Quan hệ từ được sử dụng cực kỳ phổ biến và là một trong những nội dung mà học sinh tiểu học, trung học cơ sở được tiếp cận và học tập đẩy đủ, đảm bảo cho việc sử dụng nó một cách tốt nhất. Quan hệ từ thường được nhắc đến và biểu thị tính liền mạch của người nói, người viết.
Mục lục bài viết
1. Quan hệ từ là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định và mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Từ đó có thể thấy, từ và câu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Việc nắm vững kiến thức về từ và câu góp phần quyết định việc đạt được mục tiêu trong dạy kiến thức luyện từ và câu.
Quan hệ từ (hay từ nối, kết từ, từ quan hệ) là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận câu hoặc giữa các vế câu với nhau, là những từ không thể đảm nhiệm được vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu mà chỉ thực hiện chức năng liên kết các từ, cụm từ hay các câu với nhau.
Các quan hệ từ thường dùng: và, với, của, hay, hoặc, tuy, nhưng, mà, thì, ở, tại, bằng, như, để, về,…
Quan hệ từ trong tiếng anh có thể sử dụng là “Conjunction“.
2. Các loại quan hệ từ?
Có 04 loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
– Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả: Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà…
– Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả, điều kiện- kết quả: Nếu…thì…; hễ…thì…
– Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản: Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…
– Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến: Không những…mà…; không chỉ…mà…
Bởi vì cặp quan hệ từ quân hệ nguyên nhân- kết quả được sử dụng phổ biến, do vậy, tác giả sẽ có những phân tích cụ thể như sau:
2.1. Quan hệ từ nguyên nhân:
– Quan hệ từ nguyên nhân có lợi (nhờ). Ví dụ: (1) Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay (Ông trạng nồi – Truyện đọc lớp 2).
– Quan hệ từ nguyên nhân có hại (tại). Ví dụ: (2) Tại mẹ mà hôm nay các bạn cười con (Ông nội – Truyện đọc lớp 2).
– Quan hệ từ nguyên nhân trung hòa là những quan hệ từ có thể được dùng để dẫn nối thành tố nguyên nhân với cả hai sắc thái ý
nghĩa: có lợi hoặc có hại) (vì, do, bởi, bởi vì). Ví dụ: (3) Gia-sếch đi vào trong, khuôn mặt rạng rỡ, sung sướng vì được các bạn mời tham dự trò chơi (Những cậu bé đầu trọc – Truyện đọc lớp 4); (4) Con ngựa của
(5) Nhưng tôi biết dù tôi nổi nóng như thế, anh cũng chẳng dám động đến tôi bởi tôi lực lưỡng to gấp mấy anh (Lên đường – Truyện
đọc lớp 4).
(6) Bởi vì con chó không chịu đi cho nên anh ta trói nó lại, buộc chặt mồm nó rồi treo lên đầu gậy quẩy thẳng về nhà (Con chó có
nghĩa – Truyện đọc lớp 4).
Về cách dùng: Quan hệ từ nguyên nhân được dùng để dẫn nối các yếu tố có cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ, đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị).
2.2. Quan hệ từ kết quả:
Quan hệ từ chỉ kết quả xuất hiện trong 25 cấu trúc.
– Về số lượng và cấu tạo: Các quan hệ từ chỉ kết quả có 3 từ, trong đó gồm 2 từ đơn (nên, mà) và 1 từ ghép (cho nên).
– Về tần số xuất hiện: Các quan hệ từ chỉ kết quả có cấu tạo đơn gồm 22 trường hợp (chiếm 88%), quan hệ từ kết quả có cấu tạo
ghép chỉ có 3 trường hợp (chiếm 12%).
– Về ý nghĩa: Các quan hệ từ kết quả “biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến. Ví dụ:
+ (7) Anh ta có lối đánh trầm tĩnh, cẩn thận nên cũng đã loại nhiều người để vào vòng chung kết với thằng Hiển (Ván cờ đầu xuân – Truyện đọc lớp 3).
+ (8) Chả lẽ vì một đứa con gái mà mi rời bỏ mộng ước của mi (Chàng hiệp sĩ gỗ – Truyện đọc lớp 4).
+ (9) Bởi vì con chó không chịu đi cho nên anh ta trói nó lại, buộc chặt mồm nó rồi treo lên đầu gậy quẩy thẳng về nhà (Con chó có nghĩa – Truyện đọc lớp 4).
Cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ được dùng rất phổ biến trong lời nói hằng ngày cũng như trong văn bản. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt (bên cạnh cấu trúc
có ý nghĩa nhân quả được biểu thị bằng động từ ngữ pháp làm, khiến). Đối với học sinh tiểu học, thì việc phân tích cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của văn bản nói riêng và điểm cấu trúc của các kiểu câu nói chung sẽ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy
của học sinh tiểu học.
Về mặt cấu tạo, thành tố nguyên nhân có cấu tạo là danh từ, ngữ danh từ, vị từ, cụm vị từ còn thành tố kết quả luôn có dạng cấu tạo là vị từ, cụm vị từ. Trong trường hợp thành tố nguyên nhân được cấu tạo bằng danh từ, ngữ danh từ về mặt nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu) chúng đều gắn với nghĩa hoạt động, đặc điểm, tức là gắn với việc biểu thị các sự tình. Điều này phù hợp với đặc điểm của cấu trúc nhân quả (về bản chất ý nghĩa, thành tố nguyên nhân luôn biểu thị hoặc gắn với việc biểu thị các sự tình là nguyên nhân gây ra hệ quả nêu ở thành tố kết quả).
Mặc dù vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong cấu trúc nhân quả tương đối linh hoạt; tuy nhiên, cứ liệu khảo sát từ cấu trúc nhân quả trong Truyện đọc Tiểu học cho thấy vị trí phổ biến (điển hình) của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả. Điều này phản ánh bản chất thành tố phụ của thành tố nguyên nhân xét trong mối quan hệ với vị từ nêu ở thành tố kết quả.
Kết quả nghiên cứu về cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ giúp soi sáng thêm đặc điểm của cấu trúc nhân quả và phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học.
3. Ví dụ minh họa về quan hệ từ:
Các quan hệ từ sử dụng trong câu rất linh hoạt, cùng một câu nhưng các quan hệ từ có thể sử dụng khác nhau, chẳng hạn:
Ngày nay, trên đất nước ta không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
Ngày nay, trên đất nước ta không những công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
Ngày nay, trên đất nước ta chẳng những công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
Quan hệ từ được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học, hãy cùng lấy một đoạn văn cụ thể trong Người lái đò sông Đà (
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên song. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào….“