Tìm hiểu về tiền giả? Phân biệt tiền thật với tiền giả qua seri? Phân biệt tiền thật với tiền giả bằng điện thoại? Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền giả?
Trong thực tế cuộc sống, ta nhận thấy rằng, tiền giả xuất hiện trong các giao dịch rất nhiều. Và, đây chính là một vấn đề vô cùng nguy hiểm và nó có những ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến kinh tế của từng cá nhân hay của các doanh nghiệp. Với sự phát triển của con người thì tiền giả cũng được làm ngày càng tinh vi, tuy nhiên tiền khi làm giả dù tinh xảo đến đâu vẫn có thể nhận biết được. Để nhằm mục đích có thể góp phần giảm thiểu rủi ro về tiền giả thì bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách phân biệt tiền thật với tiền giả qua seri và bằng điện thoại?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tiền giả:
Công nghệ đang ngày càng phát triển, cùng với đó là những thủ thuật như chụp, copy, xử lý bằng phần mềm đã xuất hiện và từ đó cũng đã cho ra đời những tờ tiền giả càng ngày càng tinh vi. Mặc dù vậy thì tiền thật vẫn sẽ có một số yếu tố mà tiền giả không thể nào có thể bắt chước được. Nhưng trong chúng ta thì không phải ai cũng biết phân biệt được tiền thật và tiền giả.
Cho đến giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, tiền giả sẽ có thể dễ dàng có thể phân biệt được bằng tay hoặc bằng mắt thường khi các chủ thể thực hiện việc kiểm tra các đặc điểm bảo an dành cho công chúng. Dù tiên được làm giả tinh vi ở mức độ nào thì tiền giả vẫn luôn có những đặc điểm khác biệt khi chúng ta so nó với tiền thật cụ thể như các đặc điểm khác biệt cơ bản như sau: tiền giả không có các đặc điểm bảo an (hoặc nếu có làm giả thì cũng chỉ mang tính chất mô phỏng, không thể giống thật). Màu sắc tiền giả sẽ có thể nhạt hơn, đậm hơn hoặc thiếu màu. Hình ảnh, họa tiết không sắc nét, tinh tế như tiền thật và nhiều đặc điểm khác
Tiền giả được hiểu cơ bản chính là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng tiền giả sẽ không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành. Tiền giả sẽ bị cấm sử dụng ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nước trên thế giới.
Tiền giả là loại tiền được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu chính đó là để trục lợi. Xét về hình thức, tiền giả có đặc điểm giống đến khoảng 95% khi so chúng với tiền thật. Nếu các chủ thể không biết cách nhận dạng thì các chủ thể cũng rất dễ dàng bị lừa. Tiền giả bị cấm ở Việt Nam và cũng như là hiện nay nó đang bị cấm tại tất cả các nước trên thế giới.
Khi tiền giả dễ dàng được tiêu thụ, thì số tiền trong thị trường của các quốc gia cũng sẽ tăng cao và từ đó sẽ dẫn đến lạm phát tăng mà nhà nước thì không thể nào có thể kiểm soát được. Khi đó, đồng tiền mất giá, nền kinh tế bị thiếu hụt mọi nguồn lực để có thể từ đó mà nhanh chóng phát triển.
2. Phân biệt tiền thật với tiền giả qua seri:
Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều cách phân biệt tiền thật với tiền giả qua seri. Trong số đó thì có thông tin đưa ra phương pháp nhận biết tiền giả qua seri bằng cách xem những chữ cái đầu seri. Tuy nhiên phương pháp phân biệt tiền thật với tiền giả qua seri này hoàn toàn không đáng tin cậy, bởi theo bà Lê Thị Thanh Hằng (Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh) đã khẳng định không thể dựa vào các đầu số seri để nhằm mục đích có thể thực hiện phân biệt tiền thật, tiền giả mà các chủ thể sẽ cần phải dựa vào các yếu tố bảo an của tờ tiền.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hiện nay, sẽ không thể phân biệt tiền giả qua số seri.
Trước tình trạng khi thị trường đất nước ta đang tràn ngập tiền giả như hiện nay, các chủ thể cũng cần nắm rõ những cách nhận biết tiền giả một cách nhanh nhất đặc biệt là các chủ thể trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán để nhằm từ đó sẽ có thể hạn chế tổn thất xuống mức thấp nhất.
3. Phân biệt tiền thật với tiền giả bằng điện thoại:
Phân biệt tiền thật với tiền giả bằng phần mềm soi tiền giả trên điện thoại thông minh. Phần mềm soi tiền giả trên điện thoại thông minh siêu tiện lợi đối với con người. Phần mềm soi tiền giả trên điện thoại thông minh sẽ giúp phân biệt tiền giả đơn giản, đưa ra cách soi tiền giả đúng cách, cách soi tiền giả đơn giản bằng smartphone mà con người sẽ không cần máy móc cồng kềnh vẫn có thể soi tiền giả mọi lúc mọi nơi.
Thời điểm hiện tại ta nhận thấy rằng cũng có rất nhiều đồ thật đồ giả lẫn lộn được được lưu thông rộng rãi trên thị trường. Với những kỹ thuật tinh vi chúng ta khó có thể phân biệt hết được chỉ bằng mắt thường. Trong đó tiền cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trên thực tế thì dù có làm giả đến mức độ nào thì cũng vẫn là đồ giả và sẽ có những điểm để từ đó mà chúng ta có thể phân biệt cũng không quá là khó khăn.
Thực chất thì chúng ta sẽ có thể phân biệt tiền giả dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau.
Đối với những tờ tiền được sử dụng chất liệu là polime thì các chủ thể là những đối tượng người dùng đều có thể kiểm tra cách đơn giản nhất đó chính là thực hiện việc vo tờ tiền lại khi bỏ mở ra chúng lại trở về trạng thái như ban đầu.
Một cách nữa đó là các chủ thể sẽ có thể để tờ tiền của mình trước nguồn sáng nhằm mục đích để từ đó thực hiện kiểm tra vị trí của dây an toàn in chìm ở tờ tiền mà chỉ soi dưới ánh sáng mới có thể lộ rõ ra được. Bên cạnh đó thì còn có một chi tiết khác để thực hiện việc kiểm tra đối với tờ tiền đó là ảnh Hồ Chủ Tịch trên tờ tiền. Những chi tiết này có các đường nét hoa văn tinh xảo do Nhà nước ban hành mà không một ai có thể làm giả theo được. Nếu các chủ thể phát hiện những thứ như trên mờ hoặc không giống thật không tinh tế thì có thể kết luận nó chính là tiền giả.
Một dấu hiệu cũng rất quan trọng nữa để phân biệt tiền thật với tiền giả đó là chúng ta có thể chao nghiêng tờ tiền đi để nhằm từ đó sẽ có thể nhận biết màu vàng của ovi khi nhìn thẳng và màu xanh lá khi chúng ta nhìn nghiêng tờ tiền. Những đường màu vàng lấp lánh chạy dọc theo chiều của tờ tiền đó được biết đến chính là yếu tố iriodin.
Các chủ thể cũng sẽ có thể kiểm tra lỗ trong trên tờ tiền các hình hoa ăn in dập nổi, với tùy mệnh giá khác nhau thì ở vị trí ấy có những mệnh giá tương ứng khác nhau đối với tờ tiền, nhiều chủ thể sẽ thường bảo rằng mình không quan sát thấy tuy nhiên nếu có thể để ý kĩ thì đây chính là điểm yếu chí mạng của những tờ tiền khi chúng được làm giả.
Tuy nhiên để nhằm có thể chắc chắn nhất thì các chủ thể sẽ cần lên cửa hàng và tải ứng dụng phần mềm soi tiền giả trên điện thoại. Chỉ như thế thôi thì các chủ thể đã có thể sử dụng phần mềm soi tiền giả trên điện thoại để phân biệt tiền giả với tiền thật. Với phần mềm soi tiền giả trên điện thoại thì các chủ thể sẽ có thể phân biệt tiền giả một cách nhanh chóng chính xác nhờ ánh sáng màu của đèn khi chiếu lên tờ tiền. Cũng từ đó mà các chủ thể cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn mỗi khi ra đường chỉ với chiếc điện thoại mà các chủ thể cũng sẽ không cần bất cứ một cỗ máy nặng nề nào khác để nhằm mục đích có thể xác định được đâu là tiền giả và thật. Công nghệ tiên tiến và thông minh trên ứng dụng phần mềm soi tiền giả trên điện thoại sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta hiện nay.
4. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền giả:
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính Phủ có nội dung cụ thể như sau:
– Tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Pháp luật quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới.
+ Pháp luật quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi không thông báo kịp thòi cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả.
+ Pháp luật quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả.
+ Pháp luật quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Pháp luật quy định phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ.
+ Pháp luật quy định phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ.
+ Pháp luật quy định phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
Bên cạnh đó thì pháp luật còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả cụ thể như: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý; Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả; Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Pháp luật nước ta cũng quy định đối với hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì các chủ thể sẽ còn có thể bị xử phạt hình sự với mức phạt tù từ 03 đến 20 năm tù hoặc thậm chí là mức tù chung thân, việc phạt từ cũng sẽ tùy thuộc vào trị giá, tính chất, mức độ vi phạm. Chủ thể là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Chủ thể là người chuẩn bị phạm tội àm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 03 năm. Bên cạnh đó thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, ta nhận thấy rằng,quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thực chất sẽ không căn cứ vào trị giá tiền giả, mà xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ chỉ căn cứ vào số lượng tờ, miếng.
Bên cạnh đó thì việc xử phạt hình sự cũng về hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ngoài ra còn có thêm một hành vi là làm tiền giả thì lại quy định tình tiết định tội không căn cứ vào số lượng hay trị giá đồng tiền cụ thể là bao nhiêu. Còn tình tiết định khung đối với hình phạt cao hơn thì lại quy định cụ thể tiền giả có trị giá tương ứng với các mức từ 5 và 50 triệu đồng trở lên.