinh thần.
+ Văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kĩ thuật.
– Văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc, được gin giữ và phát huy qua các thế hệ. Trong khi đó văn minh lại có tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn, thể hiện trong sự phù hợp về điều kiện mới của kinh tế, xã hội.
– Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội phương tây nhiều hơn. Họ xác định, sử dụng văn minh để đánh giá đối với nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Còn văn hóa ,văn hiến, văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội phương Đông. Từ đó thể hiện cho các giá trị riêng, các bản sắc riêng chứa đựng trong kinh tế, xã hội.
Kẻ bảng quan sát với các nét đặc trưng của từng thuật ngữ được sử dụng:
Văn hóa | Văn hiến | Văn vật | Văn minh | |
Đối tượng | Vật chất và tinh thần | Thiên về tinh thần | Thiên về vật chất | Thiên về yếu tố vật chất khoa học kĩ thuật |
Tính chất | Tính lịch sử | Chỉ sự phát triển, mang tính giai đoạn | ||
Tính dân tộc | Tính quốc tế | |||
Kiểu xã hội | Phương Đông | Phương Tây |