Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức là văn bản do chính cán bộ công chức soạn thảo nhằm tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian đó. Vậy mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của công chức là gì?
Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức là văn bản do chính cán bộ công chức soạn thảo nhằm tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian đó. Đồng thời trong bản kiểm điểm cuối năm này cán bộ công chức cũng đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của mình và những phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm trong quá trình hoạt động và làm việc của mình năm vừa qua.
Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức được hiểu là bản kiểm điểm đánh giá quá trình công tác và làm việc của cán bộ công chức trong năm từ phẩm chất đạo đức lối sống chính trị đến nghiệp vụ chuyên môn.
Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức được lập ra nhằm mục đích tổng kết và đánh giá lại trong năm vừa qua những việc cán bộ công chức đã đạt được và chưa đạt được từ đó đưa ra hướng khắc phục cũng như kế hoạch hoạt động cho năm sau tốt hơn.
– Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp, cơ quan có thẩm quyền, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cán bộ công chức tự soi, tự sửa lại mình. Từ đó đề ra hoạt động, kết hoạch, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời dựa trên mẫu bản kiểm điểm và nội dung kiểm điểm đó để làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, khả năng làm việc và cống hiến của cán bộ công chức đối với cơ quan và tổ chức họ đang theo làm việc.
– Trong kiểm điểm phải lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể.
Dựa trên nội dung của bản kiểm điểm để thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trong bản kiểm điểm cán bộ công chức có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: bản kiểm điểm phải do cán bộ công chức soạn thảo
Từ tên văn bản ta cũng thấy được chủ thể soạn thảo của của bản kiểm điểm nói trên là do bản kiểm điểm cán bộ công chức soạn thảo. Như đã trình bày ở phần trên, phải là những cá nhân đủ điều kiện trở thành bản kiểm điểm cán bộ công chức đang thực hiện các nhiệm vụ, chức năng nhiệm vụ được giao sẽ có trách nhiệm soạn thảo bản kiểm điểm bản kiểm điểm cán bộ công chức cho cấp trên theo thời gian quy định.
Thứ hai: Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản thân bản kiểm điểm cán bộ công chức, từ đó đưa ra được những phương hướng nhằm khắc phục những khuyết điểm và phát huy ưu điểm trong thời gian tới.
2. Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức:
Bản tự kiểm điểm được sử dụng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến lúc đi làm tại các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Bản tự kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức là mẫu do các Đảng viên lập ra để xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm qua đã đạt hay chưa đạt được những gì, để từ đó đưa ra phương hướng cho năm sau. Dưới đây là Bản tự kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức cùng hướng dẫn cách viết chi tiết, mời các bạn tham khảo.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————
….., ngày … tháng … năm …
BẢN KIỂM ĐIỂM CUỐI NĂM CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Năm ….
Họ và tên: ….
Ngày sinh: ….
Chức vụ Đảng: ….
Chức vụ: ….
Chức vụ đoàn thể: ….
Đơn vị công tác: ….
Chi bộ: ….
1. Ưu điểm, kết quả đạt được
1/ Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
2/ Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
3/ Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
4/ Về chuyên môn, nghiệp vụ
2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1/ Hạn chế, khuyết điểm.
2/ Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
– Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
- Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm
- Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể
- Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1/ Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
2/ Xếp loại đảng viên:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:
– Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:….
– Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: ….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên:
– Nhận xét, đánh giá của chi ủy: …
– Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ….
3. Hướng dẫn điền mẫu bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức:
Trong Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức thì bao gồm các nội dung như sau:
– Thông tin của người thực hiện bản kiểm điểm về: họ tên, ngày sinh, chức vụ, đơn vị công tác, chi bộ, số điện thoại…
– Những ưu điểm, kết quả đạt được về:
Để Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức được đánh giá cao thì dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng hoàn thành một số nội dung tiêu biểu như mục những ưu điểm, kết quả đạt được để Khách hàng có thể vận dụng thực hiện trong nội dung bản tự kiểm điểm của cá nhân mình.
+ Về tư tưởng Chính trị thì cán bộ, công chức luôn luôn phải chấp hành các chủ trương, đường lối và quy định của Đảng. Bên cạnh đó còn có các chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình mà cán bộ, công chức phải tuân theo và thực hiện.
+ Về Đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức là luôn luôn thực hiện đúng quy định những điều đảng viên, công chức viên chức không được làm.
+ Về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức là luôn luôn có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt; có tinh thần trách nhiệm.
+ Về ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức là chấp hành sự phân công của tổ chức, luôn thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác,….
+ Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ công chức cần đề cập đến việc những cán bộ, công chức luôn luôn cố gắng duy trì kỷ luật, kỷ cương, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; án bộ công chức đã quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Các cán bộ, công chức cần phải hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
– Cán bộ, công chức cần nêu ra những kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
– Cán bộ, công chức cần giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm
– Cán bộ, công chức cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể
– Cán bộ, công chức cần đưa ra các phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
– Cán bộ, công chức cần tự nhận mức xếp loại chất lượng
– Người tự kiểm điểm ký và ghi rõ họ tên sau đó Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký và ghi rõ họ tên sau đó Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ công chức.