Ngành dịch vụ đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ta nhận thấy, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng vì thế mà đòi hỏi sự ra đời của ngành dịch vụ để nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Chính vì thế cùng nhau tìm hiểu ngành dịch vụ là gì?
Mục lục bài viết
1. Ngành dịch vụ là gì?
Ta hiểu về ngành dịch vụ như sau:
Ngành dịch vụ được hiểu cơ bản chính là một ngành công nghiệp không khói mà các sản phẩm được tạo ra sẽ mang tính phi vật chất và không gây hại đến môi trường. Ngành dịch vụ ra đời với mục đích chính đó là nhằm để phục vụ nhu cầu của con người. Do vậy, phụ thuộc vào mức độ sử dụng khi khách hàng hưởng thụ các dịch vụ đó thì cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành khác.
Sự phân loại dịch vụ ở các lĩnh vực cụ thể như: Kinh doanh, tiêu dùng, dịch vụ công. Thông qua sự phân loại và phát triển này đã thu hút nguồn lao động và tạo việc làm cho nhiều người. Bên cạnh đó cũng góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên, các di tích lịch sử – văn hóa, các thành tựu khoa học – kĩ thuật của con người.
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất: Tính vô hình, phi vật chất là một đặc điểm của ngành dịch vụ: Tính vô hình, phi vật chất được hiểu nghĩa là không có hình thái cụ thể mà chỉ xuất hiện khi con người sử dụng các dịch vụ đó. Cụ thể như các dịch vụ du lịch, các trò chơi điện tử mang lại sự trải nghiệm và giải trí.
– Thứ hai: Tính không đồng nhất là một đặc điểm của ngành dịch vụ: Các dịch vụ đều có chất lượng khác nhau vì phụ thuộc vào sự tác động và quản lý của mỗi người. Cụ thể như ta nhận thấy đối với mỗi chương trình giải trí sẽ có cách tổ chức và cho người xem những cảm nhận khác nhau.
– Thứ ba: Tính đồng thời là một đặc điểm của ngành dịch vụ: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ sẽ cần phải diễn ra cùng lúc, không thể tách rời giữa việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ. Cụ thể như khi các chủ thể mua vé xem phim và được xem ngay sau đó, khi các chủ thể cắt tóc sẽ chờ người thợ cắt tóc cho các chủ thể đó.
– Thứ tư: Không lưu trữ là một đặc điểm của ngành dịch vụ: Hiệu quả ngành dịch vụ tạo ra mang giá trị tinh thần mà chúng ta không thể lưu trữ những cảm xúc này. Ví dụ, khi xem một bản nhạc bạn không thể lưu trữ cảm xúc giống như lưu trữ hàng hóa trong kho.
2. Ngành dịch vụ tiếng Anh là gì?
Ngành dịch vụ tiếng Anh là: Service industry.
3. Một số vấn đề liên quan đến ngành dịch vụ:
Một số công việc dịch vụ phổ biến hiện nay:
Trên thực tế thì ta nhận thấy, việc làm trong ngành dịch vụ cũng khá đa dạng và việc làm trong ngành dịch vụ cũng sẽ được phân loại theo trình độ khác nhau của từng đối tượng cụ thể. Trong đó, một số ngành nghề mang tính chuyên môn cao cụ thể như: Bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư IT, …
Cùng với đó thì cũng còn có một số ngành khác không đòi hỏi cao về bằng cấp và các ngành nghề này lại mang tính năng động, các chủ thể có nhu cầu cũng sẽ dễ tìm việc phù hợp với xu hướng phát triển cụ thể có thể kể đến như: Nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, thợ tạo mẫu, nhân viên tổ chức sự kiện, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng – khách sạn, nhân viên vận chuyển, nhân viên chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, …
Ta nhận thấy rằng, việc làm trong ngành dịch vụ có tính đa dạng và cũng sẽ được phân loại theo trình độ khác nhau. Đối với một số ngành nghề dịch vụ có thể yêu cầu tính chuyên môn cao nhưng ngược lại cũng sẽ có một số ngành khác lại không đòi hỏi cao về bằng cấp và mang tính năng động, dễ tìm việc. Bên cạnh đó thì nhu cầu tuyển dụng đối với ngành dịch vụ là rất lớn. Từ đó góp phần quan trọng tạo ra thu nhập cho người dân.
Từ những phân tích cụ thể ở trên, ta thấy, trong giai đoạn hiện nay, cũng không khó để các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi và phát triển nghề nghiệp với nhóm ngành nghề này có thể tìm được cho mình một việc làm phù hợp chuyên môn.
Một số vấn đề cần quan tâm để kinh doanh ngành dịch vụ mang lại hiệu quả cao:
– Để việc kinh doanh ngành dịch vụ mang lại hiệu quả cao đòi hỏi các chủ thể kinh doanh dịch vụ phải tạo sự khác biệt: Nhiều công ty kinh doanh dịch vụ giống nhau nên tạo ra tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Thế nên, nhằm mục đích có thể tồn tại và phát triển thì mỗi một chủ thể là một nhà quản lý đều có trách nhiệm cần phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình.
– Quảng cáo và tiếp thị cần được quan tâm: Quảng cáo và tiếp thị được hiểu cơ bản chính là hoạt động marketing mà tất cả các cơ sở kinh doanh ngành dịch vụ cần thực hiện trong thời đại hiện nay. Do hình thức quảng cáo ngày càng đa dạng với cách thức tiếp cận các chủ thể là người dùng nhờ vào các kênh truyền thông cực kỳ hiệu quả.
– Chất lượng và giá cả cũng là một nguyên nhân giúp doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ mang lại hiệu quả cao: Do là kinh doanh dịch vụ nên vấn đề chất lượng và giá cả luôn cần được các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ quan tâm hàng đầu. Bởi các đối tượng là những người tiêu dùng có quyền lựa chọn sử dụng dịch vụ khác nhau để nhằm mục đích có thể phù hợp với điều kiện của họ. Và doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ nào có chất lượng tốt hoặc giá cả phải chăng thì khách hàng sẽ không ngần ngại mà tìm đến.
– Thái độ phục vụ doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ: Chắc hẳn dịch vụ được biết đến là ngành mà chú trọng đến thái độ phục vụ hơn bao giờ hết. Vì những ứng xử của các nhân viên có thể tác động khiến khách hàng lựa chọn hoặc từ chối dịch vụ. Chính vì thế, việc doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ phải đào tạo bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng luôn được đặc biệt quan tâm.
– Cần phải có sự tương tác với khách hàng thường xuyên: Việc tương tác với khách hàng thường xuyên là để nhằm mục đích có thể giữ chân khách hàng để họ nhớ đến dịch vụ. Trong suốt quá trình đó sẽ cho các chủ thể có thể hiểu tâm lý khách hàng, biết được họ muốn gì và doanh nghiệp cần làm gì để có thể đáp ứng chất lượng tiêu dùng.
4. Các nhóm ngành dịch vụ:
Với sự mở cửa nền kinh tế thì đã tạo ra bước phát triển vượt bật của nền kinh tế nước ta, những năm vừa qua nhóm ngành dịch vụ ở nước ta tăng trưởng mạnh và cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ còn được đánh giá chính là cầu nối, là động lực thúc đẩy cho các ngành khác phát triển cũng như tận dụng kết quả từ các ngành khác làm nền tảng phát triển bền vững cho ngành nghề.
Như đã phân tích cụ thể bên trên, thực tế thì nhóm ngành dịch vụ của nước ta khá đa dạng. Cũng dựa vào sự đa dạng này mà nhóm ngành dịch vụ của nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các đối tượng là người lao động, bao gồm cả việc làm cho lao động tri thức và việc làm cho lao động phổ thông. Trong đó, ta nhận thấy, dịch vụ ăn uống, du lịch, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh, bán hàng… luôn nằm trong top những ngành nghề cần nhiều nhân lực.
Chính bởi vì thế mà giai đoạn hiện nay, ngày càng nhiều cơ hội việc làm rộng mở cho khối ngành dịch vụ và các bạn trẻ hiện nay cũng quan tâm lựa chọn học khối ngành dịch vụ nhiều hơn để đón đầu xu thế việc làm và phát triển nghề nghiệp bản thân.
Các nhóm ngành dịch vụ bao gồm 12 nhóm ngành dịch vụ cụ thể sau đây:
– Dịch vụ vận tải (mã 2050) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ du lịch (mã 2360) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ xây dựng (mã 2490) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ tài chính (mã 2600) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910) là một nhóm ngành dịch vụ.
– Dịch vụ Logistic (mã 9000) là một nhóm ngành dịch vụ.
Mỗi nhóm ngành dịch vụ trong 12 nhóm ngành được nêu cụ thể bên trên đều được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng bốn chữ số. Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm ban hành thông tư cụ thể đưa ra quy định nội dung danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu, hướng dẫn và theo dõi tình hình thực hiện và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung.
Ta nhận thấy, ngành dịch vụ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt trong thời đại 4.0 như giai đoạn ngày nay thì vai trò của dịch vụ cũng là vô cùng to lớn. Dịch vụ có vai trò rộng khắp các mặt từ kinh tế, sản xuất, xã hội. Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện việc làm tốt với nhiều nhóm ngành nghề, đem lại nguồn thu nhập lớn cho cá nhân, nền kinh tế nước nhà. Không chỉ vậy dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người như mua sắm, du lịch, đi lại, tiêu dùng ăn ở của con người…