Để các chủ thể có thể hoàn thành tốt vai trò dẫn dắt một doanh nghiệp phát triển, mỗi nhà quản lý đều cần có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng. Mỗi nhà quản lý cũng cần sở hữu những kỹ năng mềm cần thiết. Chính vì thế mà các đối tượng cũng cần rèn luyện kỹ năng quản lý để có thể kiểm soát tốt hiệu quả công việc.
Mục lục bài viết
1. Kỹ năng quản lý là gì?
Ta nhận thấy rằng, kỹ năng quản lý được biết đến là tập hợp các đặc tính và khả năng mà một chủ thể là nhà quản trị cần sở hữu nhằm mục đích để có thể thực hiện các công việc cụ thể trong tổ chức. Các kỹ năng quản lý bao gồm khả năng thực hiện những nghĩa vụ quản trị tại tổ chức, bên cạnh đó tránh được các tình huống khủng hoảng và giải quyết kịp thời các vấn đề có phát sinh.
Các kỹ năng quản lý cũng chính là tập hợp kiến thức và khả năng của mỗi nhà quản lý trong việc thực hiện các công việc cụ thể của công ty. Các kỹ năng quản lý có thể là các hoạt động quản lý công việc hay con người. Kỹ năng quản lý cũng được hình thành thông qua hoạt động tự học và rèn luyện mỗi ngày. Hoặc là thông qua việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Các kỹ năng quản lý cũng sẽ dần phát triển khi các chủ thể liên tục học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tế mỗi ngày.
Kỹ năng quản lý trong tiếng Anh là: Management skills.
2. Ví dụ về kỹ năng quản lý:
Kỹ năng quản lý cũng sẽ giúp các chủ thể có thể nâng cao giá trị bản thân và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ về những kỹ năng quản lý điển hình. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Khả năng giao tiếp:
Giao tiếp được biết đến chính là một kỹ năng quan trọng và gần như là tiêu chí bắt buộc khi các chủ thể ở vị trí nhà quản lý. Các chủ thể cũng sẽ cần phải giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với nhân viên, đồng nghiệp, sếp, khách hàng, đối tác,… Cả kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản đều rất quan trọng đối với việc giao tiếp đối nội và đối ngoại.
Cụ thể như trong các cuộc đàm phán và trong các cuộc họp với khách hàng hoặc đồng nghiệp, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp người khác hiểu được ý kiến của bạn, rút ngắn thời gian trao đổi và có thể khiến nhân viên thực hiện các công việc một cách đúng hướng, đúng lộ trình.
Có nhiều cách được thực hiện và thông qua đó để các chủ thể có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt. Trước hết chính là cần phải tôn trọng khi nói chuyện với người khác, kiên nhẫn và lắng nghe trong quá trình giao tiếp. Trong khi nói chuyện, các chủ thể cũng có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách khéo léo, tạo sự gần gũi và chinh phục người đối diện.
– Thứ hai: Khả năng lãnh đạo và quản lý ngân sách:
Các chủ thể là những nhà quản trị thường phải xử lý nhiều vấn đề trong công ty mỗi ngày và việc theo dõi chúng có thể là một thách thức lớn. Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo cũng có thể giúp cho các chủ thể có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Nhờ có kỹ năng lãnh đạo mà các chủ thể cũng sẽ biết khi nào thì tự giải quyết các vấn đề và khi nào thì giao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới. Nhờ có kỹ năng lãnh đạo mà nó cũng thúc đẩy tinh thần của nhân viên, vì họ cảm thấy mình là một phần của nhóm khi được đặt vào vai trò ra quyết định.
Bên cạnh đó, là một người quản lý doanh nghiệp, hãy đảm bảo nhân viên bám sát ngân sách khi sử dụng tiền của công ty để từ đó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các chủ thể cũng nên biết cách lập kế hoạch ngân sách và có kiến thức về phần mềm tài chính để theo dõi việc chi tiêu tiền trong công ty.
– Khả năng truyền động lực:
Để nhằm mục đích có thể trở thành một nhà quản trị kinh doanh hiệu quả, các chủ thể cần phải là người không ngừng thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Những nhân viên có động lực sẽ cảm thấy mình là những thành viên có giá trị trong nhóm.
Các chủ thể cũng sẽ có thể tương tác với nhân viên một cách gần gũi để hiểu nhu cầu và tính cách của họ. Điều này sẽ dạy cho các chủ thể cách tạo động lực cụ thể cho từng người. Cung cấp cho nhân viên cơ hội nâng cao năng lực nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và tạo cơ hội cho họ thử nhiều công việc khác nhau để nhằm từ đó có thể xây dựng kỹ năng mới.
Thường xuyên ghi nhận thành tích của nhân viên bằng cách cảm ơn và khen thưởng. Các chủ thể cũng có thể ghi nhận thành tích công khai trước các nhân viên khác trong các cuộc họp nhóm và bản tin nội bộ,…
3. Cách rèn luyện kỹ năng quản lý:
Kỹ năng quản lý bao gồm 3 kỹ năng cơ bản: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tư duy và kỹ năng nhân sự. Để các chủ thể có thể sở hữu kỹ năng quản lý mạnh mẽ, các chủ thể cũng rất cần chú ý rèn luyện 3 kỹ năng được nêu trên. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Rèn luyện kỹ năng chuyên môn:
Kỹ năng chuyên môn được nêu ở đây không chỉ là khả năng sử dụng máy móc, công cụ kỹ thuật, phần mềm mà còn chính là việc các chủ thể cần phải nâng cao hiệu quả bán hàng, gia tăng doanh số, tạo ra các sản phẩm mới… Những kỹ năng chuyên môn này cần được rèn luyện theo năm tháng. Tất cả các kiến thức cần được tổ chức bài bản, liên kết chặt chẽ và quan trọng là áp dụng được vào công việc.
Để nhằm mục đích có thể rèn luyện kỹ năng chuyên môn thì các chủ thể cũng cần không ngừng học tập và đam mê học hỏi những kiến thức mới có liên quan đến công việc. Không chỉ dừng lại ở việc học tập, các chủ thể còn phải nỗ lực rèn luyện thường xuyên để từ đó sẽ có thể nâng cao chuyên môn. Một khi các chủ thể đã đứng ở vị trí quản lý thì các chủ thể đó cũng sẽ ít khi làm những công việc có liên quan đến chuyên môn. Nhưng vào lúc này nền tảng kiến thức chuyên môn của chủ thể đó đã đạt đến trình độ chuyên sâu và chủ thể sẽ là người sáng tạo nên những kỹ thuật chuyên môn mới.
– Rèn luyện kỹ năng nhân sự:
Kỹ năng nhân sự được thể hiện khả năng phối hợp làm việc, động viên và quản lý nhân sự của nhà quản lý. Trong vai trò của một người quản lý, các chủ thể sẽ phải làm việc với nhân viên và những người đồng cấp khác. Vì vậy có kỹ năng nhân sự các chủ thể cũng sẽ dễ dàng tương tác, làm việc và tạo dựng mối quan hệ với người khác. Đây cũng được đánh giá là kỹ năng cần thiết cho nhà quản lý thuộc mọi cấp bậc khác nhau trong công ty. Kỹ năng này được tạo lập cũng có thể giúp các chủ thể tiến tới vị trí lãnh đạo cấp cao hơn và thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn.
Để nhằm mục đích có thể rèn luyện kỹ năng nhân sự các chủ thể cũng cần chú ý rèn luyện khả năng giao tiếp thật nhuần nhuyễn, nâng cao khả năng làm việc nhóm, phát triển khả năng tìm hiểu và phân tích thông tin. Ngoài ra thì các chủ thể cũng nên chú ý rèn luyện khả năng tổ chức, phán đoán và am hiểu công nghệ.
Kỹ năng quản lý sẽ giúp các chủ thể trở thành người dẫn dắt và có tầm ảnh hưởng nhất định tới cách thức và môi trường làm việc. Chính do đó mà các chủ thể nên chú trọng rèn luyện kỹ năng quản lý để thúc đẩy tinh thần làm việc và đem đến nguồn năng lượng tích cực cho đội ngũ nhân viên. Điều này sẽ đảm bảo mục tiêu công việc hoàn thành nhanh chóng hơn.
– Rèn luyện kỹ năng tư duy:
Kỹ năng tư duy có liên quan đến các phạm trù trừu tượng và phức tạp như chiến lược kinh doanh, đường lối phát triển và các chính sách của công ty. Khi đã trở thành một nhà quản lý các chủ thể cần nhận ra bản chất của mọi việc và dự đoán được các tình huống có thể xảy ra. Qua đó có phương án đối phó nhằm mục đích để có thể từ đó hạn chế đến mức thấp nhất các rắc rối có thể xảy ra.
Trong một công ty thường có nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Mỗi bộ phận lại có mục tiêu khác nhau. Kỹ năng tư duy giúp cho các chủ thể là những nhà quản lý có khả năng phân tích và hệ thống hóa lại toàn bộ các vấn đề và mối liên quan giữa các bộ phận. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu kinh doanh chung của công ty.
Để nhằm mục đích có thể rèn luyện kỹ năng tư duy thì các chủ thể cũng cần chú ý các điểm sau: Cần phải chủ động vận động trí óc để tìm ra cách giải quyết công việc nhanh nhất và hiệu quả nhất; Học cách làm chủ tư duy sáng tạo, sáng tạo phải phù hợp với thực tế, không quá viển vông hay không thể thực hiện được; Dành thời gian thư giãn, gặp gỡ giao lưu với bạn bè để tinh thần luôn thoải mái, cởi mở; Sẵn sàng vận dụng các phương pháp mới vào công việc, đừng nên quá cứng nhắc; Khi có ý tưởng mới hãy hành động, không nên quá lo sợ sẽ thất bại; Hãy là một người năng động, sẵn sàng lăn xả, bắt tay vào hành động khi gặp các vấn đề cần giải quyết. Nếu bạn không chủ động xử lý các vấn đề quanh bạn, lâu dần bạn sẽ trở thành người thụ động, không có chính kiến và bỏ lỡ những cơ hội trải nghiệm hiếm có của bản thân.