Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển và phấn hóa, mật hoa cũng rất nhiều. Với khí hậu thuận lợi do đó mà việc phát triển về ngành nuôi ong cũng được xem là một ngành nghề đem lại lợi nhuận cao. Chính vì thế mà Nhà nước ta đã thành lập Hội nuôi ong Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hội Nuôi ong Việt Nam là gì?
1.1. Lịch sử hình thành Hội Nuôi ong Việt Nam:
Nuôi ong, chăm sóc và quản lý đàn ong mật. Chúng được nuôi để lấy mật và các sản phẩm khác hoặc các dịch vụ của chúng như những loài thụ phấn cho hoa trái và rau hoặc như một thú vui. Thực tế phổ biến: ong mật được nuôi trong các thành phố và làng mạc lớn, trong các trang trại và rừng, trong rừng và sa mạc, từ Bắc Cực và Nam Cực đến Xích đạo. Ong mật không được thuần hóa. Những người sống trong một khu dân cư do con người tạo ra được gọi là tổ ong hoặc tổ ong không khác gì những người sống trong một đàn trên cây.
Từ xa xưa, người ta biết rằng ong tạo ra mật ong thơm ngon, chúng đốt và tăng số lượng bằng cách bầy đàn. Vào thế kỷ 17, họ đã học được giá trị của khói trong việc kiểm soát chúng và đã phát triển tấm màn che như một biện pháp bảo vệ chống lại vết đốt. Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, những khám phá quan trọng về việc hình thành nghề nuôi ong hiện đại đã được thực hiện.
Cũng chính vì sự quan trọng của đàn ong với thiên nhiêu và những lợi ích mà đàn ong đem lại như mật ong, phần hoa, sáp ong,… Do đó mà Nhà nước ta đã thực hiện việc thành lập và ra quyết định để Hội Nuôi ong Việt Nam được thành lập. Việc ra đời của Hội Nuôi ong Việt Nam đã giúp cho những người hành nghề nuôi ong có thể có thêm động lực để thực hiện việc nuôi ong của mình với việc có thêm những kiến thức mới thông qua hoạt động thảo luận đóng góp ý kiên và trao đổi thông tin.
1.2. Khái niệm Hội Nuôi ong Việt Nam:
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Quyết định 45/2004/QĐ-BNV có quy định về tên của hội như sau: Hội Nuôi ong Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnamese Beekeepers Association – VBA.
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Quyết định 45/2004/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội nuôi Ong Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có quy định về khái niệm Hội nuôi ong Việt Nam. Do đó, Hội nuôi ong Việt Nam được định nghĩa là: “Hội Nuôi ong Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những người nuôi ong và những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kỹ thuật phục vụ cho nghề nuôi ong. Hội Nuôi ong Việt Nam là thành viên Hội Nuôi ong Quốc tế (APIMONDIA), Hội Nuôi ong Châu Á (AAA)”.
Hội Nuôi ong Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hội do Đại hội thông qua được Bộ Nội vụ phê duyệt. Hội là thành viên của Liên hiệp các hội khoa học – kỹ thuật Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước của được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chức năng và mục đích của hội:
Cũng trên cơ sở quy định về Điều lệ của Hội Nuôi ong Việt Nam tại Quyết định 45/2004/QĐ-BNV cũng có quy định về chức năng và mục đích có sự ra đời của Hội Nuôi ong Việt Nam hiện nay. Cũng chính vì vậy mà trọng nội dung bài viết này mà đúng hơn là trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến chức năng và mục đích của Hội Nuôi ong Việt Nam theo như quy định như sau:
Thứ nhất, Hội Nuôi ong Việt Nam ra đời đã với chức năng và mục đích để “tập hợp rộng rãi những người nuôi ong, những người hoạt động ở lĩnh vực kinh tế, khoa học – kỹ thuật có liên quan đến nghề nuôi ong, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện để mọi thành viên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp phát triển ngành ong, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định này thì việc Hội Nuôi ong Việt Nam ra đời đã phần nào đó thu hút được sự quan tâm của những người nuôi ong đến với hội để có thể phát triển thêm những kỹ năng nuôi ong của mình. Đồng thời thì có thể trao đổi và tiếp thu thông tin đối với việc mà Hội Nuôi ong Việt Nam đã tạo điều kiên đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện để mọi thành viên nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của mình trong quá trình hoạt động
Thứ hai, bên cạnh việc năng cao kiến thức về hoạt động nuôi ong của hồi viên hoạt động trong nghề nuôi ong thì theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì Hội Nuôi ong Việt Nam cobf là: ” Đại diện cho hội viên trong quan hệ công tác, giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nhằm phát triển Hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên. Là tổ chức đại diện hợp pháp quan hệ với Hội Nuôi ong Quốc tế (APIMONDIA), Hội Nuôi ong Châu Á (AAA) và các Hội chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật”.
Việc đưa những sản phẩm từ hoạt động chăn nuôi ong ra thị trường quốc tế một phần là để giúp quảng bá thương hiệu và chất lượng mật ong của Việt Nam ra quốc tế. Đồng thời từ đó nhằm nâng cao được việc sản xuất kinh doanh đảm bảo được số lượng và nâng cao chất lượng để có thể thực hiện việc suất khẩu ra thị trường nước ngoài. Một phần cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Hội viên trong Hội Nuôi ong Việt Nam nói riêng và nền kinh tế của quốc gia nói chung.
Thứ ba, Hội Nuôi ong Việt Nam thực hiện chức năng của mình thông qua việc phát triển màng lưới tổ chức cơ sở. Đồng thời thì cũng không quên đi nhiệm vụ của mình là nâng cáo trình độ và những kiến thức mới cho hội viên và cơ sở vật chất – kỹ thuật của Hội. Không những thế mà Hội Nuôi ong Việt Nam còn phải đảm bảo tính thống nhất và uy tín của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Thứ tư, theo như quy định tại Khoản 4 Điều này thì Hội Nuôi ong Việt Nam thay cho những hội viên và những người nuôi ong Việt Nam để thực hiện quyền đó chính là “Đại diện cho hội viên tham gia tư vấn và phản biện với các cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách, dự án phát triển và các quy trình, tiêu chuẩn định mức kinh tế-kỹ thuật của ngành ong”.
Thứ năm., theo như quy định tại khoản 5 Điều này cũng có quy định về mục đích khi quyết định thành lập và hoạt động của Hội Nuôi ong Việt Nam đó chính là: “Đào tạo, thông tin phổ biến rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ và kinh nghiệm trong sản xuất chế biến, bảo quản, tiêu thụ cho các hội viên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành để không ngừng tăng hiệu quả, uy tín của nghề nuôi ong”.
Việc đào tạo những kinh nghiệm cho hội viên trong hoạt động sản xuất chế biến, bảo quản, tiêu thụ cho các hội viên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành. Việc làm này của Hội Nuôi ong Việt Nam nhằm mục đích không ngừng nâng cáo chất lượng hiệu quả và xây dựng thương hiệu uy tín để người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm mà Hội Nuôi ong Việt Nam đã tạo ra.
Thứ sau, trên cơ sở quy định tại khoản 6 và khoản 7 tại Điều này thì Hội Nuôi ong Việt Nam đã thực hiện chức năng và mục đích của Hội Nuôi ong Việt Nam như sau: “Tiến hành các hoạt động kinh tế theo qui định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu cho quĩ hội như: Tổ chức xây dựng và quản lý các Trung tâm đào tạo – dạy nghề, dịch vụ, tư vấn kinh tế kỹ thuật, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan học tập trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, thương mại của nghề ong.
Xuất bản tập san, tạp chí, thông tin chuyên ngành, các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn kinh tế kỹ thuật ngành ong”.
Việc tạo ra những hội nghị, hội thảo, tham quan học tập trong nước và quốc tế hay là việc xuất bản tập san, tạp chí, thông tin chuyên ngành, các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn cũng đã phần nào cung cấp nguồn thông tin chính thống và rất bổ ích cho những cá nhân là người hàng nghề nuôi ong theo như quy định. Từ đó mà nâng cao được chất lượng, sản lượng và giá thành của các sản phẩn từ ong. Và ngày một tiến gần hơn đến việc xuất khẩu mật ong với sản lượng lớn ra nước ngoài.