Như chúng ta đã biết thì đối với mỗi một mối liên hệ sẽ đều có những mối liên hệ với nhau chứ không tồn tại riêng lẽ. Mối liên hệ là một phạm trù triết học đây được hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng. Vậy mối liên hệ phổ biến là gì?
Mục lục bài viết
1. Mối liên hệ phổ biến là gì?
Mối liên hệ phổ biến là thuật ngữ đúng theo cái tên gọi của nó là liên hệ phổ biến bởi từ cuộc sống mỗi sự vật sự việc tồn tại đều có những mối liên hệ với nhau chứ không tồn tại đơn lẻ. Mối liên hệ phổ biến một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới.
Nói về mối liên hệ phổ biến trong triết hợn thông qua phép biện chứng thì khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ, giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.
Mối liên hệ phổ biến là một phép biện chứng với mục đích dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng, quâ đó cũng có thể khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào. Bên cạnh đó thì những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới
Ví dụ 1: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.
Ví dụ 2: Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.
Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán. Khi học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô gíc của các môn tự nhiên.
2. Mối liên hệ phổ biến tiếng Anh là gì?
Mối liên hệ phổ biến tiếng Anh là ” Common connections”.
3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Đầu tiên khi sử dụng nguyên lý của mối liên hệ này được dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ cụ thể để hiểu hơn về nội dung này đó là nhưu khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào.
Bên cạnh đó thì khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định.
Cụ thể để minh chứng cho mối liên hệ phổ biến như với mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện… Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.
Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả…
4. Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến:
Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến
Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan
Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.
Như vậy nếu chúng ta xét theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng
Trong mối liên hệ phổ biến này ẩn chứa tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện thông qua sự liên hệ của các các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
Theo đó nếu chúng ta xét theo các hướng khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.
Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Ngoài quan điểm về đa dạng của mối liên hệ phổ biển như trên nó còn có tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện
Như chúng ta đã biết thì mối liên hệ phổ biến có tính điều kiện bởi vì mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.