Hiện nay, bóng đá ngày càng phát triển, trọng tài cũng có những công cụ kỹ thuật hỗ trợ ngày càng tân tiến. Trọng tài là người có quyết định cao nhất trong thi đấu bóng đá; các trợ lý trọng tài cũng có những vai trò vô cùng quan trọng để góp phần giúp cho quyết định của trọng tài thêm chính xác.
Mục lục bài viết
1. Trợ lý trọng tài là gì?
Bóng đá hay còn gọi là túc cầu, đá banh, đá bóng được biết đến chính là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội bao gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Nó có khoảng hơn 250 triệu người chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến nó trở thành môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Nó chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
Trong bóng đá, một trợ lý trọng tài (còn gọi là trọng tài biên trước năm 1996, và từ này vẫn còn sử dụng phổ biến không chính thức) được hiểu cơ bản chính là một người được trao quyền hỗ trợ trọng tài trong thực thi Luật bóng đá trong một trận đấu. Ở hầu hết các cấp độ tổ chức của bóng đá, đội ngũ nhân viên điều hành trận đấu bao gồm trọng tài và hai trọng tài phụ, với một trợ lý trọng tài được giao cho mỗi đường biên.
Các nhiệm vụ của trợ lý trọng tài nói chung bao gồm việc xem bóng đã rời sân chưa, cụ thể bao gồm cả việc đội nào được quyền phát bóng/ném bóng, đánh giá khi nào một hành vi việt vị xảy ra, và tư vấn cho trọng tài chính khi việc vi phạm đã xảy ra ngoài tầm nhìn của họ. Tùy thuộc vào quy tắc của từng địa phương và quyết định của trọng tài.
Trợ lý trọng tài cũng có thể chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ quản trị khác nhau. Ví dụ chúng ta có thể kể đến như quản lý việc thay người, giúp trọng tài kiểm soát người chơi hoặc thay thế trọng tài nếu trọng tài không thể tiếp tục nhiệm vụ. Trợ lý trọng tài hoạt động trong vai trò cố vấn, và tất cả các phán quyết của trợ lý trọng tài có thể bị trọng tài bác bỏ.
Luật bóng đá 11 người quy định mỗi trận đấu có 2 trợ lý trọng tài. Luật quy định nhiệm vụ của trợ lý trọng tài. Xác định đường đi của bóng đã vượt ra khỏi các đường giới hạn chưa. Xác định đội nào được hưởng phạt góc, ném biên, phát bóng. Xác định cầu thủ phạm lỗi việt vị. Xác định bóng và vị trí thủ môn trong tình huống đá phạt góc, giao bóng… Hỗ trợ công tác thay người…
Trợ lý trọng tài trong tiếng Anh là: Assistant Referee.
2. Vai trò và quyền hạn của trợ lý trọng tài:
Trong mỗi trận bóng, trọng tài biên đóng góp nhiều công sức trong việc kiểm soát các diễn tiến. Từ đó, đảm bảo tính công bằng của trận đấu và làm hài lòng người hâm mộ với kết quả. Khi là một trọng tài biên, họ sẽ phải giữ những vai trò sau đây:
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là tuân thủ, thuộc lòng những luật bóng đá. Từ đó, xử phạt lỗi cũng như góp phần điều hành trận đấu một cách chính xác nhất.
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là theo dõi, bắt lỗi các cầu thủ vi phạm ở gần khu vực đường biên trên sân.
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là hỗ trợ, đưa ra ý kiến để trợ giúp trọng tài chính trong việc đưa ra những quyết định cần thiết.
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là đối với những tình huống có pha phạt đền, trọng tài biên cần theo sát và hỗ trợ trọng tài chính. Từ đó, kiểm soát và đánh giá tình trạng bóng trong khu vực đá phạt.
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là đưa ra quyết định phạt những tình huống phạt góc, ném biên.
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là xác định các tình huống bóng lăn hết vạch vôi đường biên bên sân hay chưa.
– Trợ lý trọng tài có vai trò đó là quan sát, chú ý theo dõi những tình huống vi phạm trong quá trình thi đấu của các cầu thủ. Từ đó, thông báo với trọng tài chính trong những trường hợp cần thiết.
3. Quyền hạn của trọng tài biên:
Đi kèm với vai trò, trọng tài biên cũng có những quyền hạn nhất định. Dưới đây là những quyền hạn trọng tài biên được quyền nắm giữ trong trận đấu mình tham gia điều hành:
– Trợ lý trọng tài có quyền được lập biên bản về các tình huống cần thiết, diễn ra trong suốt trận đấu.
– Trợ lý trọng tài có quyền được trì hoãn, đình chỉ các trận đấu nếu như có cầu thủ trên sân vi phạm lỗi. Điều này cũng được áp dụng nếu có thành viên cố gắng trì hoãn, kéo dài thời gian trong hiệp đấu.
– Trọng tài biên có thể yêu cầu tạm dừng hiệp đấu nếu có sự xuất hiện, tác động của những yếu tố khách quan. Như cổ động viên trên sân quá khích, thời tiết thất thường… Đặc biệt, khi có cầu thủ chấn thương nặng trọng tài biên cũng được thực hiện lệnh này.
Dù không phải trọng tài chính, trọng tài biên cũng được quyền xử phạt thẻ đỏ, thẻ vàng. Từ đó, kỷ luật những thành viên không tuân thủ luật bóng đá trên sân.
4. Những ký hiệu của trợ lý trọng tài:
Trọng tài biên là vị trí quan trọng trên sân cỏ. Đây là cánh tay đắc lực của trọng tài chính. Do đó, nếu được giữ vị trí này cần phải nắm rõ được các ký hiệu khi ra sân như:
– Ký hiệu thông báo có cầu thủ vi phạm luật việt vị:
Việt vị là tình huống xảy ra thường thấy ở các trận đấu bóng đá. Nó có thể thay đổi tỉ số giữa các đội thi. Do đó, khi có lỗi này thì trọng tài biên sẽ đưa ra ký hiệu bằng tay bằng cách cầm cờ, giơ tay thẳng cầm cờ lên phía trên đầu.
– Ký hiệu yêu cầu công nghệ VAR:
Trong nhiều trường hợp thi đấu, công nghệ VAR sẽ được sử dụng để truy xét lại tình huống của trận đấu theo nghi vấn. Nhiệm vụ của trọng tài biên lúc này là sẽ giơ tay lên trên không trung và tiến lên về phía màn hình điện tử trên sân. Sau đó, công nghệ sẽ này được áp dụng để truy xét và đưa ra quyết định chính xác nhất. Đảm bảo công bằng tỉ số cho trận đấu.
5. Các quyết định của IFAB:
Quyết định 1:
– Trọng tài, các trợ lý trọng tài, trọng tài thứ tư không phải chịu trách nhiệm đối với:
+ Bất kỳ thương tổn nào của cầu thủ, quan chức, khán giả.
+ Bất kỳ tổn thất nào về tài sản.
+ Bất kỳ thiệt hại nào khác đối với một cá nhân, câu lạc bộ, công ty, hiệp hội…hoặc đơn vị tương đương, do trọng tài ra bất kỳ một quyết định nào theo Luật bóng đá hoặc thi hành những quy định về việc thi đấu và kiểm soát trận đấu.
– Những quyết định đó bao gồm:
+ Quyết định về điều kiện sân thi đấu, tạm dừng hay tiếp tục trận đấu khi có sự cố thời tiết trên sân hay xung quanh sân.
+ Quyết định huỷ bỏ trận đấu vì bất cứ lý do nào.
+ Quyết định liên quan đến các trang thiết bị sân bãi và bóng sử dụng trong trận đấu.
+ Quyết định dừng hay tiếp tục trận đấu do sự cố khán giả gây ảnh hưởng hay bất cứ sự cố nào xảy ra trên khu vực khán đài.
+ Quyết định dừng hay tiếp tục trận đấu để đưa cầu thủ bị chấn thương ra khỏi sân thi đấu để chữa trị.
+ Quyết định buộc cầu thủ bị chấn thương phải được đưa ra ngoài sân để săn sóc.
+ Quyết định cho hoặc không cho phép một cầu thủ mang thêm một loại trang phục hoặc thiết bị nào khác.
+ Quyết định (đây cũng là trách nhiệm của trọng tài) cho hoặc không cho phép bất cứ ai (người của đội bóng, nhân viên sân bãi, nhân viên an ninh, phóng viên ảnh hoặc những nhân viên truyền thông khác…) có mặt ở khu gần sân thi đấu.
Cần lưu ý những quyết định khác của trọng tài phải phù hợp với Luật bóng đá, phù hợp với nhiệm vụ trọng tài của FIFA, Liên đoàn khu vực, Liên đoàn quốc gia, các quy định của Điều lệ giải.
– Quyết định 2:
Trong các giải hoặc các trận đấu quy định có trọng tài thứ tư, thì chức năng và trách nhiệm của trọng tài thứ tư phải tuân theo những chỉ dẫn được IFAB thông qua trong ấn phẩm này.
– Quyết định 3:
Nếu công nghệ đường biên ngang được sử dụng (tùy theo từng Điều lệ giải), các trọng tài có trách nhiệm kiểm tra chức năng của công nghệ trước khi bắt đầu trận đấu. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo sách hướng dẫn quy định về kiểm tra chất lượng công nghệ đường biên ngang. Nếu công nghệ không đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết, trọng tài không được phép sử dụng công nghệ này và phải báo cáo sự việc với ban tổ chức.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Trợ lý trọng tài là gì? Nhiệm vụ của trợ lý trọng tài bóng đá?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!