Trong tiếng việt thì trường từ vựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta và nó góp phần làm phong phú thêm từ ngữ và nghĩa của câu. Vậy trong tiếng việt thì Trường từ vựng là gì? Tác dụng, cách xác định? Ví dụ cụ thể?
Mục lục bài viết
1. Trường từ vựng là gì?
Trong tiếng Việt, trường từ vựng là một khái niệm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và chính xác. Có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định. Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc. Như vậy, trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.
Trường từ vựng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Hiện nay ở nước ta có ba thuật ngữ trường từ vựng – ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng để chỉ một khái niệm. Tuy nhiên do đặc tính mà sách giáo khoa lựa chọn thống nhất sử dụng khái niệm trường từ vựng.
Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi tiểu hệ thống, mỗi hệ thống nhỏ trong tiểu hệ thống lại làm thành một trường từ vựng.
Theo định nghĩa tại Sách giáo khoa Ngữ văn 8 đưa ra thì: “Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa”.
Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc. Ví dụ như lưới, nơm, câu, vó,… có quan hệ với nhau đều là dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản hay Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ,… quan hệ với nhau đều đồ dùng để đựng trong gia đình (vật dụng).
Trong trường từ vựng về “người” bao gồm các trường từ vựng nhỏ: Người nói chung, bộ phận của người, tính chất con người, trạng thái của con người. Mỗi trường từ vựng trên đây lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Hoạt động của người lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn như:
+ Hoạt động trí tuệ: Nghĩ, suy nghĩ, phán đoán, phân tích, tổng hợp,…
+ Hoạt động giác quan: Nhìn, nghe, trông, ngửi, nếm, sờ,…
+ Hoạt động của tay: Cầm, nắm, viết,…
– Trong trường từ vựng về “động vật” bao gồm các trường từ vựng nhỏ: động vật trên cạn, động vật dưới nước. Trong đó trường từ vựng trên đây lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ động vật trên cạn có các trường nhỏ hơn như:
+ Động vật trên cạn đẻ trứng: Gà, vịt, ngan, ngỗng,..
+ Động vật trên cạn đẻ con: Hổ, báo, sư tử, trâu, chó, mèo,…
Trường từ vựng tiếng anh là ” The vocabulary”
2. Tác dụng và cách xác định từ vựng:
2.1. Dựa vào nguồn gốc của từ:
Dựa vào tiêu chí nguồn gốc của từ, từ vựng được chia thành các loại sau:
Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là lớp từ cơ bản, lâu đời và quan trọng nhất của tiếng Việt. Từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng tạo ra để biểu thị các sự vật, đặc điểm, hiện tượng,… đồng thời nó cũng là cái cốt lõi, cái gốc của từ vựng Tiếng Việt. Có thể kể tên một số từ thuần Việt như: vợ, chồng, ăn, uống, cười, nói, gà, trứng,…
Từ mượn:
Từ Hán Việt:
Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ được hình thành bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Ví dụ các từ như tử tế, kiên nhẫn, công thành danh toại, an phận thủ thường,…
Từ gốc Ấn-Âu
Từ gốc Ấn-Âu bao gồm các từ mượn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh,…Trong lịch sử, Pháp đã thực hiện chiến tranh xâm lược tại Việt Nam làm cho các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều vào Việt Nam, chỉ sau từ Hán Việt. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập và mở rộng các mối quan hệ ngoại giao, một số từ gốc Anh, Nga,… cũng du nhập vào Việt Nam.
Ví dụ:
1/ Một số từ mượn tiếng Pháp như bít tết, xúc xích, may ô, sơ mi, lô cốt, bê tông, vitamin, cao su, ô tô, ghi lê, len, xúp, xốt,…
2/ Một số từ mượn tiếng Anh như in-tơ-net, mít tinh,…
3/ Một số từ mượn tiếng Nga như Bôn sê vích, Xô Viết, Mác – xít,…
Không thể phủ nhận rằng, từ mượn là một bộ phận khá quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam góp phần làm giàu thêm cho tiếng Việt cùng với các từ thuần Việt.
2.2. Dựa vào phạm vi sử dụng:
Dựa vào tiêu chí phạm vi sử dụng, từ vựng tiếng Việt chia thành 5 loại, đó là:
Thuật ngữ:
Là những từ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học.
Ví dụ:
1/ Trong sinh vật học có các thuật ngữ như họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, kháng thể, kháng nguyên, miễn dịch, phân bào, đơn bào, đa bào,…
2/ Trong ngôn ngữ học có âm vị, hình vị, từ vị, nguyên âm, phụ âm,..
– Từ ngữ địa phương: là những từ thuộc một tiếng địa phương nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương nhất định.
Ví dụ: má (mẹ), điệp (phượng), mè (vừng), mắc cỡ (xấu hổ), mần (làm),…
Từ nghề nghiệp:
Là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm nghề đó.
Ví dụ:
1/ Trong nghề thợ mỏ người ta thường sử dụng các từ như thìu, lò chợ, lò thương, đi lò,…
2/ Nghề thợ mộc: bào cóc, bào phá, bào xoa, chàng tách, mộng vuông, mộng nanh sấu, mộng mỏ sẻ, xảm, phạt mộc, cất nóc, cầu bẩy, thuận, bức bàn,…
Tiếng lóng:
Là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung.
Ví dụ:
1/ “Lính phòng không” ý nói người chưa có vợ;
2/ “Phao” là từ chỉ tài liệu sử dụng để gian lận trong thi cử;
Lớp từ chung:
Là những tư được toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng rộng rãi. Đây là loại từ có số lượng từ lớn nhất, chẳng hạn các từ sau: bàn, học, dạy, làm, đi, đứng,….
3. Ví dụ cụ thể:
Bài tập 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây thuộc trường từ vựng nào?
Ta gối những mùa yêu
Xuân căng đầy lộc biếc
Hạ còn nhiều luyến tiếc
Thu ươm nồng tinh khôi
Đông muộn phiền xa xôi
(Tác giả: Toàn Tâm Hòa)
Qua đoạn thơ trên, ta thấy “Xuân”, “hạ”, “thu”, “đông” đều được sử dụng để chỉ bốn mùa trong năm. Bên cạnh đó, trên cơ sở định nghĩa trường từ vựng là gì nêu ở trên, ta đưa ra kết luận các từ in đậm trong đoạn thơ trên thuộc trường từ vựng “mùa trong năm”.
Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng
Có thể viết đoạn văn như sau:
Những ngày Hà Nội chớm thu cũng là thời điểm một năm học mới bắt đầu. Tiếng ve mùa hè đã vắng dần nhường chỗ cho tiếng trống tựu trường cùng với sự nô nức của hàng triệu học sinh, sinh viên trên khắp cả nước. Có lẽ đây là một khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ sẽ tồn tại mãi trong tiềm thức của mỗi con người. Để rồi, khi nhớ lại, những hình ảnh về thầy cô, bạn bè lại khiến cho chúng ta luyến tiếc không thôi. Khi chứng kiến hình ảnh các em cắp sách đến trường, tôi không ngừng nhớ về những ký ức tươi đẹp. Sân trường, hàng ghế đá, lớp học, bảng đen, phấn trắng vẫn còn đó nhưng mỗi người lại ở một nơi theo đuổi những ước mơ của riêng mình.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng trường từ vựng “trường học” để nói đến cảm xúc về ngày tựu trường, bao gồm:
– Chỉ con người: học sinh, sinh viên, thầy cô, bạn bè;
– Chỉ các sự vật: sân trường, hàng ghế đá, bảng đen, phấn trắng.
Như vậy ta thấy rằng, từ vựng là chìa khóa quan trọng nhất để một người có thể giao tiếp với những người xung quanh. Khi có một từ vựng phong phú giúp cho con người có thể biểu đạt các ý kiến của bản thân. Bên cạnh đó, từ vựng còn có ý nghĩa rất lớn đối việc đọc hiểu các văn bản. Đây là mức độ mà con người hiện đại cần đạt được. Bởi trong nhiều trường hợp, các thông tin chỉ được truyền đạt thông qua các văn bản.
Từ vựng còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nên tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề một cách nhạy bén, hiệu quả. Để có được vốn từ vựng phong phú và đa dạng, con người cần trải qua quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện và trải nghiệm. Chính vì vậy, lượng vốn từ của một người có thể thể hiện được mức độ am hiểu kiến thức và kinh nghiệm trong một ngành, lĩnh vực nhất định. Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung ví dụ về trường từ vựng. Trường từ vựng cho ta thấy được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt