Hiện nay khi đi khám bệnh chúng ta đã rất quen thuộc đối với việc siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để xây dựng và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong của cơ thể. Siêu âm là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong y học.
Mục lục bài viết
1. Siêu âm là gì?
Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân. Đây là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn tuy nhiên cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ. Siêu âm được sử dụng để khảo sát nhiều bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể như: ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp…. và hỗ trợ kỹ thuật cho các y học khác.
Bản chất của siêu âm là một chuỗi các sóng cao tần. Tương tự như loài dơi, bay trong bóng đêm, chúng có khả năng phát ra một dải sóng có tần số cao, sau đó cảm nhận tín hiệu dội lại để định hướng không gian, con đường di chuyển. Đầu dò được xem là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống máy siêu âm, vừa có chức năng phát sóng và vừa có chức năng thu nhận sóng phản lại. Tín hiệu sau đó được truyền vào máy tính và bằng cách phân tích tốc độ, số lượng sóng nhận lại được so với lượng sóng phát ra, tín hiệu sẽ chuyển đổi thành hình ảnh, phản ánh bề mặt cũng như cấu trúc bên trong hiện lên trên màn hình.
Trong các chuyên khoa của Y học nói chung, siêu âm là phương tiện hình ảnh học cơ bản đầu tiên cần thực hiện để đánh giá cấu trúc, bản chất của một cơ quan. Trong sản khoa nói riêng, siêu âm ngày càng phát huy vai
Việc chuẩn bị cho siêu âm phụ thuộc vào vị trí cần kiểm tra của người bệnh. Có một số loại siêu âm, người bệnh không cần chuẩn bị trước. Nhưng có một số loại, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm, nước uống hoặc nhịn tiểu vài giờ trước khi thực hiện siêu âm. Ví dụ nhiêu siêu âm túi mật, người bệnh cần nhịn ăn trước khi đi siêu âm. Các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi vì có thể sẽ phải cởi bỏ quần áo khi thực hiện siêu âm. Thực hiện siêu âm qua các bước:
Bước 1: Sau khi người bệnh đã chuẩn bị sẵn sàng siêu âm, bác sĩ sẽ bôi lên vùng cần khảo sát một chất gel. Tác dụng của chất gel này giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da người bệnh.
Bước 2: Bác sĩ sử dụng đầu dò có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm tì sát vào da bệnh nhân và quét nó trên những vùng cơ thể cần khám. Quy trình thực hiện vô cùng nhẹ nhàng người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu.
Bước 3: Kết thúc quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ lau sạch chất gel ban đầu và người bệnh sẽ ngồi chờ kết quả theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
2. Siêu âm 2D là gì?
Siêu âm thai 2D được xem là “thủ tục” không thể bỏ qua. Nếu như các mẹ bầu có thể phát hiện mình có thai tại nhà bằng que thử nước tiểu thì siêu âm thai 2D chính là bước tiếp theo cần thực hiện tại bệnh viện nhằm xác định lại chính xác là có thai thực sự hay không, vị trí thai trong hay ngoài tử cung, số lượng thai, tuổi thai và ngày dự sanh.
Đồng thời, tại thời điểm này, siêu âm thai 2D còn giúp đánh giá phần phụ của mẹ có gì bất thường về tử cung, buồng trứng hay không, bởi lẽ các bộ phận này cũng có tác động ít nhiều đến sự phát triển của bào thai trong thời gian sắp tới. Những tam cá nguyệt sau đó, siêu âm thai 2D vẫn được lặp lại trong mỗi lần khám thai để đánh giá sự phát triển của bé yêu qua các chỉ số chiều dài xương đùi, vòng đầu, xác định ngày sinh cũng như chất lượng và số lượng nước ối còn lại.
Mặc dù siêu âm thai 2D cho hình ảnh trên mặt phẳng, chỉ có hai màu đen và trắng cơ bản nên sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu hình dung ra con yêu của mình, phương tiện này chỉ chiếu chùm tia rất thấp nên có thể xem là an toàn nhất nhưng vẫn cung cấp được những thông tin đầy đủ, hữu ích.
Siêu âm 2D là phương thức siêu âm thai nhi đưa ra hình ảnh đen trắng, giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện dị tật bất thường, nhờ đó bác sĩ có những biện pháp can thiệp xử lý tốt cho cả mẹ và bé. Phương pháp này thường áp dụng khi thai phụ mang thai từ 18 – 20 tuần tuổi, vì trong thời gian này sử dụng siêu âm 3D, 4D là chưa cần thiết.
Siêu âm 2D chỉ có màu đen hoặc trắng, có mức độ chi tiết như một phim âm bản, tùy thuộc vào vị trí của trẻ mà cho ra hình ảnh khác nhau. Thường được sử dụng trong thời điểm phát hiện thai ở giai đoạn đầu, kiểm tra vị trí nhau thai, cổ tử cung, những dấu hiệu bất thường ở thai nhi,… Từ hình ảnh siêu âm đen trắng, bác sĩ có thể đo được kích thước buồng tử cung, kích thước túi thai và thai nhi,… qua các hình ảnh quan sát, các mẹ sẽ thấy được sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ.
Siêu âm Tiếng Anh là ” Supersonic”.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của siêu âm 2D:
3.1. Ưu điểm của siêu âm thai nhi 2D:
Xác định giới tính của bé
Lợi ích đầu tiên của siêu âm thai là xác định giới tính của em bé. Và một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất đó là siêu âm thai nhi 2D.
Ngoài ra còn có nhiều cách khác để xác định giới tính con của bạn, bao gồm xét nghiệm sàng lọc di truyền không xâm lấn bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ.
Xác định thai song sinh
+ Thường hay đói bụng
+ Hay bị nghén vào buổi sáng
+ Thai phát triển lớn hơn hoặc nhanh hơn bình thường
+ Khi sờ nắn bên ngoài cảm thấy có tận 2 em bé
+ Cảm thấy thai cử động khỏe mạnh hơn bình thường
Tuy nhiên, một số phụ nữ mang song thai lại không có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên. Siêu âm thai 2D là một trong những cách để xác định song thai, mặc dù không phải lúc nào kết quả cũng chính xác trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi vì một trong hai bé sinh đôi có thể ẩn đằng sau bé kia trong tử cung.
Kiểm tra thai ngoài tử cung
Siêu âm thai nhi 2D sẽ giúp bạn kiểm tra xem thai nhi có nằm ở ngoài tử cung hay không. Các triệu chứng điển hình của thai ngoài tử cung thường rõ ràng hơn trong vòng 8 – 10 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Phát hiện nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo, hay rau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất huyết khi mang thai.
Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán nhau tiền đạo trong thai kỳ đều có thể giải quyết hoàn toàn bằng cách sinh mổ. Các mẹ bầu nếu muốn đảm bảo mọi thứ đều ổn để có thể cảm thấy thư giãn và tự tin bước vào quá trình sinh nở tự nhiên thì có thể kiểm tra bằng cách siêu âm thai nhi 2D.
Theo dõi nhịp tim thai
Hình thức siêu âm 2D có thể phát hiện các vấn đề về bệnh tim tiềm ẩn trong khoảng thời gian trước tuần thai thứ 20. Một lựa chọn khác cho các bà mẹ để theo dõi nhịp tim của thai nhi là sử dụng thiết bị chọc dò thai nhi. Tuy nhiên, một thiết bị chọc dò thai nhi, tương tự như ống nghe, có thể phát hiện nhịp tim cho đến khi thai được 18 – 20 tuần tuổi, trong khi siêu âm doppler có thể phát hiện nhịp tim tốt nhất trong khoảng tuần thai thứ 12. Cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để tìm thấy nhịp tim của bé bằng máy soi, do đó, việc sử dụng thiết bị này trong quá trình chuyển dạ sẽ khó khăn hơn, đặc biệt khi người mẹ cử động mạnh.
3.2. Nhược điểm của siêu âm thai nhi 2D:
Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã tuyên bố rằng hiện tại không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy siêu âm thai nhi 2D có hại cho thai nhi đang phát triển. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa siêu âm thai và dị tật bẩm sinh hay ung thư ở trẻ em hoặc các vấn đề phát triển sau này trong cuộc sống. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp các ảnh hưởng sẽ xảy ra trong tương lai. Vì lý do này, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên thực hiện kiểm tra siêu âm sau khi được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, có một số lo ngại về nhiệt được tạo ra bởi các máy siêu âm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng siêu âm có thể làm nóng mô da của bé quá nhiệt độ an toàn tối đa.