Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em đang trở nên phổ biến hơn. Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc, thường bắt đầu từ thời thiếu niên hoặc ở trẻ vị thành niên. Vậy nên các bậc cha mẹ cần biết bệnh rối loạn hành vi ở trẻ có biểu hiện ra sao và biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Mục lục bài viết
1. Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?
Trên toàn thế giới hiện nay, theo thống kê thì có khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc cần phải được điều trị. Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em được đánh giá là bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên.
Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc, thường bắt đầu từ thời thiếu niên hoặc ở trẻ vị thành niên. Khi các trẻ mắc các rối loạn này, trẻ em thường không tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường của xã hội.
Rối loạn hành vi gồm 2 loại dựa trên độ tuổi khởi phát cụ thể: rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em ( trẻ dưới 10 tuổi) và rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi).
Rối loạn hành vi ở trẻ em được hiểu cơ bản chính là một dạng hành vi gây rối kéo dài ít nhất 6 tháng với các biểu hiện bốc đồng trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta cũng cần phân biệt hiện tượng này với hành vi thách thức đôi khi trẻ vẫn thể hiện vì đa phần tất cả trẻ em chỉ hành động hung hăng, thách thức hay tức giận vào một lúc nào đó mà thôi.
Hành vi thách thức của trẻ được xem là một phần của quá trình phát triển tâm sinh lý. Hành vi thách thức của trẻ được hiểu là kết quả của các loại cảm xúc mạnh, trẻ thể hiện ra ngoài bằng hành động tức giận, hung hăng là vì đó là cách duy nhất mà trẻ biết. Thế nên, chỉ nên chẩn đoán là rối loạn hành vi khi nó gây rối nghiêm trọng, dai dẳng và vượt ra ngoài tiêu chuẩn của các giai đoạn phát triển của trẻ.
Biểu hiện rối loạn hành vi sẽ gặp trong suốt quá trình phát triển từ lúc trẻ còn nhỏ cho đến khi bước vào tuổi thanh thiếu niên. Đặc trưng của rối loạn này là trẻ không thể tự chủ được hành vi và cảm xúc của mình, trẻ có các hành vi xâm hại đến quyền của người khác, có những vi phạm lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. Ở những trường hợp này, mọi biện pháp trừng phạt là không hiệu quả với trẻ.
Trẻ bị rối loạn hành vi cần phải được điều trị. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho bệnh rối loạn hành vi ở trẻ đạt kết quả tốt nhất.
Nhiều người bởi vì không biết, không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì nên không quan tâm để có thể giúp trẻ vượt qua được bệnh lý này. Bản thân bệnh rối loạn hành vi không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ mà cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh. Cũng chính bởi vì thế mà đối với những trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi rất cần có sự đồng hành và hỗ trợ của nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em:
Những biểu hiện cho thấy trẻ bị rối loạn hành vi cụ thể đó là:
– Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ thường gây ra biểu hiện đó là trẻ luôn cư xử với người hay vật một cách hung hãn, có hành vi phá hoại tài sản.
– Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ thường gây ra biểu hiện đó là trẻ tự tham gia vào các hoạt động gây hại cho bản thân như hút thuốc, uống rượu,…
– Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ thường gây ra biểu hiện đó là trẻ không tuân thủ bất kỳ nội quy hay quy định nào.
– Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ thường gây ra biểu hiện đó là trẻ có những hành động vi phạm trật tự, quá đáng.
– Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ thường gây ra biểu hiện đó là trẻ luôn có hành động chống đối, thậm chí còn chống đối đến mức nguy hiểm với biểu hiện: đánh nhau tàn bạo, trốn học, ăn cắp, dối trá,…
Các lý do khiến trẻ bị rối loạn hành vi:
Những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn hành vi bao gồm:
– Di truyền là một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn hành vi:
Kỹ năng nhận thức của mỗi người là do thùy trán. Với những trẻ bị rối loạn hành vi thì thùy trán không hoạt động bình thường nên trẻ có biểu hiện:
+ Các xung động kiểm soát kém.
+ Khả năng hành động theo kế hoạch kém.
+ Khả năng học hỏi từ kinh nghiệm tiêu cực đã có trong quá khứ suy giảm.
Gen được xem là một trong các nguyên nhân khiến cho thùy trán bị tổn thương nên sự hung tính của một đứa trẻ cũng được xem là có tác động của yếu tố gen.
– Môi trường là một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn hành vi:
Trẻ lớn lên trong những môi trường thường có nguy cơ bị rối loạn hành vi:
+ Từ nhỏ đã bị lạm dụng.
+ Gia đình có cuộc sống không êm ấm.
+ Có cha mẹ là người nghiện thuốc, nghiện rượu.
+ Cuộc sống quá nghèo đói.
+ Bố mẹ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
+ Người mẹ mang thai trẻ khi chưa đến độ tuổi nên sinh đẻ.
Chúng ta nhận thấy rằng, cách thức giáo dục của gia đình và phong cách làm cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của trẻ. Ngoài ra, những hình thức kỷ luật mang tính hà khắc, thiếu công bằng, không nhất quán,… của nhà trường hay mối quan hệ tiêu cực giữa giáo viên với trẻ cũng là những yếu tố gây nên bệnh rối loạn hành vi ở trẻ.
3. Phương hướng xử lý với bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em:
Dưới đây là phương hướng cụ thể để xử lý với bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em:
– Cần phải chẩn đoán bệnh để biết xem trẻ liệu có mắc bệnh rối loạn hành vi hay không và mức độ của bệnh:
Không phải cha mẹ nào cũng biết và nhận diện chính xác những biểu hiện của bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì. Vì thế khi thấy trẻ có những biểu hiện như đã nói ở trên, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có được đánh giá chính xác. Thường thì trong số các rối loạn hành vi trẻ phải có ít nhất 3 hành vi phổ biến thì mới được chẩn đoán là mắc bệnh. Trong số đó, ít nhất phải có một hành vi xuất hiện trong 6 tháng trở lại đây và hành vi ấy phải ảnh hưởng đáng kể đến học tập ở trường cũng như các mối quan hệ xã hội của trẻ.
– Phương hướng điều trị đối với trẻ rối loạn hành vi:
Điều trị cho trẻ bị rối loạn hành vi là một quá trình không chỉ cần can thiệp y khoa mà còn cần cả sự phối kết hợp của cả gia đình và xã hội.
+ Điều trị y khoa.
Thông thường thì khi thăm khám cho trẻ có dấu hiệu bị rối loạn hành vi bác sĩ sẽ đưa ra cho trẻ 3 câu trả lời và căn cứ trên câu trả lời của trẻ để có cơ sở chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng thuốc để kiểm soát các suy nghĩ bộc phát hay có xu hướng bao lực.
Những loại thuốc được dùng nhằm mục đích chính là để điều trị rối loạn hành vi ở trẻ em thường là: Thuốc chống tâm thần có tác dụng kiểm soát tạm thời xu hướng bạo lực, hung hăng, và bắt nạt người khác của trẻ; Thuốc kích thích để làm giảm kích động, ổn định cảm xúc.
Tuy nhiên, điều trị rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ không ưu tiên việc dùng thuốc bởi về lâu dài nó dễ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bác sĩ chủ yếu ưu tiên điều trị tâm lý để giúp trẻ có được nhận thức đúng đắn.
+ Hỗ trợ điều trị từ gia đình:
Muốn điều trị tốt chứng rối loạn hành vi ở trẻ thì gia đình đóng vai trò then chốt bởi chỉ có sự kiên trì và quyết tâm của gia đình mới giúp trẻ sớm đạt được hiệu quả chữa trị. Muốn được vậy, các bậc cha mẹ cần: Dành thời gian yêu thương và chăm sóc trẻ nhiều hơn đồng thời cố gắng định hướng trẻ đến những điều tích cực; Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cần tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động giúp rèn luyện tính kiên nhẫn để trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn hành động và cảm xúc của mình; Tránh cho trẻ xem những bộ phim không phù hợp với độ tuổi của trẻ; Phối hợp với nhà trường để có được định hướng tốt hơn cho trẻ khi học tập. Với trường hợp trẻ bị rối loạn hành vi xuất phát từ sự rối ren trong gia đình, để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất, nên đưa trẻ đến môi trường lành mạnh hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì để nhận biết và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.