Phương châm hội thoại được thực hiện, thể hiện khi tham gia vào hội thoại. Như vậy, phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Từ đó triển khai hiệu quả các diễn đạt, các nội dung trong mục đích tham gia hội thoại.
Mục lục bài viết
1. Phương châm hội thoại là gì?
Phương châm hội thoại đóng vai trò rất quan trọng trong cả văn học và giao tiếp. Nó được phản ánh trong nội dung, cách truyền tải của các đối tượng tham gia hội thoại.
Hội thoại là một dạng trong văn học nghị luận để nói lên quan điểm, luận điểm về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội.Trong đó có sự xuất hiện của các nhân vật, các đối tượng trong nhu cầu giao tiếp. Họ đưa ra các yêu cầu, kiến nghị, giải pháp để phân tích, phản bác hay bổ sung một vấn đề nào đó. Cũng như triển khai xuyên suốt nội dung trong mục đích nói chuyện.
Đáp ứng các yêu cầu về các phương châm hội thoại thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt. Trên thực tế, mỗi phương châm lại giúp con người chú ý ở một phương diện truyền đạt.
– Có 5 phương châm hội thoại chính:
– Phương châm về lượng:
– Phương châm về chất:
– Phương châm quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp. Tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng. Phải xác định các thông tin được người đối diện thể hiện để tham gia đúng mục đích nói.
– Phương châm cách thức: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Cách thức nói chuyện, truyền đạt được xây dựng mạch lạc. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ và đầy đủ nội dung.
– Phương châm lịch sự: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Đặc biệt là tôn trọng người có vai vế cao hơn, khiêm tốn đối với người bằng và có vai vế thấp hơn. Từ đó đảm bảo yếu tố tôn trọng khi tham gia giao tiếp.
2. Phương châm hội thoại tiếng Anh là gì?
Phương châm hội thoại tiếng Anh là Conversation motto.
3. Tại sao cần nắm vững các phương châm hội thoại?
Trong quá trình giao tiếp, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại để thực hiện thành công, giúp người đối diện dễ hiểu. Các phương châm này tiếp cận cuộc hội thoại theo ý nghĩa khác nhau. Tùy vào tình huống cụ thể, mà người nói có thể vận dụng các phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp hoàn cảnh. Cũng như để đảm bảo chất lượng biểu đạt nội dung.
Nguyên nhân gây nên tình trạng những phương châm hội thoại không được tuân thủ như:
– Người nói vụng về, thiếu khéo léo hay thiếu kinh nghiệm trong việc giao tiếp. Họ không được tiếp cận nhiều với người khéo ăn nói. Cũng như không rút ra được các kinh nghiệm thực tế.
– Người nói chú ý đến phương châm hội thoại khác hoặc cần thực hiện mục tiêu khác quan trọng hơn. Họ hướng đến các mục tiêu chính trong nhu cầu, thay vì phải đảm bảo tuân thủ tất cả các phương châm hội thoại.
– Người nói muốn tạo dựng sự chú ý, thu hút người nghe hiểu câu với hàm ý khác. Thể hiện sự khác lạ, đặc biệt mà mọi người thông thường không sử dụng.
Đặc điểm của phương châm hội thoại:
– Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Phải xác định các thông tin cung cấp trong mục đích, ý đồ giao tiếp. Không cần liệt kê toàn bộ các thông tin kiểu dài trải.
– Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay. Cung cấp chính xác, nhanh chóng và kịp thời các thông tin.
– Tính phản biện: Sẽ có những ý kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Bạn có thể không cùng quan điểm với các chủ thể khác tham gia hội thoại. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác. Phải thể hiện bằng hiểu biết, kinh nghiệm của mình. Nếu tốt hơn, có thể chỉ ra các điểm sai, chưa phù hợp trong quan điểm của người khác.
– Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Đây cũng là kết quả cần đạt được trong nhiều hội thoại. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người nghe về luận cứ, giải pháp. Từ đó xây dựng các công việc cần thực hiện để giải quyết các tồn tại.
4. Phương châm về lượng:
Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Thể hiện ý nghĩa đảm bảo chất lượng đối với nội dung truyền tải cho người đối diện. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu. Từ đó các chủ thể có thể tiếp cận, bàn bạc cũng như tham gia giao tiếp hiệu quả.
Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu, vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:
– Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác. Mang đến tính thuyết phục trong trình bày, trong lập luận. Để người nghe thấy được sự thuyết phục, chắc chắn trong thông tin cung cấp.
– Nội dung dài, ngắn không quan trọng. Nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung cần truyền đạt. Tùy thuộc vào bối cảnh, vấn đề giao tiếp mà quyết định nội dung câu chuyện.
Xét ngữ liệu và phân tích:
* Ngữ liệu 1:
An: – Cậu học bơi ở đâu vậy ?
Ba: – Dĩ nhiên là học bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu.
– Phân tích ngữ liệu:
+ An hỏi Ba học bơi ở đâu mục đích muốn biết An học bơi ở chỗ nào. Trong trường hợp này phải cung cấp thông tin về địa điểm học bơi. Như sông, hồ, bể bơi cụ thể nào đó,…
+ Câu trả lời của An không đánh trúng ý muốn mục đích Ba hỏi. Cũng như không cung cấp được thêm các thông tin cho cuộc giao tiếp. Vì đương nhiên ai cũng biết học bơi thì phải học dưới nước chứ không thể nào học được trên bờ. Cách trả lời của An thừa, không cần thiết, cũng như không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của bạn mình.
Trong trường hợp này, An vi phạm phương châm về lượng. Tức nói bị thừa thông tin không cần thiết, không mang đến hiệu quả diễn đạt thực tế trong nhu cầu giao tiếp.
* Ngữ liệu 2:
Mẹ: Cô giáo cho con bài tập trong sách bài tập nào thế?
Nam: Cô giáo con cho làm bài tập trong sách bài tập ạ!
– Phân tích ngữ liệu:
Mẹ hỏi với mục đích muốn biết con được làm bài tập trong sách bài tập nào (tên sách bài tập cụ thể). Có thể thấy chương trình học của Nam phải làm bài ở nhiều sách bài tập. Do đó mẹ hỏi vì muốn xác định tên sách cụ thể. Trong khi người con không trả lời cụ thể tên sách không đảm bảo cung cấp thông tin người mẹ cần tiếp cận. Việc trả lời trên chưa đáp ứng được mục đích hỏi của mẹ, cũng như không cung cấp được thêm thông tin khác cần thiết cho đoạn hội thoại.
=> Nam cũng vi phạm phương châm về lượng (trả lời thiếu nội dung thông tin). Như vậy cần chú ý để trong quá trình giao tiếp, không trả lời thiếu hay thừa thông tin không cần thiết. Tất cả đều không đảm bảo cho nội dung thông tin được các bên cung cấp.
5. Phương châm về chất:
Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn. Phải đảm bảo nói đúng, nói chuẩn các thông tin một cách chắc chắn.
Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và am hiểu của con người về một vấn đề mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Do đó, trước khi nói, con người phải chắc chắn về tính chính xác của các thông tin.
Cần lưu ý một số điểm sau:
– Trước khi phát biểu hay bình luận về một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín. Để chắc chắn đó là nguồn dữ liệu, thông tin chính xác. Có thể căn cứ trên thông tin đó để đặt vấn đề, nghiên cứu và đi sâu vào nội dung thảo luận.
– Không nên nói và khẳng định những điều mình không biết là đúng hay không. Không nói khi chưa có một cơ sở nào để xác thực nguồn thông tin.
– Dùng để phê phán những người hay ba hoa, khoác lác khi không tin được đưa ra mà không kiểm chứng.
– Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật, cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể. Cũng như đảm bảo uy tín trong hội thoại mình tham gia.
Xét ngữ liệu và phân tích:
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:
– Chà ! Quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
– Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
“Quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng” được cho là vô lí, thiếu tính xác thực. Chứng tỏ hai người trong câu chuyện đang nói không đúng sự thật, không đúng thông tin. Câu chuyện cười này nhằm phê phán tính ba hoa, nói khoác của nhiều người. Đôi khi tính nết này có thể ảnh hưởng, gây hậu quả trên thực tế.
Như vậy khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.