Thuật ngữ “nghệ thuật” là thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, ta có thể thường thấy thuật ngữ nghệ thuật ở khắp mọi nơi trong văn chương, phim ảnh, cho đến âm nhạc,… Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về thuật ngữ nghệ thuật.
Mục lục bài viết
1. Nghệ thuật là gì?
Dù ở thời đại nào, thì nghệ thuật vẫn luôn là món ăn tinh thần đối với con người. Nghệ thuật là sự kết tinh của tính sáng tạo, sự khéo léo, tinh xảo của con người, nghệ thuật luôn mang đến cho con người cảm giác thư thái, đắm chìm trong thú vui, thỏa mãn tình thân như việc ngắm nhìn các tác phẩm tranh, ảnh nghệ thuật, theo dõi những buổi hòa nhạc nghệ thuật,… có thể nói trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu. Từ đây ta có thể hiểu nghệ thuật theo một cách đầy đủ sau:
Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mỹ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật. Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kỹ xảo cao vượt lên trên mức thông thường. Theo nghĩa này thì đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật hay một nghệ sĩ cụ thể. Để được gọi là nghệ thuật là khi nghề nghiệp đó đạt đến mức hoàn hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt. Theo định nghĩa này thì đòi hỏi một tài năng đặc biệt riêng biệt từng lĩnh vực.
Qua đây ta có thể nhận thấy nghệ thuật bao gồm hai thể loại chính là:
– Loại hình ảnh, tranh ảnh, sáng tác văn học thấm nhuần tư tưởng, chạm đến đáy cảm xúc của con người (Ví dụ: các tác phẩm văn học của những nhà văn nổi tiếng, các bộ phim điện ảnh, một buổi hòa nhạc, hội họa mang đậm tính chất nghệ thuật,…)
– Những kỹ năng của con người trong các lĩnh vực trong cuộc sống mà đã đạt đến mức độ chuyên nghiệp, điêu luyện (Ví dụ: nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật múa rối, nghệ thuật ca hát, nhảy, múa,…)
2. Bản chất nghệ thuật là gì?
Theo chủ nghĩa Mác xem nghệ thuật là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ những mối liên hệ thực tế giữa nghệ thuật với toàn bộ các hiện tượng xã hội để giải thích nghệ thuật: nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc tầng, nảy sinh từ kiến trúc cơ sở hạ tầng, do kiến trúc cơ sở hạ tầng quyết định. Mác – Lê nin xem nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng và lý giải nó trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học nhân loại, Mác -Lê nin đã đem đến cho nhân loại một sự giải thích duy nhất đúng đắn về bản chất của nghệ thuật. Và, cũng chính nhờ quan niệm đúng đắn và khoa học đó, Mác- Lê nin đã có khả năng thâm nhập sâu vào bản chất, quy luật, đặc trưng của nghệ thuật.
Theo góc nhìn hiện nay thì bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo và sáng tạo không ngừng. Nghệ thuật là món ăn tình thần, mang tinh hoa văn hóa văn minh của nhân loại thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa mang tính điển hình và đại diện cho thời đại. Theo thời gian từng thời kỳ, giai đoạn mà nghệ thuật cũng có những sáng tạo mới, thậm chí phát sinh ra những hình thức mới. Trên lý thuyết, sáng tạo nghệ thuật là không có ranh giới, không có điểm dừng…
Bản chất của nghệ thuật không cố định dựa vào tinh thần, sự tiếp nhận, cảm nhận của mỗi người để có thể định ra bản chất riêng cho nghệ thuật. Ví dụ, điều quan trọng là vẽ khung cảnh cuộc sống hiện đại nhưng nhiều người luôn chỉ chăm chú khảo sát những tác động lên vạn vật để phác họa nghệ thuật.
3. Có mấy loại hình nghệ thuật?
Hiện nay loại hình nghệ thuật bao gồm các loại hình sau:
– Hội họa: Một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy hoặc vải để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật, thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ.
– Âm nhạc: một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của người hát hoặc người nghe. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu, nhịp điệu và các khái niệm liên quan của nó: nhịp độ, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Là âm thanh thanh nhạc hoặc công cụ âm thanh (hoặc cả hai) kết hợp theo cách như vậy để tạo ra vẻ đẹp của hình thức, sự hài hòa và biểu hiện cảm xúc
– Điện ảnh: loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật.
– Kiến trúc và trang trí: là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng. Kiến trúc thường liên quan đến một số lĩnh vực ngành nghề khác như: quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án…
– Điêu khắc: loại hình nghệ thuật mang lại nhiều giá trị về cả vật chất và tinh thần. Điển hình có thể thấy các tác phẩm lịch sử như các bức tượng mang giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia, quốc tế.
– Sân khấu: Một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát. Các diễn viên có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ. Các yếu tố của nghệ thuật, chẳng hạn như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải nghiệm. Nơi trình diễn sân khấu cũng được gọi tên là sân khấu.
– Văn chương: có nghĩa là vẻ đẹp, chương có nghĩa là sự sáng tỏ. Ta có thể hiểu văn chương dụng ngôn từ đẹp, ý tứ rõ ràng, minh bạch, tức là người đọc hiểu rõ tác phẩm đó muốn biểu đạt điều gì.
Sự hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật gắn liền với lịch sử đây là một trong những tính chất đa dạng của các hiện tượng thực tại, những phương thức và nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ cao đáp ứng mọi mặt về nhu cầu của con người.
Mỗi một loại hình nghệ thuật sẽ có những quy định và đặc trưng riêng bởi đối tượng miêu tả, nhiệm vụ nghệ thuật, phương thức tái hiện và vật chất để có thể tạo nên hình tượng nghệ thuật.
4. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ thường xuyên được áp dụng trong văn chương đây là loại ngôn ngữ gợi hình mang chức năng truyền đạt thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người.
Ngôn ngữ nghệ thuật hiện nay
Trong văn bản nghệ thuật có 3 loại ngôn ngữ cơ bản như:
– Ngôn ngữ sử dụng sân khấu như kịch, tuồng, chèo, cải lương
– Ngôn ngữ thơ sử dụng trong vè, thơ, cao dao, tục ngữ
– Ngôn ngữ tự sự sử dụng trong truyện, bút ký, tiểu thuyết
5. Phân biệt giữa nghệ thuật và thủ công?
Nhà triết học nổi tiếng người Anh R.G. Collingwood nói rằng người thợ thủ công biết những gì anh ta muốn làm trước khi anh ta thực sự làm nó. Nghệ thuật thể hiện cảm xúc là động lực món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người trong cuộc sống. Trái lại Thủ công không thể hiện cảm xúc mà thủ công thể hiện hành động, cử chỉ của con người trong sản xuất các sản phẩm, tác phẩm có thể bao gồm các sản phẩm, tác phẩm mang tính nghệ thuật. Đây là một trong những khác biệt chính giữa nghệ thuật và thủ công.
Nghề thủ công liên quan một ngành nghề đòi hỏi sử dụng chủ yếu bởi đôi bàn tay của người lao động trong việc tạo ra sản phẩm với mục đích chính hướng đến là việc kiếm tiền; đây như là một động lực của người làm nghề thể công. Khác với thủ công trong nghệ thuật không nhất thiết phải liên quan đến việc kiếm tiền như là một động lực để làm mà nghệ thuật có thể hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu, tâm lý của con người hoặc hướng đến việc được biết rộng rãi về nghệ thuật, uy tín của tác giả. Thủ công theo cách là một phần mở rộng của nghệ thuật. Chuyện ngược lại có thể không đúng.
Bất cứ điều gì được sản xuất bởi một nghệ sĩ có khả năng độc lập. Một nghệ nhân sử dụng kỹ năng của mình để sản xuất thứ mà anh ta muốn sản xuất. Trong quá trình này, anh ta có khả năng sử dụng một hoặc hai mẹo để có được kết quả mong muốn. Các nghệ sĩ không sử dụng các thủ thuật để có được kết quả. Mọi thứ tự nhiên đến với họ. Đây là những khác biệt giữa nghệ thuật và thủ công.