Hiện nay, những người có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp Việt Nam có số lượng rất lớn. Để khuyến khích và hỗ trợ tốt nhất cho các chủ thể này thì Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã ra đời và hoạt động trong lĩnh vực dành cho những chủ thể khi tham gia tiền khởi nghiệp, kinh doanh hộ gia đình, khởi nghiệp truyền thống,,...
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia:
1.1. Khái niệm Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia:
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có tên gọi tắt là Vinen.
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) được hiểu là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của những công dân có khát vọng khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp là người Việt Nam. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia không phân biệt thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động, dân tộc và tôn giáo.
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia ra đời và tập hợp, đoàn kết và hỗ trợ cùng nhau, phấn đấu vì sự phát triển và thành đạt của mỗi hội viên, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với mục tiêu đó chính là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hiệp hội.
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội, các đơn vị nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước theo nguyên tắc bình đẳng cùng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết.
1.2. Tầm nhìn của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia:
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ trở thành sân chơi lớn nhất của tất cả những người có khát vọng khởi nghiệp và doanh nhân khởi nghiệp ở Việt Nam. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có đóng góp to lớn cho mục tiêu đạt được 1 triệu doanh nghiệp mới được thành lập đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
1.3. Sứ mệnh của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia:
Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia với sứ mệnh phát huy tinh thần khởi nghiệp, phát triển thêm nhiều doanh nhân khởi nghiệp, Doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển bền vững:
– Với chức năng của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đó chính là giúp các hội viên đạt được khát vọng của mình là trở thành những doanh nhân thành đạt thông qua các chương trình học tập, tư vấn, xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ chặt chẽ khoa học trong tổ chức.
Khả thi về ứng dụng và chuyên nghiệp trong cách tổ chức hoạt động, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia giúp các hội viên gia tăng khả năng tạo dựng và phát triển các mối quan hệ kinh doanh dài lâu, bền chặt với đúng đối tượng khách hàng và đối tác.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đại diện cho lực lượng doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức trong nước và quốc tế theo qui định của Điều lệ Hội và pháp luật, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Hội viên Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia.
2. Nhiệm vụ của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia:
Nhiệm vụ của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia cụ thể như sau:
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ phát triển hội viên:
+ Phát triển, tập hợp, đoàn kết hội viên của Hiệp hội.
+ Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội.
+ Tổ chức, kết nối, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích của hội viên, lợi ích chung của Hiệp hội, của đất nước; Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hoạt động sáng tạo:
+ Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Tham gia thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
+ Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy các chương trình R&D trong các doanh nghiệp, trường đại học và Chính phủ.
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh mới, phát triển sản phẩm và giải pháp tiên tiến.
+ Phát triển và triển khai nền tảng chuyển đổi số, các giải pháp và ứng dụng để phục vụ vận hành Hiệp hội và hỗ trợ hoạt động của hội viên và cung cấp cho cộng đồng.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ Đào tạo về khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp:
+ Tổ chức các khóa học tập huấn, phổ biến những kiến thức, chính sách của nhà nước về doanh nghiệp.
+ Xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện kỹ năng khởi nghiệp, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho hội viên và cộng đồng.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ Nghiên cứu, tư vấn, phản biện:
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, lập và triển khai các chương trình, dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp theo nhu cầu.
+ Tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo quy định của pháp luật; Làm cầu nối và đại diện cho hội viên để tham gia, kiến nghị, phản ánh với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển; Tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ Phát triển nguồn lực tài chính và kết nối đầu tư:
+ Lập quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, các nguồn thu khác như các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để trang trải kinh phí hoạt động của Hiệp hội.
+ Hỗ trợ hội viên tiếp cận thị trường vốn từ các nhà đầu tư, tổ chức, quỹ hỗ trợ, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, Tổ chức Quốc tế; Phát triển quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và triển khai hoạt động gây quỹ khác theo quy định và pháp luật.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ Kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại:
+ Phát triển thị trường, kết nối cung cầu thương mại, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ; tư vấn ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao trí thức, các kết quả nghiên cứu khoa học thiết thực để phục vụ kinh doanh, khởi nghiệp, sáng lập doanh nghiệp thành công.
+ Tổ chức kết nối giao thương và hỗ trợ hội viên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ tổ chức đối thoại, truyền thông và sự kiện
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, kết nối kinh doanh, đối thoại chính sách, diễn đàn khởi nghiệp;
+ Phát triển các kênh truyền thông phù hợp để cung cấp, cập nhật và chia sẻ thông tin cho hội viên;
+ Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật.
+ Thông báo kịp thời về chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các Tổ chức quốc tế liên quan.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ phát triển đối tác:
+ Thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực, tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp công tác trong các lĩnh vực hoạt động hợp pháp của Hiệp hội.
+ Gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng; ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ phát triển tổ chức:
Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức khác trực thuộc Hiệp Hội theo quy định của Pháp luật; báo cáo định kỳ kết quả hoạt động theo quy định với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
– Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có nhiệm vụ công tác quản trị nội bộ:
+ Xây dựng và ban hành quy tắc ứng xử trong hoạt động của Hiệp hội và các nội quy, quy chế theo quy định.
+ Khen thưởng, kỷ luật, hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu nhân sự, hội viên, hội, chi hội, câu lạc bộ, cộng đồng, chi nhánh, văn phòng đại diện, mạng lưới đối tác, mạng lưới chuyên gia, mạng lưới khởi nghiệp dòng tộc, mạng lưới vườn ươm và tổ chức tăng tốc khởi nghiệp và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội.
+ Lập và lưu trữ sổ sách, thỏa thuận, văn thư, chứng từ về tài sản, tài chính của Hiệp hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo Hiệp hội.
+ Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
+ Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật. Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế.