Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông? Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Tây? Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
Trong lịch sử phát triển của toàn nhân loại thì bất cứ ai trong chúng ta đều không thể không kể đến sự hình thành và phát triển của hai nền quốc gia, đó là các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây. Hai nền quốc gia này ra đời và phát triển đã có những đóng góp quan trọng vào nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây cũng như lập ra bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông:
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, quốc gia cổ đại phương Đông ra đời và nó cũng tồn tại khá nhiều những nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, người dân trong giai đoạn này với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ. Khi tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì chúng ta nhận thấy đều có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, cụ thể như:
– Ai Cập được hình thành bên lưu vực sông Nin
– Ấn Độ được hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn.
– Trung Quốc được hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang.
Việc hình thành bên các lưu vực sông lớn đã đem đến nhiều thuận lợi cho các quốc gia và cũng chính vì sự thuận lợi này mà đa số các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.
Quá trình hình thành quốc gia cổ đại phương Đông được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên quốc gia cổ đại phương Đông vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà các quốc gia cổ đại Phương Đông đi theo chế độ là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực sẽ đều được tập trung vào tay một người đứng đầu đất nước là vua, đây chính là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sẽ trực tiếp chỉ huy quân đội.
Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông đều sẽ được chia thành 3 tầng lớp chính đó là: Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại là tầng lớp đứng đầu; Tầng lớp nông dân công xã chiếm đến trên 90% dân cư trong các quốc gia cổ đại phương Đông, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính; Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, đây chính là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế của mình thì các quốc gia cổ đại phương Đông đều tập trung phát triển chính vào nền nông nghiệp, cụ thể có thể kể đến như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc tập trung phát triển nền nông nghiệp cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.
Phương Đông cổ đại là một nơi đã phát triển kinh tế từ rất sớm, phương Đông cổ đại cũng đã trải qua một quá trình thống nhất về chính trị và hưng thịnh về văn hóa rất sớm. Nền cổ đại phương Đông cũng là nơi đã xây dựng lên những kim tự tháp hay những đền đại, cung điện nguy nga, những bức trường thành vạn dặm và cũng chính là nơi đã phát sinh ra những tư tưởng triết học duy vật và vô thần sớm nhất. Ta thấy rằng, phương Đông cổ đại là nơi nảy sinh những tri thức đầu tiên của loài người về khoa học và kỹ thuật, về văn hóa và nghệ thuật.
2. Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Tây:
Các quốc gia cổ đại phương Tây có sự khác biệt khá lớn khi so sánh với các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây có sự ra đời khá là muộn so với các quốc gia cổ đại phương Đông đó là vào thế kỉ I TCN. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành dựa trên cơ sở trình độ sản xuất cao với cong cụ chủ yếu là sắt.
Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành chủ yếu ở khu vực vùng ven biển địa Trung hải, đây là nơi có điều kiện đất đai khô cằn và tại đây cũng rất khó cho hoạt động canh tác, phát triển nông nghiệp, nhưng khu vực vùng ven biển địa Trung hải thì lại thuận lợi cho quá trình phát triển hải cảng, thương nghiệp.
Về thể chế chính trị thì các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu xây dựng theo nền dân chủ chủ nô hoặc công hòa quý tộc, đế chế. Xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây sẽ được chia ra làm 2 giai cấp chính đó là:
– Thứ nhất: Chủ nô: đây là những chủ xưởng, chủ buôn,… và những đối tượng này sẽ nắm giữ rất nhiều của cải nên họ rất giàu có, có cuộc sống sung túc và chủ nô nắm trong tay nhiều quyền lực, họ bóc lột nô lệ rất nặng nề và các chủ nô cũng sở hữu nhiều nô lệ.
– Thứ hai: Nô lệ: đây cũng là thành phần chiếm số đông trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây, nô nệ chính là lực lượng lao động chính nhưng lại các đối tượng này lại không được hưởng bất cứ quyền lợi nào và họ sẽ phải chịu sự bóc lột nặng nề của chủ nô, hay còn được gọi là vật sở hữu của chủ nô.
Về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây thì do địa hình tư nhiên không mấy thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên chỉ tập trung vào phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
3. Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây:
Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây:
Nội dung so sánh | Các quốc gia cổ đại Phương Đông | Các quốc gia cổ đại Phương Tây |
Điều kiện tự nhiên | – Bởi vì các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên các quốc gia này có điều kiện đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp – Với nguồn nước vô cùng dồi dào, tạo điều kiện quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, bên cạnh đó thì cũng sẽ cung cấp nước cho nguồn thủy sản, và đây cũng là đường giao thông quan trọng của đất nước | – Các quốc gia cổ đại phương Tây có đường bờ biển kéo dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường biển. – Đất đai tại các quốc gia cổ đại phương Tây thích hợp để trồng các loại cây như nho, ôliu,… |
Kinh tế | Các quốc gia cổ đại phương Đông có nền kinh tế nông nghiệp được chú trọng và rất phát triển, đồng thời cũng có sự gắn liền với công tác thủy lợi. | – Các quốc gia cổ đại phương Tây có nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. – Ngành nông nghiệp chỉ được xác định là thứ yếu đối với các quốc gia cổ đại phương Tây. |
Chế độ chính trị | Các quốc gia cổ đại phương Đông theo chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. | Bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây 100% là quý tộc, đất nước mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc. |
Xã hội | Xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông tồn tại hai giai cấp chính là: – Giai cấp thống trị, gồm vua, quý tộc, quan lại. – Giai cấp bị trị, là nông dân, nô lệ, thợ thủ công và nhiều đối tượng khác. | Các quốc gia cổ đại phương Tây có hai giai cấp cơ bản và luôn tồn tại mối quan hệ đối kháng nhau là: Chủ nô và nô lệ |
Thành tựu văn hóa | Thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông: – Sáng tạo ra nông lịch. – Chữ viết tượng hình, tượng ý – Phát minh và nghiên cứu ra toán học (số pi, diện tích hình tròn…) – Kiến trúc nổi trội: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà). | Thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Tây: – Sáng tạo ra lịch. – Hệ chữ cái Latinh; – Số La Mã; – Toán học với các định lý Pitago, Ta lét… – Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Roma… |
Ta nhận thấy, khi so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người ở giai đoạn này về cơ bản cũng đã được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây thì những hiểu biết đó đã trở thành khoa học. Cho đến hiện nay, ta thấy rằng, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống và đã đem đến nhiều ý nghĩa to lớn cho đời sống con người.
Từ bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây, ta nhận thấy, văn hóa cổ đại phương tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương đông bởi những nguyên nhân sau đây:
– Văn hóa cổ đại phương tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương đông bởi thời gian hình thành: nền văn hóa cổ đại phương tây ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó văn hóa cổ đại phương Tây đã tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
– Văn hóa cổ đại phương tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương đông bởi điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, các chủ thể trong nền văn hóa cổ đại phương Tây có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.
– Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội: cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải; vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.
– Thể chế dân chủ chủ nô của văn hóa cổ đại phương Tây cũng góp phần tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình.