Thuật ngữ Unit Test hẳn khá quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chủ thể chưa nắm rõ các thông tin về thuật ngữ này. Đây được biết đến chính là một loại kiểm thử phần mềm quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Mục lục bài viết
1. Unit Test là gì?
Ta hiểu về Unit Test như sau:
Unit Test được định nghĩa cụ thể chính là một loại kiểm thử phần mềm, mà trong đó thì các đơn vị hoặc thành phần riêng lẻ của phần mềm sẽ được kiểm thử. Quá trình kiểm thử đơn vị sẽ được thực hiện sẵn trong mọi quá trình phát triển của ứng dụng.
Mục tiêu đối với quá trình kiểm thử đơn vị đó chính là cô lập các phần code cũng như xác minh lại tính chính xác của đơn vị đó. Unit Test là mức độ kiểm thử nhỏ nhất có trong các quy trình kiểm thử phần mềm. Các đơn vị nhỏ nhất của kiểm thử phần mềm Unit Test sẽ bao gồm các loại sau đây: method, class, module,…
Bởi vậy, Unit Test sẽ giúp các chủ thể có thể kiểm tra mọi mã nguồn có sẵn của các chương trình, Unit Test cũng sẽ giúp tạo ra các chức năng riêng rẽ xem chúng hoạt động đúng hay không. Unit Test thường sẽ được thực hiện bởi các lập trình viên.
Thường thì một Unit là một thành phần PM nhỏ nhất mà chúng ta có thể kiểm tra được như: thủ tục, lớp, các hàm hoặc phương thức Method. Bởi vì Unit thường sẽ được chọn thường có kích thước nhỏ và chức năng hoạt động của nó khá đơn giản. Chính vì thế, chúng ta sẽ không gặp nhiều khó khăn khi tổ chức, ghi nhận, kiểm tra hoặc phân tích những kết quả sẵn có để kiểm tra.
Đặc biệt, các chủ teher cũng sẽ có thể sẽ dễ dàng xác định được nguyên nhân cũng như cách khắc phục bởi vì chỉ cần khoanh vùng trong một Unit mà bản thân đang kiểm tra. Các Unit Test khi đó sẽ chủ động gửi đi các thông điệp rồi kiểm tra những câu trả lời nhận được là đúng hay không.
Khi đó, các đoạn mã Unit Test sẽ hoạt động liên tục hoặc hoạt động theo định kỳ để có thể thăm dò cũng như phát hiện ra những lỗi kỹ thuật trong suốt quá trình phát triển. Vậy nên, Unit Test được xem là kỹ thuật kiểm nghiệm hoàn toàn tự động, và chúng sẽ có những đặc điểm cụ thể như:
– Unit Test hiện nay đóng vai trò làm người sử dụng đầu tiên của hệ thống.
Unit Test nắm rõ các giá trị khi chúng có thể phát hiện được những vấn đề tiềm ẩn hoặc có lỗi kỹ thuật.
Khi làm Unit test chúng ta thường thấy các khái niệm cụ thể sau đây:
– Assertion:
Assertion chính là một phát biểu mô tả các công việc kiểm tra cần tiến hành, thí dụ: AreEqual(), IsTrue(), IsNotNull()… Mỗi một Unit test gồm nhiều assertion kiểm tra dữ liệu đầu ra, tính chính xác của các lỗi ngoại lệ ra và các vấn đề khá phức tạp khác.
– Test Point:
Test Point được hiểu là một đơn vị kiểm tra nhỏ nhất, chỉ chứa đơn giản một assertion nhằm khẳng định tính đúng đắn của một chi tiết mã nào đó. Mọi thành viên dự án đều có thể viết một test point.
Test Case: Là một tập hợp các test point nhằm mục đích để có thể kiểm tra một đặc điểm chức năng cụ thể, thí dụ toàn bộ giai đoạn người dùng nhập dữ liệu cho đến khi thông tin được nhập vào cơ sở dữ liệu. Trong nhiều trường hợp kiểm tra đặc biệt và khẩn cấp có thể không cần đến test case.
– Test Suite:
Test Suite chính là một tập hợp các test case định nghĩa cho từng module hoặc hệ thống con.
– Regression Testing (hoặc Automated Testing):
Regression Testing (hoặc Automated Testing) được hiểu là phương pháp kiểm nghiệm tự động sử dụng một phần mềm đặc biệt. Cùng một loại dữ liệu kiểm tra giống nhau nhưng được tiến hành nhiều lần lặp lại tự động nhằm ngăn chặn các lỗi cũ phát sinh trở lại. Kết hợp Regression Testing với Unit Testing sẽ đảm bảo các đoạn mã mới vẫn đáp ứng yêu cầu thay đổi và các đoạn mã cũ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bảo trì.
– Production Code:
Đây được hiểu chính là phần mã chính của ứng dụng được chuyển giao cho khách hàng.
– Unit Testing Code: Phần mã phụ để kiểm tra mã ứng dụng chính, không được chuyển giao cho các chủ thể là những khách hàng.
Unit Test được ứng dụng phổ biến trong những công việc như:
– Unit Test thực hiện kiểm tra cho mọi đơn vị nhỏ nhất và chúng chính là các thuộc tính, thủ tục, hàm và sự kiện.
– Unit Test thực hiện kiểm tra mọi trạng thái cũng như ràng buộc đối tượng nằm trong mức sâu xa hơn. Khi đó, thường thì chúng ta sẽ không thể truy cập được vào chúng.
– Các chủ thể cần kiểm tra cho các quy trình cũng như mở rộng hơn là thực hiện các khung làm việc (như tập hợp nhiều quy trình hơn).
2. Lợi ích và nhược điểm của việc áp dụng Unit test:
2.1. Lợi ích của việc áp dụng Unit test:
Thời gian đầu, nhiều người sẽ thường do dự khi phải viết Unit Test thay vì tập trung vào code cho các chức năng nghiệp vụ. Công việc viết Unit Test có thể mất nhiều thời gian hơn code rất nhiều nhưng lại có lợi ích sau:
– Công việc viết Unit Test giúp tạo ra môi trường lý tưởng để kiểm tra bất kỳ đoạn code nào, có khả năng thăm dò và phát hiện lỗi chính xác, duy trì sự ổn định của toàn bộ PM và giúp tiết kiệm thời gian so với công việc gỡ rối truyền thống.
– Công việc viết Unit Test giúp phát hiện các thuật toán thực thi không hiệu quả, các thủ tục chạy vượt quá giới hạn thời gian.
– Công việc viết Unit Test giúp phát hiện các vấn đề về thiết kế, xử lý hệ thống, thậm chí các mô hình thiết kế.
– Công việc viết Unit Test giúp phát hiện các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra trong những tình huống rất hẹp.
– Công việc viết Unit Test giúp tạo hàng rào an toàn cho các khối mã: Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể tác động đến hàng rào này và thông báo những nguy hiểm tiềm tàng.
Trong môi trường làm việc Unit Test còn có tác dụng rất lớn đến năng suất làm việc:
– Trong môi trường làm việc Unit Test giúp giải phóng chuyên viên QA khỏi các công việc kiểm tra phức tạp.
– Trong môi trường làm việc Unit Test giúp tăng sự tự tin khi hoàn thành một công việc. Chúng ta thường có cảm giác không chắc chắn về các đoạn mã của mình như liệu các lỗi có quay lại không, hoạt động của module hiện hành có bị tác động không, hoặc liệu công việc hiệu chỉnh mã có gây hư hỏng đâu đó…
– Trong môi trường làm việc Unit Test là công cụ đánh giá năng lực của bạn. Số lượng các tình huống kiểm tra (test case) chuyển trạng thái “pass” sẽ thể hiện tốc độ làm việc, năng suất của bạn.
2.3. Các nhược điểm của Unit Test:
– Không có thời gian cho Unit Test. Viết Unit Test là tốn thời gian đó là lý do tại sao rất khó để có thể đáp ứng thời hạn. Trong thực tế, Unit Test có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và nỗ lực phát triển trong thời gian dài.
– Unit test khác với viết code Đúng, các chủ thể hãy nghĩ rằng để viết được một unit test đôi khi còn mất thời gian hơn viết một chức năng code. Và có thể có những Lập Trình Viên viết được code nhưng chưa chắc viết được test case. Không có gì đảm bảo, ngay cả khi mã được kiểm tra kỹ lưỡng, sẽ không có lỗi.
3. Cách code hiệu quả với Unit Test trong công việc:
Phân tích các tình huống có thể xảy ra đối với mã. Các chủ thể cũng đừng bỏ qua các tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, thí dụ dữ liệu nhập làm một kết nối cơ sở dữ liệu thất bại, ứng dụng bị treo vì một phép toán chia cho không, các thủ tục đưa ra lỗi ngoại lệ sai có thể phá hỏng ứng dụng một cách bí ẩn…
Mọi Unit Test phải bắt đầu với trạng thái “fail” và chuyển trạng thái “pass” sau một số thay đổi hợp lý đối với mã chính.
Mỗi khi viết một đoạn mã quan trọng, hãy viết các Unit Test tương ứng cho đến khi bạn không thể nghĩ thêm tình huống nào nữa.
Nhập một số lượng đủ lớn các giá trị đầu vào để phát hiện điểm yếu của mã theo nguyên tắc cụ thể như sau:
– Nếu nhập giá trị đầu vào hợp lệ thì kết quả trả về cũng phải hợp lệ
– Nếu nhập giá trị đầu vào không hợp lệ thì kết quả trả về phải không hợp lệ
– Sớm nhận biết các đoạn mã không ổn định và có nguy cơ gây lỗi cao, viết UT tương ứng để khống chế.
Ứng với mỗi đối tượng nghiệp vụ (business object) hoặc đối tượng truy cập dữ liệu (data access object), nên tạo ra một lớp kiểm tra riêng vì những lỗi nghiêm trọng có thể phát sinh từ các đối tượng này.
Để nhằm mục đích ngăn chặn các lỗi có thể phát sinh trở lại thực thi tự động tất cả Unit Test mỗi khi có một sự thay đổi quan trọng, hãy làm công việc này mỗi ngày. Các Unit Test lỗi cho chúng ta biết thay đổi nào là nguyên nhân gây lỗi.
Để tăng hiệu quả và giảm rủi ro khi viết các Unit Test, cần sử dụng nhiều phương thức kiểm tra khác nhau. Hãy viết càng đơn giản càng tốt.
Cuối cùng, viết Unit Test cũng đòi hỏi sự nỗ lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo như viết PM.
Ta nhận thấy, viết Unit Test cũng tương tự như viết mã một chương trình, điều bạn cần làm là không ngừng thực hành. Hãy nhớ Unit Test chỉ thực sự mang lại lợi ích nếu chúng ta đặt vấn đề chất lượng phần mềm lên hàng đầu hơn là chỉ nhằm mục đích để có thể kết thúc công việc đúng thời hạn. Khi đã thành thạo với công việc viết Unit Test, các chủ thể cũng có thể đọc thêm về các kỹ thuật xây dựng Unit Test phức tạp hơn, trong số đó có mô hình đối tượng ảo.