Hiện nay chúng ta đã được biết tới một số loại bệnh lý nguy hiểm như lupus ban đỏ hệ thống, đối với bệnh này một trong số các kháng nhân được sử dụng có thể kể tới kháng thể kháng nhân với mục đích chính khi sử dụng loại kháng thể kháng nhân này đó là tìm ra dấu hiệu chuẩn đoán bệnh.
Mục lục bài viết
1. Kháng thể kháng nhân là gì?
Kháng thể kháng nhân được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và các bệnh tự miễn khác. Một vài kháng thể trong nhóm này chỉ đặc trưng cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống, một số khác đặc trưng cho các bệnh tự miễn khác. Kháng thể kháng nhân có thể được tìm thấy ở những người mà hệ miễn dịch có thể gây ra tình trạng viêm chống lại các mô của cơ thể họ (còn gọi là bệnh tự miễn). Kháng thể được tìm thấy chống lại mô của bản thân gọi là tự kháng thể.
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân được thực hiện bằng nhiều xét nghiệm khác nhau (miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme [ELISA]) và kết quả sẽ được phân tích thông theo 1 độ chuẩn tính theo phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (trong trường hợp dương tính). Hiệu giá kháng thể thấp sẽ được xem là âm tính, trong khi hiệu giá tăng sẽ được chẩn đoán dương tính và cho thấy nồng độ cao của kháng thể kháng nhân.
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân phát hiện kháng thể kháng nhân trong máu. Hệ thống miễn dịch bình thường làm cho cơ thể sản xuất các kháng thể để giúp chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, kháng thể kháng nhân thường tấn công vào các mô của cơ thể – đặc biệt nhắm mục tiêu hạt nhân của mỗi tế bào. Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân giúp nhận biết hệ thống miễn dịch đã đưa ra một cuộc tấn công nhầm chỗ trên mô của riêng bản thân – nói cách khác, một phản ứng tự miễn dịch.
Kháng thể kháng nhân Tiếng Anh là ” Antinuclear antibodies”
2. Quy trình định lượng kháng thể kháng nhân:
2.1. Lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý mẫu:
+ Bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống xét nghiệm tiêu chuẩn không chống đông (ống serum) hoặc sử dụng ống có chất chống đông Li-Heparine, EDTA.
+ Bệnh phẩm được nhận từ các khoa lâm sàng và bộ phận lấy mẫu phòng khám. Nhân viên nhận mẫu xét nghiệm lấy thông tin bệnh nhân từ phần mềm quản lý Bệnh viện hoặc thông tin đã điều dưỡng tại khoa lâm sàng viết trên ống nghiệm sau đó cho ly tâm 4000 vòng trong 5 phút trước khi tiến hành xét nghiệm.
+ Bảo quản bệnh phẩm huyết thanh và huyết tương: Mẫu ổn định trong 8 giờ ở 15‐25°C, 1 ngày ở 2‐8°C, 28 ngày ở ‐20°C. Chỉ đông lạnh một lần.
+ Bảo quản chất chuẩn, QC sau khi hoàn nguyên ở nhiệt độ -20°C, khi tiến hành chạy phải để ở nhiệt độ phòng (20- 25°C) cho đến khi rã đông hoàn toàn và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm.
2.2. Tiến hành kỹ thuật:
Máy xét nghiệm, hóa chất đã được chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Việc chuẩn xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân ổn định trong vòng 28 ngày và cần thực hiện hiệu chuẩn mỗi khi thay đổi lô hóa chất. Kiểm tra chất lượng nằm trong giới hạn cho phép. Thông thường chạy nội kiểm (QC) 2 mức mỗi ngày: mức bình thường và không bình thường. Đối chiếu với luật về kiểm tra chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.
Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm, trả, lưu kết quả vào hệ thống mạng, in phiếu kết quả xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh đúng thời gian quy định.
Định kỳ: Chuẩn lại và chạy 2 mức QC sau khi thay lô thuốc thử mới hoặc sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy do sự cố, thay thế trang thiết bị phân tích quan trọng. Ghi lại kết quả bảo dưỡng vào bảng theo dõi kết quả chuẩn máy xét nghiệm định kỳ.
Việc tìm hiểu về sự lưu hành và vai trò của các kháng thể kháng nhân trong cơ chế bệnh sinh bệnh tự miễn từ đó tìm hiểu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của các kháng thể này là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.
3. Ý nghĩa và một số tự kháng thể:
Nếu kết quả trả dương tính tức là có nhiều kháng thể kháng nhân (ANA) trong máu hơn so với bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định kháng thể kháng ADN hay kháng thể kháng nguyên nhân hòa tan EAN có trong máu với số lượng cao hơn mức thông thường. Cụ thể hơn là :
3.1. Liên kết với kháng nguyên:
Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi. Trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào, vì vậy, các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra.
Một số loại virus, vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive, còn virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào các tế bào của cơ thể. Các kháng thể kháng các phân tử bám dính adhesive của vi khuẩn và các kháng thể kháng protein capside của virus sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.
3.2. Hoạt hóa bổ thể:
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là sự hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng các cách:
+ Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn.
+ Tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
+ Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
+ Phóng thích các phân tử hóa hướng động.
3.3. Huy động các tế bào miễn dịch:
Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi, kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Bằng cách này, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.
Mộ số tự kháng thể:
Tự kháng thể là kháng thể (các protein miễn dịch) do nhầm lẫn mục tiêu và tổn thương các mô đặc hiệu hoặc các bộ phậncủa cơ thể . Một hoặc nhiều tự kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của một người khi nó không phân biệt giữa protein “ngoại lai ” và ” tự thân”.
Xét nghiệm tự kháng thể được thực hiện, cùng với x-quang, quét hình ảnh khác và sinh thiết để chẩn đoán chứng rối loạn tự miễn dịch. Trong một số trường hợp, chúng được sử dụng để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, giám sát hoạt động của bệnh, và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.
Thông thường, hệ thống miễn dịch có khả năng phân biệt giữa các chất lạ (“ngoại lai”) và các tế bào của cơ thể (“tựthân”). Nó chỉ tạo ra các kháng thể khi nó nhận thấy rằng những gì nó đã được tiếp xúc là một mối đe dọa (” ngoại lai “).Khi hệ thống miễn dịch không còn nhận ra một hoặc nhiều thành phần bình thường của cơ thể là “tự thân”, nó có thể sản xuất tự kháng thể tấn công các tế bào , các mô, và / hoặc các cơ quan tự thân, gây viêm và tổn thương.
Các nguyên nhân tự miễn dịch rất đa dạng và không được hiểu rõ, không có một liên kết trực tiếp, người ta cho rằngnhiều trường hợp sản xuất tự kháng thể là do yếu tố di truyền kết hợp với một kích thích môi trường, chẳng hạn nhưnhiễm siêu vi hoặc tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất độc hại. Một số gia đình có một tỷ lệ cao các tình cảnh tự miễn;Tuy nhiên, các thành viên gia đình có thể có các rối loạn tự miễn dịch khác nhau hoặc có thể không bao giờ phát triển .Các nhà nghiên cứu tin rằng cũng có thể là một thành phần nội tiết tố, như nhiều tình cảnh tự miễn dịch phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Các loại rối loạn tự miễn dịch, bệnh xảy ra và số lượng làm hủy diệt cho cơ thể phụ thuộc vào các hệ thống hoặc các bộ phận là mục tiêu của các tự kháng thể. Rối loạn do tự kháng thể chủ yếu ảnh hưởng đến một cơ quan duy nhất, chẳng hạn như tuyến giáp trong bệnh
Graves hay viêm tuyến giáp Hashimoto, thường dễ dàng chẩn đoán hơn vì nó thường có biểu hiện triệu chứng liên quan với cơ quan. Rối loạn do hệ thống tự kháng thể, làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể hoặc các hệ thống, có thể làm chẩn đoán khó khăn hơn nhiều. Các dấu hiệu và triệu chứng mà chúng gây ra là tương đối phổ biến và có thể bao gồm: viêm khớp – dạng đau khớp, mệt mỏi, sốt, phát ban, triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng , giảm cân, và yếu cơ. Biến chứng khác có thể bao gồm viêm mạch máu và thiếu máu. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau từ người này sang người khác và nó có thể thay đổi theo thời gian, giảm dần đi và sau đó bộc phát bất ngờ. Tình hình phức tạp vì một số người có thể có nhiều hơn một tự kháng thể hoặc thậm chí nhiều hơn một rối loạn tự miễn. Ngoài ra còn có những người có rối loạn tự miễn dịch mà không phát hiện một mức độ của một tự kháng thể nào. Những trường hợp này có thể làm cho xác định nguyên nhân chính và đi đến một chẩn đoán khó khăn.