Hiện nay thì việc ăn đêm trước khi đi ngủ là thói quen của rất nhiều người trẻ. Ăn đêm xuất phát từ một niềm tin phổ biến rằng ăn đêm sẽ dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, một số ý kiến thì lại cho rằng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ thậm chí có thể hỗ trợ cho chế độ ăn giảm cân.
Mục lục bài viết
1. Ăn đêm là gì?
Ta hiểu đơn giản thì một bữa ăn đêm được định nghĩa chính là bữa sau bữa tối và trước khi một người đi ngủ. Đây vẫn luôn là một chủ đề nóng trong lĩnh vực dinh dưỡng.
Ăn đêm là ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi bạn đi ngủ. Vì vậy, nếu bạn thường ngủ từ 12 giờ đêm thì giờ được coi là ăn đêm sẽ là 9 – 12 giờ tối.
Thường thì mọi người sẽ nói rằng ăn đêm gây tăng cân vì quá trình trao đổi chất chậm lại khi các chủ thể ngủ. Điều này khiến calo không được chuyển hóa. Và vì vậy, nó được cơ thể dự trữ dưới dạng chất béo. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế nói rằng, ăn đêm là hoàn toàn tốt. Thậm chí, việc các chủ thể ăn đêm cũng sẽ có thể cải thiện giấc ngủ và quá trình giảm cân.
Bởi vậy, chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi nhiều người vẫn đang bối rối. Một phần của vấn đề là ngay chính những bằng chứng khoa học cũng đang ủng hộ cả hai ý kiến trái chiều.
Nhiều người tin rằng quá trình trao đổi chất sẽ chậm hơn trong khi các chủ thể say giấc ngủ, dẫn đến tăng cân. Nhưng cơ bản thì trao đổi chất vào ban đêm chẳng khác gì ban ngày. Cơ thể của con người sẽ vẫn cần rất năng lượng trong khi ngủ.
Tại thời điểm hiện tại, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh cho ý tưởng calo nạp vào cơ thể trước khi ngủ nên được quan tâm hơn các thời điểm khác trong ngày.
2. Thói quen ăn đêm có dẫn đến tăng cân hay không?
Như đã nói cụ thể ở bên trên thì hiện nay vốn không có một nguyên nhân sinh lý học nào cho việc ăn đêm gây tăng cân. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy người ăn đêm nhiều khả năng bị tăng cân hơn.
Lý do cho điều này đơn giản hơn nhiều những gì mà chúng ta nghĩ. Một người ăn đêm có khả năng tăng cân, là bởi vì bữa ăn đêm nạp thêm calo.
Ngày nay người ta đo lường mối quan hệ giữa ăn uống và việc tăng/giảm cân bằng một chỉ số chính xác hơn là calo. Bất kể chúng ta ăn vào thời điểm nào, nguyên nhân gây tăng cân chỉ đơn giản là ăn nhiều calo hơn mức mà cơ thể chúng ta tiêu hao. Các chuyên gia dinh dưỡng gọi đây là lý thuyết calo vào/calo ra để kiểm soát cân nặng.
Không những vậy, buổi tối là thời gian trong ngày mà nhiều người có xu hướng cảm thấy đói nhất. Điều này khiến bữa ăn đêm trước khi ngủ nhiều khả năng nạp quá lượng calo mà cơ thể bạn cần sử dụng trong cả ngày.
Tiếp tục là một thực tế khác, nhiều người thích ăn vặt ban đêm trong khi họ xem tivi, hoặc làm việc với máy tính xách tay. Không có gì ngạc nhiên khi những thói quen này có thể dẫn đến tăng cân.
Một số người thì hay bị đói trước khi ngủ, bởi họ đã ăn ít trong cả ngày. Đói quá có thể gây ra một quá trình lặp đi lặp lại: Ăn nhiều vào đêm trước khi ngủ, rồi lại ăn nhiều vào sáng ngày hôm sau, rồi lại đói trước khi ngủ và lại ăn nhiều.
Chu kỳ này rất dễ dàng dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân. Bởi vậy, ăn đủ no vào ban ngày là điều rất quan trọng mà mọi người nên chú ý.
Như vậy, đối với đa số mọi người thì vấn đề tăng cân do ăn đêm, không phải từ quá trình trao đổi chất bị chậm lại khiến các chủ thể dự trữ calo dưới dạng mỡ. Thay vào đó, tăng cân xảy ra do những thói quen không lành mạnh đi kèm với ăn vặt ban đêm.
Tuy nhiên, vẫn có những lý do chính đáng để chúng ta ăn đêm. Mọi người ăn đêm vì nhiều lý do, từ cảm giác đói, làm thỏa mãn cảm giác thèm ăn đến việc làm giảm sự buồn chán hoặc căng thẳng.
3. Thức khuya gây ra rất nhiều tác hại:
– Suy giảm trí nhớ, tinh thần mệt mỏi:
Ngủ không đủ giấc thường khiến ta cảm thấy mệt mỏi thể chất, thiếu năng lượng và không thể tập trung, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
– Mất ngủ:
Những người không thể ngủ đúng giờ thường bỏ qua thời cơ ngủ tốt nhất nên cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi sẽ càng khó chìm vào giấc ngủ
– Giảm khả năng miễn dịch:
Tiền đề của việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh là phải có sự nghỉ ngơi đầy đủ. Nhiều căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân liên quan trực tiếp đến việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.
– Ảnh hưởng đến thị lực:
Hiện nay, có rất nhiều người thức khuya để chơi các trò chơi máy tính hoặc dùng điện thoại di động. Như thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đôi mắt dẫn đến suy giảm thị lực.
– Gây ra nguy hại cho làn da:
Thường xuyên thức khuya, lên mạng hoặc chơi điện thoại sẽ khiến da bị quá nhiều bức xạ, ngủ không điều độ khiến da bị mất nước, dễ nổi mụn, sạm da.
Ta nhận thấy rằng, hiện nay, có rất nguy mối nguy hại khi thức khuya, đa số mọi người đều ý thức được tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Song đôi khi do nhu cầu cải thiện đời sống, cạnh tranh trong công việc, nỗ lực xây dựng sự nghiệp hoặc chỉ vì ham chơi mà không tránh khỏi thức khuya.
Vậy chúng ta nên làm gì để có thể giảm thiểu những tác hại của thức khuya cho sức khỏe?
– Chúng ta sẽ cần uống đủ nước:
Người thường xuyên thức khuya thì cơ thể dễ bị mất nước, vì vậy phải uống bù đủ lượng nước phù hợp.
– Chúng ta sẽ cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp:
Người thường xuyên thức khuya sẽ tăng cường sự trao đổi chất trong cơ th nên cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu carbohydrate, protein chất lượng cao và thực phẩm giàu vitamin C như trứng, bánh mì, sữa… Như vậy không chỉ bổ sung lượng dinh dưỡng tiêu hao trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của da.
– Bên cạnh đó cần chú ý ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… Để bồi bổ mắt có thể dùng các món ăn chế biến từ cà chua, cà rốt, bí đỏ, trứng gà hoặc vịt, đu đủ chín, bơ, rau dền, đậu bắp… Những thực phẩm này chứa tiền sinh tố A thiên nhiên khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A bồi dưỡng cho mắt.
– Các chủ thể cần duy trì bầu không khí trong lành, thông thoáng trong phòng. Người hay thức khuya thường ở trong nhà cả ngày không đi ra ngoài. Lúc này cần chú ý thông gió trong nhà, nếu cần thiết hãy đi ra ngoài vận động để tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời hít thở không khí trong lành để tăng cường sức khỏe.
4. Người hay thức khuya nên ăn những gì?
– Trái cây họ cam chanh bưởi rất tốt cho người thường phải thức khuya:
Những người hay thức khuya nên ăn nhiều cam, bưởi, cà chua, cà rốt, bí đỏ, trứng, đu đủ chín…
Theo Health Sina, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống con người ngày càng nâng cao kéo theo đó là ‘thời khóa biểu thức – ngủ’ cũng thay đổi. Nhiều người thường xuyên thức khuya để làm việc, để lo cho sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là chơi trò chơi trực tuyến, xem tivi thư giãn. Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ không bao giờ ngủ trước 23h đêm.
– Các chủ thể cũng sẽ có thể chế biến món canh tôm thịt, bí đỏ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường sinh lực, tăng cường trí nhớ. Thích hợp cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, thức đêm nhiều. Những người thường xuyên thức đêm có thể kết hợp các vị thuốc tây dương sâm, cẩu kỳ tử, hoàng kỳ, mỗi loại 10 g dùng làm một liều một ngày đun nước uống liên tục. Cách này công dụng ích khí, bổ âm, thanh nhiệt, hạ hoả, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.
– Các chủ thể cũng không bỏ bữa sáng. Để đảm bảo sức khỏe nhất thiết phải ăn đủ 3 bữa. Trong đó bữa sáng là chính. Khi thức khuya, sáng hôm sau nhiều người mệt không ăn sáng có thói quen nhịn đói khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Bữa ăn sáng sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc. Tốt nhất nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như phở, bún, cháo… có thể uống thêm cốc sữa 200 ml.
Bên cạnh đó thì ngoài các bữa ăn chính cũng nên ăn thêm những bữa phụ bằng các loại rau, trái cây hoặc bột, đường. Làm sao để có thể bảo đảm tối thiểu một ngày một người ăn đủ 300 g rau quả tươi. Buổi tối không nên ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, bột, đường vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu… Hằng ngày phải đảm bảo uống đủ từ 6 đến 8 ly nước (mỗi ly 200 ml).