Bạn có thể biết được những thành phần nào sẽ tốt cho làn da của bạn và những thành phần nào không phù hợp cũng như sẽ làm tổn thương làn da của bạn khi sử dụng; tại bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một hợp chất được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm đó là chất tạo đặc.
Mục lục bài viết
1. Chất tạo đặc là gì?
Chất tạo đặc là một loại chất được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm trong ngành công nghệ thẩm mỹ, có thể nói nó la thành phần quan trọng và không thể thiếu trong một số loại sản phẩm mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường hiện nay.
Trước tiên Chất tạo đặc là nhóm chất ngậm nước để trương lên tạo độ đặc cho sản phẩm. Chất tạo đặc có hai loại: Chất tạo đặc phụ thuộc vào pH kiềm và chất tạo đặc không phụ thuộc vào pH. Chất tạo đặc có khả năng boot độ đặc của sản phẩm lên, đồng thời có khả năng treo hạt, cánh hoa,…Chất tạo đặc được ứng dụng rộng rãi vì không màu và tạo cho người dùng cảm giác dịu mát, thoải mái khi sử dụng.
Còn đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm, chất tạo đặc là một dạng hoạt chất được sử dụng trong việc tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm với chức năng giúp tạo ra độ nhớt, độ đặc cho sản phẩm với một lượng nhỏ vừa đủ giúp kết cấu sản phẩm được bền, chắc và dính vào nhau mà không làm ảnh hưởng đến những thành phần chính cũng như công dụng vốn có của sản phẩm.
Có khá nhiều chất tạo đặc phổ biến được dùng trong sản phẩm mỹ phẩm và làm đẹp. Những tùy thuộc vào nhu cầu và công dụng của từng loại sản phẩm mỹ phẩm hay sự hài hòa của các nguyên liệu khác trong thành phần công thức sẽ lựa chọn chất tạo đặc phù hợp nhất.
Trong tiếng Anh Chất tạo đặc có tên gọi là Thickener.
2. Phân loại chất tạo đặc:
Chất tạo đặc trong mỹ phẩm về cơ bản sẽ bao gồm các loại sau đây:
Chất tạo đặc Lipid: Chất tạo đặc lipid chủ yếu được cấu tạo từ các chất ưa béo. Chúng hoạt động bằng cách truyền độ dày tự nhiên của chúng vào công thức. Thông thường, các chất này là chất rắn ở nhiệt độ thường nhưng được hóa lỏng qua nhiệt và kết hợp thành nhũ tương. Chúng được sử dụng thường xuyên nhất trong các loại kem và kem dưỡng da. Một số loại phổ biến bao gồm Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Carnauba Wax và Stearic acid.
Chất tạo đặc có nguồn gốc từ tự nhiên: Đây là các chất tạo đặc được tìm thấy và chiết xuất từ tự nhiên hoặc là các dẫn xuất của chất làm đặc tự nhiên. Các thành phần này là các polyme hoạt động bằng cách hấp thụ nước để trương nở và tăng độ nhớt. Các dẫn xuất cellulose như Hydroxyethylcellulose thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch dạng lỏng như dầu gội đầu hoặc sữa tắm. Guar gum là một ví dụ khác của chất làm đặc có nguồn gốc tự nhiên. Những loại khác bao gồm Locust Bean Gum, Xanthan Gum và Gelatin. Những chất làm đặc này có thể được sử dụng trong bất kỳ công thức nào có hàm lượng nước cao. Tuy nhiên, chúng có thể không nhất quán, khiến các công thức trong suốt bị vẩn đục hoặc cảm thấy dính trên da.
Chất tạo đặc khoáng: Chất làm đặc khoáng là một loại chất có thành phần tự nhiên, được khai thác có thể hấp thụ nước hoặc dầu và tăng độ nhớt, bao gồm Silica, Bentonite và Magnesium Aluminium Silicate. Những chất làm đặc này có thể được sử dụng để làm đặc dầu cũng như các công thức gốc nước.
Chất tạo đặc tổng hợp: Có lẽ linh hoạt nhất trong tất cả các chất làm đặc là các phân tử tổng hợp. Carbomer là ví dụ phổ biến nhất. Nó là một polyme acrylic acid có thể trương nở trong nước có thể được sử dụng để tạo gel trong như pha lê. Chúng vượt trội hơn so với các chất làm đặc khác với khả năng kết dính. Những chất làm đặc này cũng giúp ổn định nhũ tương và thường được sử dụng trong các sản phẩm kem dưỡng da.
3. Công dụng của chất tạo đặc trong mỹ phẩm:
Bạn muốn sử dụng các sản phẩm có chưa thành phần chất tạo đặc nhưng bạn lại không biết công dụng của chất tạo đặc đem lại những gì khi bạn sử dụng thì sau đây chúng tôi sẽ cung cấp một số công dụng của chất tạo đặc. Chất tạo đặc trong mỹ phẩm sẽ đem lại những công dụng sau đây:
– Chất tạo đặc là thành phần giúp liên kết các phân tử nước tạo thành một cấu trúc phù hợp trong việc tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm.
– Chất tạo đặc giúp làm dày cũng như tạo độ đặc và tăng liên kết cho các sản phẩm mỹ phẩm mà nó là thành phần. Từ đó giúp tạo nên những sản phẩm có cấu trúc gel, giúp thẩm thấu dễ dàng hơn vào da. Gel sẽ giúp cho các hoạt chất có trong sản phẩm được hấp thu tốt nhất vào da, với cấu trúc mỏng nhẹ và ít dưỡng ẩm hơn sẽ phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và dễ bị mụn trứng cá.
– Chất tạo đặc giúp tạo bề mặt cấu trúc cho bong bóng xà phòng. Ứng dụng trong sản xuất dầu gội, dầu xả.
– Chất tạo đặc giúp tạo độ căng bóng, khỏe khoắn cho làn da.
4. Ứng dụng chất tạo đặc trong mỹ phẩm:
Chất tạo đặc là một hoạt chất thường sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm như các sản phẩm: kem dưỡng da, kem chống nắng, dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt,…với mỗi hoạt chất sẽ phù hợp với những loại mỹ phẩm khác nhau. Ví dụ:
– Carbomer: Đây là một loại chất dạng bột, khi cho bột vào trong sản phẩm sẽ giúp tăng kết cấu cho sản phẩm, có khả năng thẩm thấu cao, không nhờn rít và tạo được độ bóng cho làn da. Một tác dụng đặc biệt và được sử dụng nhiều là khi gặp nước, carbomer sẽ chuyển hóa thành chất có tác dụng chống được tia UV. Vì thế, hoạt chất này thường được ứng dụng trong sản xuất kem chống nắng.
– Xanthan Gum: Là một loại polysaccharide tự nhiên được tạo ra thông qua quá trình lên men của đường. Đây là một loại chất tạo đặc được sử dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm. Làm chất đặc với nguồn gốc tự nhiên tuyệt vời đem lại những sản phẩm có dạng gel giúp hấp thu tốt hơn mà không ảnh hưởng đến công dụng cũng như thành phần chính của nó. Liều sử dụng thông thường trong mỹ phẩm là 1%. Thường được sử dụng trong các loại dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm,…
– HEC- Hydroxyethyl Cellulose: Đây là một hoạt chất có nguồn gốc từ cellulose và được ứng dụng sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm. Nó có dạng bột màu trắng ngà, khi tan trong nước nóng hoặc nước lạnh sẽ tạo thành một dung dịch keo. HEC được biết đến như là một chất ổn định, có công dụng bôi trơn, chất tăng cường duy trì hình dạng cho sản phẩm. Thường sử dụng trong các loại serum, kem dưỡng da,…
5. Một số chất tạo đặc được sử dụng phổ biến:
5.1. Chất tạo đặc Xanthan gum:
Xanthan Gum là một Polysaccharide thường thấy ở dạng bột, có màu trắng đến trắng ngà. Xanthan Gum có thể hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường; đặc biệt dễ tan trong nước ấm. Nó là một trong những chất tạo đặc được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp làm đẹp.
Công dụng
– Xanthan Gum được sử dụng trong nhũ tương dầu trong nước, nó hoạt động để giúp ổn định các giọt dầu và chống lại sự kết dính.
– Trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng bạn sẽ thấy Xanthan Gum trong thành phần. Nó ở đó để giúp ổn định và tạo ra kết cấu mong muốn cho sản phẩm.
– Xanthan Gum sở hữu một số thuộc tính dưỡng ẩm da rất an toàn và hiệu quả. Nó được dùng nhiều trong các sản phẩm sữa tắm.
– Xanthan Gum còn có thể tạo ra sự gia tăng độ nhớt của chất lỏng. Thường được dùng phổ biến trong các loại dầu gội, dầu xả, serum,…
– Xanthan Gum có trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng.
5.2. Chất tạo đặc Carbomer:
Một trong những chất tạo đặc trong mỹ phẩm chính là Carbomer. Đây là một Polymer được tạo thành từ Acid Acrylic. Carbomer tồn tại ở dạng bột trắng mịn, không mùi, không vị.
Công dụng của Carbomer là làm liên kết các phân tử ở dạng lỏng trở thành dạng gel hoặc sáp. Carbomer hoạt động như chất nhũ hóa ngăn dầu và tách nước.
Công dụng
– Tạo độ kết dính, làm dày, nhũ hóa và ổn định trong công thức mỹ phẩm
– Tạo độ bóng khỏe cho làn da
– Hỗ trợ ngăn ngừa mụn trứng cá
– Hiệu quả trong việc chống lại tia cực tím tác hại lên da
– Có khả năng kháng khuẩn tốt
– Nó còn đóng vai trò như một chất bảo quản
– Carbomer tạo độ kết dính, làm dày, nhũ hóa và ổn định trong công thức mỹ phẩm
5.3. Chất tạo đặc Hydroxyethyl Cellulose (HEC):
HEC là một hoạt chất tham gia giúp tạo bọt và làm đặc cho sản phẩm. Nó có nguồn gốc từ Cellulose và được dùng rộng rãi trong mỹ phẩm. Nó thường tồn tại ở dạng hạt hay bột trắng ngà, khi tan trong nước nóng hoặc lạnh sẽ tạo dung dịch keo.
Tuy ít được sử dụng phổ biến hơn hai loại trên song nó cũng thường được xuất hiện trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. HEC là chất ổn định, bôi trơn, chất tăng cường duy trì hình dạng và chất tạo đặc trong mỹ phẩm.
Công dụng
– Có khả năng hòa tan lớn trong nước
– Cung cấp độ bề cấu trúc cho bong bóng xà phòng
– Thường được sử dụng làm chất tạo nhờn, tạo kết cấu dạng keo cho sản phẩm.
5.4. Hyaluronic (HA):
Đây là một trong những cái tên nổi tiếng nhất trong sản phẩm làm đẹp. Nó được biết đến nhiều như một sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu, chống lão hóa và giảm nếp nhăn hiệu quả. Tuy nhiên một công dụng khác của HA mà ít được nhiều người biết đến đó là tăng độ liên kết cho sản phẩm.
Công dụng
– HA đặc trưng bởi tính nhờn sệt giúp tạo kết cấu phù hợp cho sản phẩm
– Nó là thành phần giúp liên kết các phân tử nước hỗn loạn tạo cấu trúc nhất định.
– Khi tiếp xúc với môi trường nước dưới da, HA tăng trọng lượng và khuếch tán gần nhiều lần. Nhờ đó nó luôn giữ cho bề mặt da căng mọng, hạn chế khô cho các sản phẩm mỹ phẩm
– HA có trong thành phần còn giúp làm dày cũng như tạo độ đặc và tăng liên kết cho các sản phẩm mỹ phẩm chứa nó.