Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã thành lập nên Hội Công nghệ Khoan – Khai thác, mà ở Việt Nam thì hội này có tên gọi đầy đủ đó chính là Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam. Vậy, Hội Công nghệ Khoan - Khai thác Việt Nam là gì? Những nhiệm vụ chính của hội?
Mục lục bài viết
1. Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam là gì?
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV có quy định về tên của hội như sau: Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam trong tiếng Anh là The Drilling and Production Technology Vietnam; viết tắt là VADPT.
Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Quyết định 88/2005/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành có quy định về khái niệm Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam. Do đó, Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam được định nghĩa là: “Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, được thành lập với mục đích tập hợp đoàn kết những cá nhân và tổ chức đã và đang công tác khoa học, kĩ thuật, đào tạo, kinh doanh trong các lĩnh vực khoan thăm dò địa chất, khoan – khai thác dầu khí, khoan khảo sát địa chất thủy văn – địa chất công trình; địa công nghệ; địa kĩ thuật và xử lí nền móng các công trình xây dựng, cầu đường”.
Tiền thân của Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam là Hội Kĩ thuật Địa chất được thành lập vào ngày 02/02/1983 và là tổ chức trực thuộc Hội Khoa học Kĩ thuật ngành Địa chất (Hội Địa chất Việt Nam).
Trong gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Công nghệ Khoan – Khai thác đã được tặng thưởng:
– Huân chương Lao động hạng Ba (2010)
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008, 2018)
– Bằng khen của Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (2017)
– Bằng khen của Đoàn chủ tịch Tổng Hội Địa chất Việt Nam.
Cũng theo như quy định tại Điều 2 Quyết định này thì các nhà làm luật cũng đưa ra mục đích hoạt động của Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam. Do đó, Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam hoạt động với mục đích đó chính là: “Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người đã, đang hoạt động trong ngành khoan khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản rắn và dầu khí, nước ngầm nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”
Từ quy định về mục đích hoạt động của Hiệp hội được quy định như vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản rắn và dầu khí, nước ngầm là vô cũng cần thiết và đạt được những hiệu quả cao. Không những thế mà khi Hội thành lập và đi vào hoạt động sẽ giúp ích rất nhiều có ngành công nghê kai thác khoáng sản của Việt Nam ta. Giúp cho việc khai thác mà các nguồn tài nguyên không bị khai thác ở mức kiệt quệ mà vẫn có thể phục hồi lại dần dần qua thời gian. Tránh để quốc gia trở nên cạn kiệt tài nguyên khoán sản sẽ làm mất đi một phần nào đó trong tỉ trọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đang phát triển hiện nay.
2. Những nhiệm vụ chính của hội:
Như đã nhắc đến ở trên thì Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong việc khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản rắn và dầu khí, nước ngầm. Việc này nhằm mục đích góp phần vào việc các thành viên trong hội có thể giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam cũng được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi tham gia hoạt động của Hiệp hội này. Do vậy, trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam. Theo như quy định tại Điều 4 Quyết định 88/2005/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành như sau:
– Thứ nhất, Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam có nhiệm vụ “động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu, tổng kết, phổ biến, chuyển giao và áp dụng các thành tựu mới về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực khoan – khai thác nhằm đáp ứng các nhu cầu và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước” việc này được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này. Đây được xem là mộ trong những nhiệm vụ chính của hội khi được quyết định thành lập và đưa hội và hoạt động phát triển.
Đồng thời thì đối với lĩnh vực khoan – khai thác là một trong những lĩnh vực góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước rát lớn của nước ta, Do đó, khi có những công nghệ, khoa học kỹ thuật mới giúp giản thiểu được các chi phí liên quan đến quá trình tham dò, khai thác và vẩn chuyển thì phần nào đó đã tiết kiệm một phần cho ngân sách nhà nước.
– Thứ hai, Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam có nhiệm vụ phải “khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài và chuyên gia lành nghề cho đất nước” và được quy định tại khoản 2 Điều này. Để Hội này ngày càng trở nên phát triển hơn trước thì việc xây dựng bắt đầu từ nền móng vức chắc là một trong những yếu tố rất cần thiết và không thể thiếu được của hội.
– Thứ ba, Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam có nhiệm vụ, “Thông tin, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ khoan – khai thác khoáng sản rắn, dầu khí, nước ngầm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường”. Trong quá trình làm việc của hội viên thì cần phải chú ý đến việc cập nhật những kiến thức về khoa học công nghệ khoan – khai thác khoáng sản rắn, dầu khí, nước ngầm từ những phổ biến kiến thức ở cấp trên theo như quy định tại khoản 3 Điều này là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh việc cập nhận kiến thức thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình cũng không được quên đi vấn đề bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường theo như quy định của pháp luật hiện hành
Thứ tư, theo như quy định tại khoản 4 Điều này thì Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam có nghĩa vụ phải nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới về khoan và khai thác vào thăm dò tài nguyên khoáng sản và các lĩnh vực công nghiệp khác. Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn nhà nước về lĩnh vực khoan – khai thác.
Thứ năm, trên cơ sở quy định tại khoản 5 thì Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam còn được pháp luật hiện hành quy định về các nhiệm vụ như: “tư vấn, giám định và phản biện với Nhà nước, các Bộ ngành về chiến lược phát triển công nghệ, kỹ thuật, phương án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường, về các chính sách, chế độ và các biện pháp cụ thể thúc đẩy sự phát triển của ngành khi được yêu cầu”. Quy định này nhằm mục đích thúc đẩy việc các hội viên tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng và hoàn thiện thông tin, kiến thức liên quan đến hoạt động xây dựng và phát triển ngành cồng nghiệp khoan – khai thác khoáng sản rắn, dầu khí, nước ngầm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh những nhiệm vụ vừa được tác giả nêu ra ở trên thì Hội Công nghệ Khoan – Khai thác Việt Nam còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác mà pháp luật Việt Nam quy định để nha,nhằm đảm bảo việc khoan – khai thác khoáng sản rắn, dầu khí, nước ngầm và bảo vệ mội trường một cách tốt nhất.
3. Tổ chức Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam:
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam được hoạt động và tổ chức theo nguyên tắc tự trang trải, tự nguyện, tự quản về tài chính và bình đẳng với mọi hội viên.
Các cơ quan chấp hành hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.
Tổ chức của Hiệp hội gồm:
– Hiệp hội
– Các Chi hội trực thuộc
– Một số đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo trực thuộc.