Sơ lược về Chiến dịch Tây Nguyên 1975? Chiến dịch Tây Nguyên 1975 tên tiếng Anh là gì? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên 1975? Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên 1975?
Nói đến Việt Nam thì không thể nào bỏ qua được các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Việt Nam của những năm về trước là một quốc gia nghèo nàn lạc hậu những bằng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước cũng như lãnh đạo tài ba của những vị lãnh tụ vĩ đại, cùng với sự đồng lòng của người dân Việt Nam đã đánh thắng được kẻ thù xâm lược thông qua các chiến dịch cụ thể: Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch mùa xuân, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trận Điện Biên Phủ trên không,… Vậy chiến dịch Tây Nguyên 1975 đã diễn ra như thế nào? Nó mang lại ý nghĩa ra sao cho Dân tộc Việt Nam ta?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Sơ lược về Chiến dịch Tây Nguyên 1975?
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tên gọi chính thức là Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là chiến dịch cuối cùng của miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. đến sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa. Sau thành công bước đầu chiếm được tỉnh Phước Long, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã tăng cường phạm vi tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đánh chiếm và giữ thành phố Buôn Ma Thuột then chốt ở Tây Nguyên từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 3. Các hoạt động này nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công vào năm 1976.
Sau cuộc tấn công vào Buôn Ma Thuột, Việt Nam Cộng hòa nhận ra rằng họ không còn khả năng bảo vệ toàn bộ đất nước và ra lệnh rút quân chiến lược khỏi Tây Nguyên. Tuy nhiên, cuộc rút lui khỏi Tây Nguyên là một thất bại khi thường dân chạy trốn dưới làn đạn của binh lính, chủ yếu dọc theo một con đường cao tốc từ vùng cao nguyên đến bờ biển. Tình hình này càng trở nên trầm trọng hơn do các mệnh lệnh khó hiểu, thiếu sự chỉ huy và kiểm soát, và một kẻ thù được chỉ huy tốt và hung hãn, đã dẫn đến việc tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Nam Việt Nam ở Tây Nguyên. Ở các tỉnh phía Bắc cũng xảy ra vụ sập nhà tương tự.
Bị bất ngờ trước sự sụp đổ nhanh chóng, Bắc Việt Nam đã chuyển phần lớn lực lượng miền Bắc hơn 350 dặm (560 km) về phía Nam để đánh chiếm thủ đô Sài Gòn của miền Nam Việt Nam kịp kỷ niệm sinh nhật cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và kết thúc chiến tranh.
Các lực lượng Nam Việt Nam đã tập hợp lại xung quanh thủ đô và bảo vệ các đầu mối giao thông trọng yếu tại Phan Rang và Xuân Lộc, nhưng sự mất mát về ý chí chính trị và quân sự để tiếp tục chiến đấu ngày càng rõ rệt. Dưới áp lực chính trị, Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng 4, với hy vọng rằng một nhà lãnh đạo mới có thể hòa hợp hơn với Bắc Việt Nam có thể mở lại các cuộc đàm phán với họ. Tuy nhiên, đã quá muộn.
Phía Tây Nam Quân đoàn IV Sài Gòn, trong khi tiếp quản, vẫn tương đối ổn định với các lực lượng của nó tích cực ngăn chặn các đơn vị VC trên bất kỳ tỉnh lỵ nào. Với các mũi nhọn của QĐNDVN đã tiến vào Sài Gòn, chính quyền miền Nam Việt Nam, khi đó dưới sự lãnh đạo của Dương Văn Minh, đã đầu hàng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Quyết định phát động chiến dịch là một việc làm hết sức quan trọng vì đây là tiền đề cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
Chiến dịch kéo dài từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4.
Khu vực Tây Nguyên của Việt Nam khi đó có diện tích khoảng 60.000m2, bao gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Đắk Lắk và một phần của tỉnh Quảng Đức.
Nó được người Pháp gọi là ‘nóc nhà của Đông Dương’ vì vị trí chiến lược quan trọng của nó. Địch đã biến vùng này thành một căn cứ quân sự chiến lược lớn nhằm xóa sổ các cuộc kháng chiến của các nước Đông Dương, ngăn cản lực lượng của ta vận chuyển người và hậu cần từ Bắc vào Nam và từ miền núi xuống đồng bằng. của Khu 5.
Tư lệnh chiến dịch là Trung tướng Hoàng Minh Thảo, Chính ủy là Thượng tá Đặng Vũ Hiệp.
Các đơn vị tham gia gồm 5 sư đoàn bộ binh, 4 trung đoàn pháo binh độc lập, các tiểu đoàn, trung đoàn pháo phòng không, trung đoàn công binh và các trung đoàn khác.
2. Chiến dịch Tây Nguyên 1975 tên tiếng Anh là gì?
Chiến dịch Tây Nguyên 1975 tên tiếng Anh là: “Central Highlands Campaign 1975″,
3. Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên 1975?
Lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến tại Mặt trận Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 ban đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên (mật danh 275) trên cơ sở tổ chức lại Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) trước đây. Ngày 5 tháng 2 năm 1975, Bộ Tư lệnh được thành lập do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ, Thiếu tướng Vũ Lăng (nguyên Cục trưởng Cục tác chiến) và các đại tá Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh. Đại tá Phí Triệu Hàm làm Phó chính uỷ, Đại tá Hồ Đệ làm Tham mưu trưởng Quân đoàn kiêm Sư trưởng sư 10, sau làm Phó Tư lệnh quân đoàn 3.
Đầu tháng 3 năm 1975, các lực lượng nói trên được bố trí như sau:
– Cụm Buôn Ma Thuột: Sư đoàn bộ binh 316, trung đoàn bộ binh 95B, trung đoàn bộ binh 24 (thiếu tiểu đoàn), tiểu đoàn bộ binh 4 (trung đoàn 24), trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273 (thiếu 1 tiểu đoàn), 2 trung đoàn pháo binh 40 (thiếu) và 675, 2 trung đoàn công binh 7 và 575, trung đoàn thông tin 29.
– Cụm Đức Lập: Sư đoàn 10 bộ binh (thiếu trung đoàn 24), trung đoàn bộ binh 271, tiểu đoàn đặc công 14, một tiểu đoàn pháo binh (thuộc trung đoàn pháo binh 40), 2 tiểu đoàn phòng không (thuộc trung đoàn phòng không 234.
– Khu vực đường 19 từ Bình Khê đi Pleibon: Sư đoàn 2, trung đoàn 95A.
– Cụm Thuần Mẫn – đường 14: Sư đoàn bộ binh 320A (binh chủng hợp thành) được bổ sung một trung đoàn của F968.
– Cụm Pleiku-Kon Tum: Sư đoàn 968 (thiếu) và lực lượng vũ trang 2 tỉnh đảm nhiệm.
– Khu vực đường 21: trung đoàn bộ binh 25
Đầu tháng 3/1975 ta đã đánh địch ở nhiều nơi ở Tây Nguyên để chia cắt chúng và đỏ dàn dựng thế trận tiến công vững vàng.
Ngày 4/3/1975 ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kom Tum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó.
Từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 3, quân ta cắt đứt đường vận chuyển của địch trên đường 19 và 21, cô lập Tây Nguyên với duyên hải miền Trung và chia cắt đường 14 để cô lập Bắc Tây Nguyên với Nam Tây Nguyên.
Sau đó ta tấn công chiếm huyện Thuần Mẫn vào ngày 8 tháng 3, huyện Đức Lập vào ngày 9 tháng 3 và bao vây hoàn toàn Buôn Ma Thuột.
Ngày 10 và 11 tháng 3, các lực lượng của ta tiến công vào Thị xã Buôn Ma Thuột và đánh thắng trận then chốt đầu tiên của chiến dịch.
Trong 5 ngày từ 14 đến 18 tháng 3, quân ta đã đập tan cuộc phản kích quy mô lớn của Sư đoàn 23 địch ở Nông Trại-Chư Cúc, trận đánh then chốt thứ hai của chiến dịch.
Bị tổn thất nặng nề và trước sự hoạt động mạnh mẽ của quân ta, ngày 15-3, địch tháo chạy từ Kon Tum, Pleiku theo đường 7, nhằm tập trung lực lượng ở vùng đồng bằng ven biển Quân khu 5.
Chớp thời cơ, quân ta mở các đợt tập kích, tiêu diệt phần lớn quân địch tháo chạy trên đường 7 ở Cheo Reo từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 3 và Củng Sơn ngày 24 tháng 3, giành thắng lợi trọng điểm thứ ba.
Sau đó, lực lượng của ta tiến ra vùng đồng bằng ven biển, phối hợp với quân dân địa phương giải phóng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, kết thúc chiến dịch vào ngày 3/4/1975.
Vào ngày 10/3/1975 ta tiến công thị xã Buôn Ma Thuột trong trận then chốt mở màn. Chỉ sau hai ngày chiến đấu ta đã giải phóng và làm chủ thị xã lớn và quan trọng nhất ở Tây Nguyên với 12 vạn dân.
Ngày 12/3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
Sau thất bại ở Buôn Ma Thuột, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây NGuyên về giữ vùng Duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kich tiêu diệt. Đến 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.
Sau 31 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã đập tan Tập đoàn quân 2 của địch ở Quân khu 2, chặn đánh hơn 28 vạn quân địch, bắt và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe quân sự.
Ta cũng giải phóng 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Bổn, Quảng Đức và một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên 1975?
Chiến thắng Tây Nguyên mang lại một ý nghĩa rất to lớn đối với quân và dân ta trong lúc bấy giờ là đã làm suy sụp, tan rã về chiến lược của quân Ngụy. Đây cũng là dấu mẫu của sự khỏi đầu cho những sự suy sụp và tan giã sau này của quân giặc.
Không những thế mà, dựa trên đà đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi để quân ta chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới. Quân ta đã quyết định thay đổi chiến lược từ tấn công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Những phát triển nổi bật của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch này đó chính là: bày mưu kế, lập thế trận và lựa chọn mục tiêu (hướng)
Ta chọn mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuật) vào đúng nơi hiểm nhưng yếu của địch. Để mục tiêu này càng “yếu” hơn, ta đã nghi binh điều địch lên hướng bắc, đồng thời bí mật cơ động lực lượng lớn về hướng nam, nhờ vậy ta đã tập trung ưu thế áp đảo ở nơi cần thiết, tạo yếu tố bất ngờ.
Ta bố trí thế trận hiểm, chia cắt chiến lược và chiến dịch địch, khiến các cụm quân của chúng bị cô lập. Từ đó buộc địch phải chấp nhận các tình huống ta đã dự kiến (thí dụ: do thế trận của ta, địch chỉ còn một khả năng duy nhất là đổ bộ trực thăng xuống đường 21 sau khi mất Buôn Ma Thuật. Tại đây, ta đã bố trí sẵn sàng Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25. Có nghĩa là địch đã rơi vào đúng kế, đúng định của ta).
Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 còn nổi bật ở nghệ thuật phát triển tiến công. Nắm thời cơ có địch rút chạy, ta đã kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt chúng, đưa địch đến thất bại chưa từng có, nó đã làm rung chuyển chiến lược của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ vào bước ngoặt quyết định.