Nếu phát hiện bạn là F0 Covid-19, bạn cần và không nên làm gì? Những điều F0 cần lưu ý?
Hiện nay có thể thấy tình trạng dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn về mức độ và chủng bệnh mới của covid 19 gây ra. Chúng ta cũng thấy sự ảnh hưởng lớn của nó tới cuộc sống và tới nền kinh tế của đất nước và quan trọng nhất là ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người chúng ta. Vậy nên điều cần thiết để đẩy lùi dịch bệnh đó là chúng ta cần có những kiến thức và hiểu biết về covid 19 để từ đó có thể phòng tránh, bảo vệ mình gia đình và xã hội.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nếu phát hiện bạn là F0 Covid-19 bạn cần và không nên làm gì?
Cách ly tại nhà ngoài lợi ích giảm tải cho cơ sở điều trị, còn giúp giảm nhân lực y tế hậu cần và chi phi phí y tế. Việc đầu tiên, để chấp thuận cho bạn là F1, F0 không triệu chứng được phép cách ly tại nhà, các cơ quan chức năng sẽ rà soát đánh giá các tiêu chí về tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại, nơi ở có phù hợp cách ly tại nhà hay không. Bạn phải cam kết thực hiện các nội quy, đo thân nhiệt và báo cáo trên các ứng dụng sức khỏe điện tử hay trực tuyến hằng ngày theo quy định và thực hiện nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn. Sau đây là 10 việc bạn cần chuẩn bị nếu là F1, F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà.
Thứ nhất, bạn cần tạo một kế hoạch hành động, dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm khi cách ly tại nhà
Chuẩn bị cho giai đoạn cách ly tại nhà có nghĩa là lập kế hoạch hành động cũng như dự trữ nguồn cung cấp trong suốt thời gian cách ly. Bạn nên có danh sách những cán bộ y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, một kế hoạch liên lạc với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Bạn có thể lưu ý nhận thức ăn được giao nếu có nhu cầu. Tìm nguồn cung cấp và dự trữ lương thực thực phẩm, vật liệu làm sạch như khăn lau khử trùng và xà phòng trong khoảng 3 – 4 tuần, và các mặt hàng chủ lực cơ bản của gia đình như giấy vệ sinh, khăn giấy và nhu yếu phẩm tối cần. Nên lưu ý những thực phẩm có thể bảo quản tốt và bổ dưỡng như gạo, các loại mì khô, thực phẩm đóng hộp, trái cây sấy khô và tươi, rau quả tươi và đông lạnh. Bạn cũng nên nhớ chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi trong nhà.
Thứ hai, cần chuẩn bị nguồn nước máy sạch, nước đóng chai và oresol
Nước phải được ưu tiên trong danh sách cần chuẩn bị. Bạn nên uống đủ nước, uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao. Nếu bị sốt, tiêu chảy và nôn sẽ góp phần làm mất nước nhanh hơn, đồng thời có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể qua chất thải.
Giữ đủ nước cho cơ thể giúp niêm mạc mũi của bạn đủ độ ẩm, giảm kích ứng mũi khi thở hay ho, hắt hơi. Giữ độ ẩm đường hô hấp cũng giúp chữa lành các thương tổn do virus xâm nhập gây ra.
Trong hầu hết các trường hợp, nước máy đun sôi hoặc nước đóng chai đều tốt. Nếu dùng nước đóng chai, bạn nên dự phòng ít nhất 15 ngày. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống oresol để bù nước và điện giải, uống nước ép trái cây, nhất là trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, việt quất…; tăng cường canh, súp trong chế độ ăn hàng ngày.
Thứ ba, cần chuẩn bị thuốc giảm đau:
Triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt là thường gặp khi mắc COVID-19. Loại thuốc hữu ích và cơ bản an toàn nhất là acetaminophen với các biệt dược như tylenol, panadol chẳng hạn. Khuyến cáo dùng 500 mg acetaminophen mỗi 4 – 6 giờ là liều lượng an toàn cho hầu hết người lớn, chỉ dùng khi sốt quá 38,5 độ hay đau nhức không chịu đựng được, chườm mát cũng là cách làm hay.
Tốt nhất, trước khi dùng thuốc giảm đau, bạn nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của bạn qua trực tuyến.
Thứ tư, cần chuẩn bị vitamin C và kẽm:
Vitamin C hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Kẽm làm giảm các triệu chứng của coronavirus và có đặc tính tăng miễn dịch cơ thể. Bạn nên dùng 1 – 2g kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng như thuốc giảm đau, bạn nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn bạn qua trực tuyến trước khi dùng vitamin C và kẽm. Ngoài ra, có chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, tăng cường rau tươi và trái cây.
Thứ năm chuẩn bị đủ thuốc điều trị bệnh mạn tính đang mắc nếu có:
Nếu được phép cách ly tại nhà, sau khi đã khai báo đang mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường…, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị hàng ngày. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị đủ thuốc và một số trang thiết bị y tế đơn giản tự làm trong thời gian cách ly và giữ liên lạc với bác sĩ điều trị qua trực tuyến.
Dùng thuốc đều đặn và đúng giờ. Bạn nên có máy tự đo huyết áp, máy tự kiểm tra đường máu mao mạch nhanh tại nhà và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn nếu cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo có đủ cơ số thuốc trong 4 tuần.
Thứ sáu chuẩn bị khẩu trang, nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy máu và dung dịch sát khuẩn
Chuẩn bị nhiệt kế để đo thân nhiệt, nếu được nên dùng nhiệt kế điện tử dễ sử dụng, an toàn và cho kết quả mau. Hàng ngày bạn phải đo và báo cáo qua các ứng dụng và trực tuyến cho bộ phận theo dõi. Đo thân nhiệt 3 lần mỗi ngày.
Nếu có điều kiện, bạn nên có thiết bị đo độ bão hòa oxy máu, giúp thuận tiện và chủ động đo và báo cáo, nhất là khi sức khỏe biến chuyển xấu, đo 3-4 lần mỗi ngày. Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay và các bề mặt trong phòng ở. Luôn có sẵn cơ số khẩu trang để sử dụng theo hướng dẫn.
Tất nhiên, các cơ quan chức năng đã giám định phòng của bạn đạt tiêu chí cách ly tại nhà. Bạn cần có phòng ở thông thoáng. Có thùng chứa chất thải lây nhiễm và xử lý theo đúng hướng dẫn. Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly. Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly.
Hằng ngày, cần duy trì vận động nhẹ nhàng, như đi bộ trong phòng 30 phút mỗi ngày, hoặc tập yoga vừa sức, thiền định. Bạn cũng có thể đi bộ khoảng 8.000 bước mỗi ngày trong phòng là đạt yêu cầu.
Thứ tám, vệ sinh cơ thể và phòng cách ly
Rõ ràng, để được phép cách ly tại nhà, bạn phải có phòng riêng và phòng vệ sinh khép kín. Nên duy trì tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày với các xà phòng sát khuẩn thông thường. Chuẩn bị và sử dụng thiết bị vệ sinh nhà cửa dùng riêng cho phòng cách ly để lau chùi sạch sẽ phòng ốc và các bề mặt đồ đạc.
Thứ chín, tự học cách đếm tần số thở và đếm nhịp mạch. Ghi lại nhật ký sức khỏe hàng ngày
Bạn phải tạo thói quen ghi lại nhật ký diễn biến sức khỏe hàng ngày, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, bạn nên khai báo nhanh qua các ứng dụng hoặc điện thoại trao đổi với người giám sát theo dõi bạn để được chuyển đến cơ sở cấp cứu khi cần.
Các dấu hiệu diễn xấu, gồm: Đau ngực, khó thở; Không thể nói đầy đủ câu, bị nhầm lẫn về thời gian và không gian; Tần số thở hơn 24 lần mỗi phút; Da xanh, môi nhợt nhạt; Không tự đi, không tự cầm nắm, không tự ăn uống được; Lạnh tái đầu ngón tay, ngón chân; Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt; Độ bão hòa oxy trong máu dưới 93%.
Cuối cùng đó là tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn cơ quan chức năng, không được chủ quan trong phòng chống dịch
Đây được xem là sự chuẩn bị mang tính thành bại nhất trước khi bạn bắt đầu thực hiện cách ly tại nhà. Bạn phải nhận thức tính nguy hiểm dễ lây lan với những người xung quanh. Muốn cắt đứt nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bản thân bạn và người nhà phải tuân thủ tuyệt đối những cam kết, đo thân nhiệt và khai báo hàng ngày, thực hiện đúng các hướng dẫn cho đến khi có chứng nhận hết thời gian cách ly.
2. Những điều F0 cần lưu ý:
F0 cần lưu ý:
– Có thể có triệu chứng đau nhức và mệt mỏi vì các biểu hiện này không nguy hại đến sức khoẻ.
– Không vật vã hoảng sợ, phải để dành oxy cho tim gan thận não…
– Không uống thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ uống hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ.
Lưu ý: Cần ăn cháo loãng và ấm, không ăn lạnh, có thể nuốt dễ dàng mà không cần nhai. Không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt cá tôm cua…) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều… Chỉ ăn chút xíu để có vị đưa cháo cho đỡ ngán là chính. Đa số bệnh nhân mất khẩu vị, nên chỉ cần nấu cháo loãng để có thể nuốt dễ dàng không cần mùi vị đặc biệt gì. Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa chén cháo nóng tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra người bệnh ngủ càng nhiều càng tốt. Nếu không ngủ được thì nằm nghỉ.
Người bệnh khi ngủ cần nằm đầu cao 45 độ (lót từ mông trở lên chứ không phải chỉ kê ngay cổ), ở nơi càng thoáng khí càng tốt như gần cửa sổ, lan can. Tư thế thở nằm xấp áp dụng nếu mệt nhiều hơn, khó thở nhiều hơn, hoặc khi ngủ không nằm đầu cao được: nằm nghiêng và úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng (giống ngủ ôm gối ôm).
Hiện nay dịch bệnh COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp vì vậy nếu không may ở Hà Nội mà bạn trở thành F0 thì việc tự theo dõi, chăm sóc theo đúng khuyến cáo của ngành y tế là điều vô cùng cần thiết để chiến thắng với dịch bệnh COVID-19.
Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được các thông tin hữu ích về vấn đề phát hiện bạn là F0 Covid-19, bạn cần và không nên làm gì? là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới con người chúng ta. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Nếu phát hiện bạn là F0 Covid-19, bạn cần và không nên làm gì? mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về covid 19. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.