Cao răng huyết thanh được biết đến là một thuật ngữ dùng để chỉ những mảng bám trên răng rất khó làm sạch bằng phương pháp thông thường. Loại cao răng huyết thanh này nếu lâu ngày không được điều trị có thể gây hại đến sức khỏe răng miệng của con người. Cùng tìm hiểu về cao răng huyết thanh qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Cao răng huyết thanh là gì?
Ta hiểu về cao răng như sau:
Thực tế cao răng còn được gọi là vôi răng. Đây được hiểu là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng. Vôi răng hình thành do các vi khuẩn tác động lên các thức ăn còn sót lại, lâu ngày sẽ tích tụ và cứng dần bám chặt ở ngay đường nướu hoặc dưới đường nướu, có thể gây kích ứng mô nướu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của cao răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu, tương đối gây mất thẩm mỹ.
Cao răng còn tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu. Vôi răng không thể được tự lấy bằng bàn chải hoặc bất cứ dụng cụ nào khác, mà cần đến phòng khám nha khoa để nha sĩ lấy sạch chúng bằng kỹ thuật riêng và máy móc chuyên dụng. Quá trình này gọi là lấy cao răng và nó thường được kết hợp thêm với đánh bóng răng.
Cao răng thường có 2 loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu vàng nhạt. Còn cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Cao răng huyết thanh thường nằm ở dưới nướu và đó là nơi có chứa nhiều loại vi khuẩn so với hơn cao răng thường. Cao răng huyết thanh xảy ra sẽ khiến cho tốc độ phát triển và gây viêm của vi khuẩn diễn ra khá nhanh.
Cao răng huyết thanh tiếng Anh: Serum tartar
2. Tác hại của cao răng:
Tác hại của cao răng cụ thể như sau:
– Cao răng bám trên răng gây cản trở cho việc vệ sinh răng miệng, dễ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
– Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm hỏng men răng, dẫn đến sâu răng.
– Độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng trong kẽ răng có thể gây ra viêm. Nếu để lâu, vôi răng có thể phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng và có thể làm rụng răng. Vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu… Nếu không được theo dõi loại bỏ và vệ sinh đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, mô nha bị suy yếu, đẩy lợi tụt xuống, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là rụng mất răng.
– Bệnh nha chu còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, đái tháo thường… ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể.
– Cao răng không những đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của những chiếc răng. Vì cao răng xốp nên nó sẽ dễ dàng bắt màu. Chính vì thế nếu các chủ thể uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt và thuận lợi cho cao răng hình thành.
Cao răng huyết thanh có nguy hiểm không?
Từ những tác hại nêu trên, chúng ta có thể nói một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở lợi và quanh răng lại chính là cao răng huyết thanh hay cao răng thường.
Khi bị cao răng huyết thanh, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng chảy máu xảy ra ở chân răng. Bên cạnh đó, một khi nó đã ăn sâu vào bên trong nướu, người bệnh có thể bị viêm nước nặng, nặng hơn nữa nướu có thể tách dần khỏi chân răng, khiến cho chân răng dễ bị lung lay cũng như bị các vi khuẩn tấn công.
Áp xe chân răng, viêm chân răng và mất răng là một trong những tình trạng thường gặp khi cao răng tồn tại quá lâu ở trong miệng. Không chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, làm hàm răng nhai trở nên yếu hơn.
Ngoài ra, cao răng huyết thanh cũng được biết đến còn là nguyên nhân khiến cho miệng có mùi hôi, tanh do máu đọng lại. Việc các chủ thể đánh răng hay nhai kẹo cũng chỉ được xem là những biện pháp khắc phục tạm thời. Trong một số trường hợp, cao răng còn có thể gây ra viêm tủy ngược dòng.
3. Cách lấy cao răng huyết thanh:
Ta lấy cao răng huyết thanh bằng cách sau:
Một khi cao răng huyết thanh đã nằm ở sát chân răng và dưới nướu thì chỉ có những dụng cụ chuyên dụng của các cơ sở khám chữa bệnh mới có thể lấy chúng ra, những dụng cụ đó thường có đầu mũi nhỏ và được sử dụng bởi các bác sĩ.
Hiện nay, trên thực tế, ta nhận thấy cũng xuất hiện khá nhiều phương pháp để lấy cao răng, trong đó phương pháp lấy cao răng bằng sóng siêu âm được đánh giá khá cao cũng như sự hiệu quả ngay cả cao răng ở dưới nướu cũng được làm sạch một cách nhanh chóng. Đối với phương pháp này, người ta sử dụng sóng siêu âm để khiến các mảng cao răng bị tách ra mà không cần dùng lực mạnh để cạo hay bẩy. Giúp cho men răng không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó máy lấy cao răng có thể tùy chỉnh được tần sóng siêu âm tùy theo từng mức độ cao răng.
Khi lấy cao răng huyết thanh, bởi vì nướu bị cao răng gây viêm, những vi khuẩn, phần máu đọng ở chỗ viêm bị tách ra nên bệnh nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu một ít ở dưới nướu. Tuy nhiên các chủ thể cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần súc miệng lại bằng nước để làm sạch miệng là được.
Chúng ta có nên lấy cao răng thường xuyên?
Các mảng bám cao răng là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi những tác hại mà nó gây ra đối với sức khỏe răng hàm.
Tuy nhiên, việc các chủ thể lấy cao răng thường xuyên sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe răng miệng. Ban đầu có thể chỉ là những cơn ê buốt do răng nhạy cảm hoặc do người lấy cao răng không đúng kỹ thuật. Sau đó thì việc lấy cao răng quá thường xuyên có thể làm cho men răng bị mòn đi làm cho răng bị ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
Vì thế, việc lấy cao răng là cần thiết nhưng chúng ta chỉ nên thực hiện 6 tháng/1 lần. Và để hạn chế cao răng hình răng, các chủ thể hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ vệ sinh và ăn uống hàng ngày của mình.
Để giảm bớt vôi răng ngay tại nhà, các chủ thể cũng có thể áp dụng một số mẹo vặt dưới đây:
– Thoa dầu dừa lên răng:
Mỗi ngày, bạn chỉ cần sử dụng dầu dưa nguyên chất thoa đều lên răng và giữ trong vài phút. Dầu dừa có tác dụng ngăn chặn sụ hình thành của các mảng bám cao răng và góp phần làm trắng răng rất hữu hiệu.
– Ngậm hỗn hợp dấm và muối:
Tính axit nhẹ trong dấm có thể loại bỏ các mảng bám vôi răng rất nhanh chóng. Khi dùng, các chủ thể hãy trộn đều một chút dấm, nước và muối ăn và ngậm hỗn hợp này trong khoảng từ 1 đến 3 phút. Hàm răng của bạn sẽ được làm sạch và hơi thở thơm mát hơn.
– Đánh răng bằng than bánh mỳ cháy:
Bánh mỳ cháy có thành phần than hoạt tính giúp kháng khuẩn và loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên răng. Đầu tiên, các chủ thể hãy nướng cháy một miếng bánh mỳ nhỏ rồi lấy lớp than bên ngoài tán nhỏ và trộn với kem đánh răng. Sau đó, dùng kem đánh răng đã pha chế để đánh răng sẽ giúp làm sạch mảng bám ố vàng trên răng.
4. Các cách phòng ngừa sự hình thành cao răng:
Cao răng như đã phân tích bên trên chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm chân răng, viêm nha chu và tụt nướu,… Cũng bởi vì thế, chúng ta cần chú ý thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống hợp lý:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một cách phòng ngừa sự hình thành của cao răng:
Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng ngừa sự hình thành răng miệng đơn giản mà hiệu qủa nhất. Hàng ngày bạn hãy dành thời gian vệ sinh và chăm sóc răng miệng bằng việc chải răng đúng cách, đủ số lượng sẽ giảm được hiểu quả các vụn thức ăn dính đầy trong các kẽ răng.
Khi các vụn thức ăn được làm sạch sẽ giảm nguy cơ đáng kể sự hình thành cao răng. Bên cạnh đó, sau khi ăn xong hoặc súc miệng thật sạch bằng dung dịch muối pha loãng hoặc bằng các loại nước súc miệng sinh lý để loại bỏ hết vi khuẩn và thức ăn dư thừa bám dính ở kẽ răng.
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng được xem là một cách phòng ngừa sự hình thành của cao răng:
Ngoài chú ý tới cách vệ sinh chăm sóc răng miệng hàng ngày, các chủ thể cũng nên chú ý tới danh sách thực đơn sử dụng hàng ngày. Bởi vì nếu các chủ thể sử dụng quá nhiều loại thực phẩm có lượng đường lớn thì nguy cơ bị vôi răng cao hơn rất nhiều.
Hơn nữa, một số loại nước uống có ga chứa nhiều thành phần axit cũng là nhân tố khiến cho vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Khi vi khuẩn hoạt động sẽ gây ra một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm.