Hoạt động doanh nghiệp luôn diễn biến phức tạp. Trong đó các nội dung liên quan đến quản lý tài chính sao cho hiệu quả. Và trong hoạt động cũng như chức năng của mình. Nhà nước trao các quyền hạn nhất định nhằm đại diện nhà nước trong quản lý.
Mục lục bài viết
1. Cục Tài chính doanh nghiệp là gì?
Cục Tài chính doanh nghiệp là cơ quan của nhà nước, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện hai chức năng cơ bản trong hoạt động quản lý. Trong đó, khi nhà nước tham gia vào các hoạt động đầu tư doanh nghiệp. Cục tài chính doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công, phân cấp và uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài ra với vai trò là cơ quan đại diện quản lý, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
Cục tài chính doanh nghiệp ra đời với các đòi hỏi cần thiết trong yêu cầu quản lý nhà nước. Đặc biệt khi ở nước ta, các doanh nghiệp hoạt động với quy mô và tính chất khác nhau. Việc tiến hành các hoạt động chung cần có sự giám sát, chỉ đạo hay phối hợp, mang đến hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp mang đến nhiều giá trị trong phát triển nền kinh tế đất nước. Trong khi bất cứ lĩnh vực hoạt động hay tính chất nghề nghiệp gì cũng đều cần quản lý hiệu quả nguồn tài chính. Với tính chất đai diện cho quyền lực nhà nước, các hoạt động được tiến hành phải đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các nhiệm vụ cơ bản được xác định trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Ở đó với các vai trò nắm giữ khác nhau theo phân công của các cơ quan quyền lực cao hơn, hoạt động của cục được tiến hành tương ứng. Trong đó thể hiện hai hoạt động tiến hành chính. Đó là đại diện quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Ở đó các công việc cụ thể được phản ánh. Ngoài ra là nắm giữ vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý lĩnh vực cụ thể.
Cục Tài chính doanh nghiệp là tổ chức có tính chất hoạt động và nhiệm vụ độc lập. Có con dấu riêng. Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong tổ chức và hoạt động cũng thực hiện theo các phạm vi quyền hạn được phân công. Trong đó chịu sự giám sát của các cơ quan cấp trên. Đồng thời cũng có sự phối hợp nhằm mang đến tính đồng bộ và hiệu quả trong hoạt động thực hiện. Trong các hoạt động được tiến hành có tính chất duy trì nội bộ. Và quan trọng là thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được trao trong vai trò với nhà nước.
2. Chức năng:
Các chức năng phản ánh rõ hơn với hai nội dung công việc được thực hiện trong hoạt động của cục.
2.1. Về quản lý nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp:
Trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp, phải dựa trên các quy định pháp luật. Do đó cần thiết phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng trong điều chỉnh. Với cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền phê duyệt là Bộ trưởng Bộ tài chính. Tất cả các tồn tại hay quyền và nghĩa vụ thực hiện trong các doanh nghiệp đều phải được quy định cụ thể. Mang đến các đòi hỏi trong áp dụng quy định vào quản lý hiệu quả. Quản lý, giám sát hay những động thái tác động vào tài chính doanh nghiệp.
Trước tiên, với các quy phạm pháp luật được phản ánh. Cục có trách nhiệm trong thực hiện các cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp. Với vai trò của một cơ quan quản lý và nắm bắt tốt các yếu tố trong lĩnh vực. Cục tham gia vào đóng góp, xây dựng cơ chế, chính sách hay các văn bản quy phạm pháp luật. Các giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động trong doanh nghiệp được hoạt động hiệu quả, đưa đến các quyền lợi được pháp luật cho phép. Cũng như tránh các sai sót hay vi phạm pháp luật diễn ra trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động được tiến hành luôn được bảo đảm trên cơ sở áp dụng pháp luật và đặt dưới sự phân công của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Thực hiện các chế độ tài chính mang đến ổn định cho lĩnh vực quản lý. Ngoài ra cũng nhằm tìm ra các lợi thế hay cơ chế hỗ trợ nhất định cho hoạt động của các doanh nghiệp. Như chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; chế độ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động hay quản lý nhà nước đều nhằm bảo đảm cho các hoạt động được tiến hành bảo đảm và thuận lợi trên thực tế.
Ngoài ra là bảo đảm các lợi ích cho các đối tượng thông qua xác định nghĩa vụ, quyền hạn tương ứng. Dó đó, việc quan tâm và đánh giá tình hình tài chính các doanh nghiệp cần được thực hiện. Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của doanh nghiệp.
2.2. Về thực hiện một số nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Nhà nước cũng có các hoạt động đầu tư nhất định và thể hiện các giá trị phần vốn tham gia trong doanh nghiệp. Trước kia, các doanh nghiệp thường được nhà nước sở hữu phần lớn vốn. Tuy nhiên hiện nay, nhà nước tạo các điều kiện để các doanh nhân có thể nắm giữ các phần vốn chủ đạo. Từ đó khai thác các tiềm năng và sự chủ động tạo ra giá trị của các thành phần kinh tế tư nhân. Khi nhà nước thực hiện các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp, các giai đoạn tiến hành đều được thực hiện bởi cục tài chính doanh nghiệp.
Trong đó từ bước đầu tiên trong xác định nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhà nước hay đầu tư vốn vào các doanh nghiệp đang hoạt động. Xác định các kinh phí thực hiện cho đầu tư. Bao gồm: Cấp kinh phí sự nghiệp nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Kinh phí đối với một số sản phẩm dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh. Các giá trị tài chính phản ánh phải được tính toán và xác định phù hợp. Dựa trên các nhu cầu đầu tư hay ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Các quyết định đầu tư và sử dụng tài chính cần thực hiện đúng thẩm quyền được trao.
Thứ hai là tiến hành các hoạt động giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đó theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các giám sát nhằm mang đến các quy định pháp luật. Xem xét các tính chất tuân thủ và hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi các tính chất sử dụng được tiến hành trong nhiều hoạt động và đa dạng. Và với vai trò của người quản lý, cục được tiến hành trong tham gia xây dựng các chính sách phù hợp trong hoạt động doanh nghiệp. Tham gia xây dựng chính sách tiền lương. Xây dựng đơn giá sản phẩm đối với những loại sản phẩm, hàng hoá do Nhà nước định giá.
Thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thực hiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các quyền và nghĩa vụ này được thể hiện trong các quy định pháp luật.
Tất cả các hoạt động tiến hành trong giám sát, quản lý hay điều hành đều hướng đến tính chất chung trong đảm bảo các hoạt động tài chính của nhà nước. Khi tham gia vào đầu tư trong doanh nghiệp, thường có tính chất phản ánh tầm quan trọng của ngành nghề hay lĩnh vực cần đầu tư. Nó mang lại những hiệu quả hay lợi nhuận tìm kiếm không phản ánh bằng tiền. Mà có thể là các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng cho mục tiêu ổn định, duy trì tài chính quốc gia.
3. Cơ cấu tổ chức:
Với Cục tài chính doanh nghiệp, Cục trưởng và các Phó cục trưởng là những người quản lý chính. Có nhiệm vụ trong điều hành, quản lý. Cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp gồm:
Các phòng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Với các lĩnh vực được thể hiện giúp cho việc quản lý đúng chuyên môn và mang đến các hiệu quả phản ánh.
– Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Công nghiệp (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ I)
– Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Giao thông – Xây dựng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ II).
– Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Nông nghiệp – Thuỷ lợi (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ III).
– Phòng Tài chính doanh nghiệp lĩnh vực Dịch vụ (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ IV).
– Phòng Tổng hợp
– Phòng Hành chính.
Đơn vị sự nghiệp của cục là Tạp chí Tài chính doanh nghiệp
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng và các đơn vị sự nghiệp do Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp quy định.