Nội dung của cương lĩnh chính trị (2/1930) và luận cương chính trị (10/1930)? So sánh bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị? Điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị?
Nếu bạn là người Việt nam thì chắc hẳn rằng trong xuất quá trình học tập và phát triển bản thân bạn đã được nghe đến thuật ngữ “cương lĩnh chính trị” bởi trong các chương trình học từ cấp cơ sở cho đến đại học hầu hết trong các trường học đều đã từng giảng dạy về những nội dung của cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị như: Chương trình THPT tại sách giáo khoa lịch sử lớp 12; Chương trình đại học, cao đẳng tại các môn học tư tưởng Hồ Chí Minh hay Đường lối cách mạng của Đảng.
Đây không chỉ là một trong những văn kiện thể hiện phương hướng hoạt động, ý chí, đường lối, chính xác của đảng mà đây còn là một trong những mình chứng lịch sử góp phần xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như ngày hôm nay. Do đó nếu bạn không biết cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị sẽ là một thiệt thòi vô cùng lớn. Chính vì vậy tại bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu và phân tích giữa hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị những năm đầu của Đảng cộng sản Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị là gì?
Như tên gọi của mình cả cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều là những văn kiện được sử dụng trong hoạt động chính trị. Đây cũng là một trong những điểm tương đồng quan trọng của hai văn kiện này; do đó ta sẽ đi tìm hiểu đôi chút về thuật ngữ “cương lĩnh” và “chính trị” để làm cơ sở đi vào phân tích chuyên sâu hai văn kiện này.
1.1. Cương lĩnh là gì?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cương lĩnh tuy nhiên ta có thể sử dụng hai định nghĩa sau về cương lĩnh:
Theo từ điển tiếng Việt Cương lĩnh là mục mục tiêu phấn đấu và các bước tiến hành của tiêu phấn đấu và các bước tiến hành của một tổ chức chính trị, một chính Đảng.một tổ chức chính trị, một chính Đảng.
Theo V.l. Lênin Cương lĩnh là bản tuyên bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều mà Đảng muốn lên tất cả những điều mà Đảng muốn đạt được và vì mục đích gì mà Đảng đạt được và vì mục đích gì mà Đảng đấu tranh.đấu tranh.
1.2. Chính trị là gì?
Chính trị: Chính là chính đáng; trị là cai trị. Chính trị – cai trị một cách chính đáng. (cai trị bằng sức mạnh là trị một cách chính đáng. (cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị).
Theo cách hiểu thông thường Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến những quan hệ giữa các giai cấp, quốc gia, dân tộc đến những quan hệ giữa các giai cấp, quốc gia, dân tộc và các nhóm xã hội với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử và các nhóm xã hội với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội ; là hoạt động thực tiễn vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động thực tiễn chính trị của giai cấp, đảng phái, Nhà nước nhằm tìm chính trị của giai cấp, đảng phái, Nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu Cương lĩnh chính trị là văn bản, trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cương lĩnh chính trị là cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng. Về bản chất thì cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là một nhưng có tên gọi khác nhau và được hình thành từ hai khoảng thời gian khác nhau.
2. Nội dung của Cương lĩnh chính trị (2/1930):
Cương lĩnh chính trị là bản cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam, sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của Đảng vào năm 1930. Bản cương lĩnh sơ khai gồm những nội dung chính sau:
Phương hướng chiến lược: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.
Về lực lượng cách mạng: mọi giai cấp tầng lớp xã hội: Công nhân, nông dân, tri thức, tiểu địa chủ,…. Đứng về phía cách mạng
Về giai cấp lãnh đạo: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo của cách mạng
Về phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng gồm có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới.
Đánh giá: Bản cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 được đánh giá là bản cương lĩnh hoàn hảo nhất phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Là hy vọng, bản đồ giúp cách mạng Việt Nam trên con đường giành lại độc lập đất nước trong thời kỳ này.
3. Nội dung của Luận cương chính trị (10/1930):
Nội dung chính của bản luận cương tháng 10/1930 bao gồm:
Phương hướng chiến lược: Lúc đầu là là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, có tính chất thổ địa và phản đế, tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng.
Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho đông Dương hoàn toàn độc lập.
Về lực lượng cách mạng: Giai cấp công nhân là lực lượng chính của cách mạng, vừa là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp khác không được đánh giá cao.
Về giai cấp lãnh đạo: : Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo của cách mạng.
Về phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng gồm có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới. Vì thế giai cấp vô sản đông dương phải đoàn kết, gắn bó với giai cấp vô sản thế giới và phải liên lạc với phong trào cách mạng ở những nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Đánh giá: Theo nhiêu đánh giá thì bản luận cương tháng 10 về cơ bản đã giúp cách mạnh rất nhiều trong việc tìm ra phương hướng làm cách mạng; Tuy nhiên bản luận cương này còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập do có nhiều nội dung không phù hợp với hoàn cảnh khách quan của thời đại lúc bấy giờ và sau đó đã được sửa chữa ở các giai đoạn sau.
4. So sánh bản Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị:
Giống nhau:
Về phương hướng chiến lược của cách mạng: Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.
Về phương pháp làm cách mạng: Đứng trước hoàn cảnh của đất nước đang bị áp bức, bóc lột bởi sức mạnh của thực dân và phong kiến cả hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều nhận thấy cách mạng không còn con đường nào khác là bằng con đường bạo lực cách mạng.
Về quan hệ quốc tế: Cả hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều chỉ ra vị trí của cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới và phải không ngừng liên lạc với cách mạng thế giới để mở rộng mối quan hệ đối ngoại.
Về giai cấp lãnh đạo: Cả cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều chỉ ra được giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội ngũ là giai cấp công nhân những người có kinh nghiệp và là đầu đưa cách mạng Việt Nam đi đến chiến thắng.
Khác nhau:
Về tầm ảnh hưởng thì cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 xây dựng đường lối cách mạng của Việt Nam, còn đối với bản luận cương tháng 10/1930 xây dựng đường lối của không chỉ trong phạm vi cách mạng Việt Nam mà còn cả khối Đông Dương lúc bấy giờ.
Về nhiệm vụ và xác định kẻ thù: Ở hai văn kiện này có sự khác nhau về nhiệm vụ.
Đối với cương lĩnh chính trị đầu tiên nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng là phải đánh đổ đế quốc Pháp hung tan sau đó mới đánh đổ phong kiến (đẩy nhiệm vụ dân tộc lên trước nhiệm vụ giai cấp) để làm cho Việt nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông.
Đối với Luận cương chính trị tháng 10/1930 lại có nhiệm vụ khác với cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 khi xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt của cách mạng không phải là đánh đổ đế quốc trước mà là đánh đổ phong kiến trước sau đó mới đánh đổ đế quốc Pháp, (đặt nhiệm vụ giai cấp lên trên nhiệm vụ dân tộc) làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Đây là một điểm hạn chế nghiêm trọng của bản luận cương tháng 10/1930 khi không xác định được đúng kẻ thù dẫn đến nhiều phong trào cách mạng của nhân dân ta bị tổn thất nặng nề như kể đến đó là phong trào Xô Viết – Nghệ tĩnh.
Về lực lượng cách mạng: Hai cương lĩnh có sự đánh giá khác nhau về lực lượng cách mạng. Cụ thể:
Đối với cương lĩnh chính tháng 2/1930 xác định lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc, mọi giai cấp tầng lớp xã hội trong đó nòng cốt là giai cấp công nhân và nông dân. Không có sự phân biệt, hễ ai có lòng yêu nước tận tâm giành lại độc lập cho đất nước thì đều là người của cách mạng.
Đối với luận cương tháng 10/1930 xác định lực lượng của cách mạng là giai cấp vô sản hay giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và giai cấp nông dân là sức mạnh của cách mạng còn những giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội không phải là lực lượng của cách mạng và có thể theo Pháp bất cứ lúc nào; chính vì những phán đoán sai lầm này mà trong suốt một quá trình dài cách mạng Việt Nam đã mất đi một lực lượng lớn của cách mạng.
Nhìn chung, hai bản cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị có nhiều điểm tương đồng do xuất phát từ cùng một góc nhìn về thời đại lúc bấy giờ; tuy nhiên xét về hoàn cảnh áp dụng thì có nhiều điểm khác nhau; đặc biệt là đối với bản luận cương chính trị tháng 10/1930 đã thể hiện rõ nhiều yếu điểm, hạn chế so với cương lĩnh chính trị tháng 2/1930. Để phù hợp thì luận cương tháng 10/1930 đã được sửa đổi, bổ sung vào các kỳ họp trung ương đảng tiếp theo.