Để đảm bảo tính chất phản ánh đúng giá các giao dịch hay thực hiện hoạt động tài chính. Cần thiết có sự hoạt động và tiến hành của cục quản lý giá. Vậy, Cục Quản lý giá là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cục Quản lý giá là gì?
Cục Quản lý giá trong tiếng Anh được gọi là: Department of Price Management.
Cục Quản lý giá là đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Trong hoạt động thực hiện công việc và nhiệm vụ tài chính. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá. Và thẩm định giá trong phạm vi cả nước theo qui định của pháp luật. Chức năng quản lý nhà nước đặt trên quyền và nghĩa vụ của tổ chức. Trong nhiệm vụ của cục, chức năng đảm bảo của một cơ quan nhà nước. Tiến hành các công việc theo sự phân công và phối hợp với các cơ quan khác. Cuối cùng là thực hiện quản lý giá mang đến các ổn định và phản ánh chính xác hoạt động tài chính.
Với tính chất trao đổi hay đầu tư của các hoạt động đa dạng trên thực tế. Các giá trị phản ánh cần thiết bảo đảm lợi ích của các bên. Cũng như tạo sự quyền lực và phản ánh từ phân tích, đánh giá của cơ quan nhà nước. Thẩm định giá mang đến các giá trị phản ánh với căn cứ xem xét trên các dữ liệu thực tế. Tính chính xác và hiệu lực pháp luật. Khi cơ quan thực hiện hoạt động thẩm định là đơn vị thực hiện chức năng và nhiệm vụ thẩm định của bộ tài chính.
Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các công việc trong quản lý tài chính hay thẩm định là công việc của các cơ quan chuyên môn. Tính chất phản ánh khả năng hay trình độ phải được đảm bảo. Nó phản ánh tính chính xác và thừa nhận đối với giá trị phản ánh. Hoạt động quản lý cũng mang đến các ý nghĩa và hiệu quả nhất định.
Cục Quản lý giá là đơn vị có tư cách pháp nhân. Có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo qui định của pháp luật. Các hoạt động tiến hành trong phạm vi quyền hạn cần đến các khoản chi tiêu hợp lý. Với các kế hoạch chi tiêu được phản ánh. Cục sẽ nhận được các khoản ngân sách tương ứng cho nhu cầu hoạt động. Mang đến tính chất đảm bảo. Giúp cho các công việc được tiến hành mang đến năng suất và hiệu quả.
2. Nhiệm vụ, Chức năng:
– Về bình ổn giá:
Bình ổn giá là nhiệm vụ phải được thực hiện từ phía cơ quan nhà nước. Giúp cho các giá cả phản ánh trên thị trường ít tạo ra biến động. Với các biến động có thể xảy ra cũng đến từ các tác động hay nguyên nhân đặc biệt của thị trường. Thông thường, giá cả sẽ được đảm bảo duy trì nhằm mang đến đảm bảo nhu cầu ổn định của người dân. Về phía cơ quan nhà nước, các hoạt động mang đến tính chất đảm bảo chung hướng đến đưa ra các quy định cụ thể. Quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Chủ trương và các biện pháp, hướng dẫn điều kiện thực hiện và tổ chức thực hiện.
Đưa ra biện pháp điều hành giá cụ thể đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu phù hợp trong từng thời kỳ. Khi nhu cầu phản ánh của người dân trên hàng hóa có tính tập chung. Cũng như các giá trị tham gia vào sản xuất không tạo nhiều biến động. Bình ổn giá đưa ra giúp đảm bảo tính chất bền vững và ổn định trong nhu cầu và kinh tế.
– Về định giá.
Quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Bên cạnh các hàng hóa không thiết yếu có thể phản ánh giá theo thị trường. Việc quy định đặc biệt hướng đến các đối tượng sản phẩm cụ thể nhằm bảo đảm cho các nhu cầu cơ bản của người dân. Có thể là các đảm bảo trong nhu cầu thiết yếu sinh hoạt được duy trì. Hay như các sản phẩm, dịch vụ cung cấp phương tiện, công cụ chữa bệnh,…
Quy định giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá theo quy định của pháp luật. Mang đến sự quy định cũng như phối hợp thực hiện trên thực tế. Đảm bảo trong tính toán, các khả năng giá vẫn mang đến lợi nhuận trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Cũng như thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành các hoạt động áp dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ trong hoạt động. Tìm ra các phương pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí và hiệu quả sản xuất được cải thiện.
Tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật.
– Các tiêu chuẩn trong thẩm định giá.
Ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Quy định về kiểm tra, giám sát, đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp thẩm định giá. Quy định điều kiện dự thi, tổ chức thi và điều kiện để cấp Thẻ thẩm định viên về giá. Tất cả các tiêu chuẩn phải được xây dựng và thiết kế phù hợp. Bên cạnh việc tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đảm bảo các lợi ích cũng như quyền lợi pháp luật xây dựng trên các đối tượng.
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá.
Quy định mẫu, cấp và và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đình chỉ việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề thẩm định giá. Thực hiện đối với các hoạt động hay tiến hành không phù hợp với quy định pháp luật.
– Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về giá.
Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm. Với các tiến độ nhằm đảm bảo tính chất hoạt động. Đưa đến hiệu quả của các giá phản ánh trên thị trường. Kịp thời điều chỉnh mang đến tính hợp lý và phù hợp trên thị trường.
Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý giá hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính; Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao. Kiểm tra việc thực hiện các quyết định giá của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác.
Xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về giá và thẩm định giá; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý. Trong nhiệm vụ thực hiện, bảo đảm các nghĩa vụ phải được thực hiện nghiêm chỉnh và tính răn đe theo quy định của pháp luật.
– Chức năng trong phổ biến thông tin thẩm định.
Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định Luật giá. Tổ chức cung cấp thông tin, tư vấn về giá và thẩm định giá cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Thực hiện phổ biến các nội dung quy định pháp luật. Nhằm giúp người có nhu cầu đảm bảo thông tin và thực hiện tốt nhu cầu.
Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết về giá. Thẩm định giá phục vụ cho nhiệm vụ của Cục. Ban hành các thông báo giá, các văn bản hướng dẫn. Giải thích chính sách chế độ về quản lý giá. Giúp các quy định hay chính sách được phản ánh và thể hiện rõ ràng. Thẩm định giá theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Cơ cấu tổ chức:
Trong hoạt động của tổ chức có sự tham gia chỉ đạo của Cục trưởng và các Phó cục trưởng. Thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành chung trong cục. Ngoài ra là sự phân chia các phòng ban phù hợp. Thể hiện sự phân chia theo các nội dung công việc khác nhau. Đảm bảo các yếu tố chuyên môn được phản ánh hiệu quả nhất trong các bộ phận hoạt động. Các bộ máy giúp việc được thành lập bên cạnh đơn vị sự nghiệp.
– Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý giá:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Chính sách Tổng hợp;
+ Phòng Quản lý thẩm định giá;
+ Phòng Giá hàng Công nghiệp tiêu dùng;
+ Phòng Giá hàng Nông lâm, thủy sản;
+ Phòng Giá hàng Tư liệu sản xuất.
Có thể thấy các phân chia bộ máy thành phòng ban khác nhau mang đến các phân chia theo lĩnh vực và ngành. Qua đó thể hiện sự quản lý giá một cách toàn diện trên mọi mặt có sự quản lý tài chính. Tất cả có sự phối hợp thống nhất phản ánh tính chất hiệu quả và chất lượng chung trong chức năng và nhiệm vụ của cục.
– Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá.
Nhiệm vụ của Văn phòng, các Phòng do Cục trưởng Cục Quản lý giá qui định. Biên chế của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.