Gạo lứt huyết rồng là loại gạo phổ biến, và nó cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Gạo lứt huyết rồng là một loại gạo có chất dinh dưỡng khá cao và hiện nay cũng được rất nhiều người tin dùng. Vậy các chủ thể liệu có biết gạo lứt huyết rồng là gì và loại gạo này thì có những tác dụng gì?
Mục lục bài viết
1. Gạo lứt huyết rồng là gì?
Khái niệm gạo lứt huyết rồng cũng tương tự gạo lứt, gạo lứt huyết rồng về bản chất chính là loại gạo được xay sơ và chỉ bỏ đi phần vỏ trấu cứng bên ngoài mà vẫn giữ được phần cám giàu chất dinh dưỡng bao quanh hạt gạo phía trong, do vậy gạo lứt huyết rồng thường có màu đỏ nâu đặc biệt và bắt mắt.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt huyết rồng bao gồm có các chất cơ bản sau: chất xơ, các vitamin thiết yếu như B1, B2, B3, B5, B6, K,…, chất đạm, chất béo, nguyên tố vi lượng mangan, magie, sắt, kẽm, photpho,…, acid PABA, folic, phytic,…
Nguồn gốc của gạo lứt huyết rồng là từ giống lúa huyết rồng xuất phát từ Đồng Tháp Mười, Long Xuyên. Đặc điểm nổi trội của loại lúa này là chỉ trồng vào một mùa duy nhất trong năm, sức sống mạnh mẽ và mãnh liệt, hoàn toàn không cần sử dụng các thuốc diệt cỏ hay trừ sâu để thúc đẩy sự phát triển của cây.
Gạo lứt huyết rồng trong tiếng Anh là: Red Rice.
2. Điểm khác biệt giữa gạo huyết rồng và gạo lứt:
Bởi vì tên gọi gạo lứt huyết rồng, gạo huyết rồng hay gạo lứt, nhiều người hiện nay vẫn hay nhầm tưởng và cũng không phân biệt được chính xác đặc điểm của các loại gạo. Vậy gạo huyết rồng có những điểm khác biệt so với gạo lứt sau đây:
– Xét về hình thức cảm quan bên ngoài giữa gạo huyết rồng và gạo lứt: Gạo huyết rồng thường có màu đỏ sẫm màu, hạt gạo to tròn và căng mịn, bẻ đôi hạt gạo phía trong vẫn có màu đỏ. Gạo lứt thông thường sẽ có màu đỏ hoặc ngả vàng do lớp cám bên ngoài, lõi hạt gạo bên trong có màu trắng.
– Về nguồn gốc xuất xứ giữa gạo huyết rồng và gạo lứt: Gạo huyết rồng được trồng ở vùng ngập sâu khoảng 1- 2m và từ giống lúa có khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ là lúa huyết rồng. Gạo lứt thì cơ bản được sản xuất từ các giống lúa bình thường, chỉ khác gạo trắng là vẫn giữ nguyên lớp màng cám nhiều vi chất bên ngoài.
– Một đặc điểm khác nhau nữa không thể bỏ qua của hai loại gạo này là chỉ số đường huyết của gạo lứt khá thấp, phù hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong khi gạo huyết rồng thường có chỉ số glucose huyết cao, không thích hợp với nhóm bệnh nhân này.
Từ những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa gạo huyết rồng và gạo lứt được nêu cụ thể phía trên, chúng ta cũng sẽ có thể khẳng định rằng gạo huyết rồng không phải là gạo lứt. Ngoài hai loại gạo kể trên, bạn cần phân biệt thêm sự khác nhau giữa gạo lứt huyết rồng và gạo huyết rồng nữa nhé! Bởi mặc dù cảm quan bên ngoài của chúng khá giống nhau, tuy nhiên về tác dụng và lợi ích của hai dòng gạo đem lại là hoàn toàn khác nhau.
Gạo huyết rồng như đã phân tích cụ thể nêu trên chứa lượng lớn đường bột, vitamin, chất đạm, chất xơ,… Gạo huyết rồng có công dụng lớn trong bồi bổ sức khỏe, nhất là những người có sức khỏe yếu, vừa ốm dậy, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển,…
Gạo lứt huyết rồng cung cấp phần lớp chất xơ, omega và có hàm lượng đường thấp nên cực kỳ thích hợp với bệnh nhân tiểu đường, người ăn kiêng, bệnh ung thư hay tim mạch.
3. Tác dụng của gạo lứt huyết rồng:
Gạo huyết rồng có những tác dụng sau đây:
– Tác dụng của gạo lứt huyết rồng đối với bệnh nhân tiểu đường:
Gạo lứt huyết rồng được nhiều chuyên gia khẳng định và thừa nhận có chỉ số đường huyết khá thấp. Gạo lứt huyết rồng có chỉ số đường huyết chỉ nằm ở mức trung bình và rất tốt với bệnh nhân mắc bệnh lý tiểu đường, nhất là tiểu đường type 2. Khi người bệnh ăn gạo lứt huyết rồng đều đặn và đúng cách sẽ giúp kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể khá tốt, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho bệnh lý đái tháo đường.
Ngoài ra, phải kể đến thêm thành phần vi chất magie trong gạo lứt huyết rồng, bởi magie được cho là sẽ cải thiện được hoạt động của hormone insulin, ngăn được lượng insulin thừa đi vào máu. Điều này có ý nghĩa rất lớn với người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc đang điều trị đối với loại bệnh này.
– Tác dụng của gạo lứt huyết rồng đối với bệnh nhân mắc bệnh xương khớp:
Một chén cơm gạo lứt trung bình sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 21% vi chất magie. Magie được biết tới là chất cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu canxi- chất giúp xương chắc khỏe.
Thành phần canxi trong gạo lứt huyết rồng cũng được đánh giá khá cao, do vậy nếu các chủ thể biết cách sử dụng loại thần dược trên thì các chủ thể hẳn sẽ có một hệ xương khớp cực kỳ chắc khỏe nhờ những thành phần vi chất quan trọng trong loại gạo siêu đặc biệt và chất lượng này.
– Tác dụng của gạo lứt huyết rồng đối với bà bầu:
Gạo lứt huyết rồng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng trong quá trình mang thai, bởi chúng chứa nguồn vi chất hết sức quan trọng cho mẹ và thai nhi như mangan, canxi, sắt,… giúp mẹ bổ máu, xương răng chắc khỏe hơn trong giai đoạn bầu bí.
Ngoài ra, theo các Bác sĩ thì để giải quyết vấn đề Cholesterol tăng cao trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thay thế gạo trắng thông thường bằng gạo lứt huyết rồng bởi lượng chất xơ trong gạo lứt có khả năng giảm lượng cholesterol LDL xấu dung nạp vào cơ thể, giúp mẹ ngăn ngừa được nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và phòng các biến chứng tim mạch có thể xảy ra.
– Gạo lứt huyết rồng giúp giảm cân hiệu quả:
Gạo lứt là món ăn không thể bỏ qua đối với người thừa cân, đặc biệt là gạo lứt huyết rồng. Chất xơ trong gạo lứt không chỉ giúp làm hạ mỡ máu mà còn kiểm soát cân nặng hiệu quả, giúp người dùng no lâu hơn và hạn chế được cảm giác thèm ăn.
– Gạo lứt huyết rồng giúp người cao tuổi tăng cường sức khỏe:
Gạo lứt huyết rồng chứa lượng lớn chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp và tim mạch, cực kỳ hữu ích với người cao tuổi, nhất là người có bệnh lý nền. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ cần ăn khoảng 10 ngày gạo lứt huyết rồng trong tháng là đã có đủ nguồn vi chất giúp cơ thể thải độc tố hiệu quả.
Bên cạnh đó thì những người ăn gạo lứt được cho là giúp cải thiện các bệnh về phong thấp, gout,…
4. Các lưu ý của chuyên gia khi sử dụng gạo lứt huyết rồng:
Khi sử dụng gạo lứt huyết rồng cần lưu ý các điều sau:
– Sai lầm khi ăn gạo lứt huyết rồng giảm cân:
Ta thấy rằng, gạo lứt huyết rồng chứa lượng lớn chất xơ, giúp cơ thể no lâu và tránh được cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát được cân nặng hiệu quả. Vì vậy nhiều chị em thường lầm tưởng rằng, cứ ăn gạo lứt huyết rồng thay cơm với số lượng càng nhiều thì cân nặng càng giảm. Điều này là hoàn toàn sai và
Mặc dù gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và nguyên tố vi lượng, tuy nhiên đặc tính gạo lứt khá cứng và khó tiêu, vì vậy chỉ nên ăn một tuần 2- 3 lần để tránh ảnh hưởng đường tiêu hóa, đặc biệt người cao tuổi hay có bệnh lý tiểu đường. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng xét về độ nở thì gạo trắng vượt trội hơn hẳn gạo lứt, do vậy bạn nên ăn lượng ít gạo lứt để hạn chế năng lượng và tinh bột đưa vào cơ thể, đồng thời kết hợp thêm các biện pháp vận động thể lực, giảm chất béo, đồ ngọt,… thì mới có kết quả giảm cân như mong muốn.
Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng?
Như đã phân tích thì chỉ số đường huyết của gạo lứt nói chung và gạo lứt huyết rồng nói riêng, chỉ dao động ở mức 56- 69, đây được đánh giá là mức đường huyết trung bình, ổn định đối với bệnh nhân tiểu đường, do vậy có thể nói gạo lứt huyết rồng giúp người mắc bệnh này kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Theo chuyên gia thì gạo huyết rồng có chỉ số đường rất cao, ăn càng nhiều tiểu đường càng nặng. Cũng theo các chuyên gia người mắc bệnh tiểu đường, nhất là type 2 sẽ cần một lượng chất đạm, chất béo,… cần thiết đảm bảo cho nhu cầu phát triển và hoạt động của cơ thể, tuy nhiên trong thành phần gạo lứt huyết rồng hoàn toàn không chứa những chất này, hệ lụy có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh. Vì vậy người tiểu đường không nên phụ thuộc quá nhiều vào gạo lứt để tránh gặp tác hại kể trên.
Bên cạnh đó, để ăn gạo lứt hiệu quả, các chủ thể nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ để hạt gạo mềm và tiêu hóa tốt hơn.
Nói chung, khi ăn gạo lứt huyết rồng để bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý tiểu đường, tim mạch, ung thư,… theo hướng dẫn của chuyên gia các chủ thể cần chú ý một vài điều sau:
– Các chủ thể nên ngâm kỹ gạo lứt trước khi nấu, để gạo không bị cứng, khô và thơm ngon hơn.
– Ăn gạo lứt nên nhai kỹ, nhai chậm để tránh gây cảm giác ăn khó tiêu, dạ dày co bóp làm việc quá nhiều, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
– Các chủ thể không nên ăn gạo lứt thường xuyên và trong thời gian quá dài, bởi có thể gây ra hậu quả cơ thể thiếu chất trầm trọng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chủ thể cũng chỉ nên ăn gạo lứt huyết rồng thay thế gạo trắng khoảng 2- 3 lần/ tuần.
– Các chủ thể cũng nên biến tấu, chế biến thành nhiều món khác nhau từ gạo lứt huyết rồng như sữa gạo lứt, bún gạo lứt, mì gạo lứt, nước trà gạo lứt hay gạo lứt rang,… để nhằm từ đó hạn chế cảm giác nhàm chán khi ăn món thực phẩm này.