Cục Kế hoạch – Tài chính đảm bảo hiệu quả tài chính trong hoạt động của Bộ tài chính và các đơn vị thuộc bộ tài chính. Các kế hoạch được lập ra và là căn cứ cho bộ tài chính đưa ra các quyết định liên quan. Vậy, Cục Kế hoạch – Tài chính là gì? Chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cục Kế hoạch – Tài chính là gì?
Cục Kế hoạch – Tài chính trong tiếng Anh gọi là: Department of Financial Planning.
Cục Kế hoạch – Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Với ý nghĩa xây dựng các kế hoạch trong mọi nội dung phản ánh tài chính liên quan đến hoạt động của Bộ. Với các công việc thực hiện hướng đến đối tượng là các đơn vị khác thuộc Bộ tài chính. Có chức năng hướng đến hoạt động quản lý hay đề xuất quản lý cơ quan Bộ tài chính hoặc các đơn vị của bộ tài chính. Cụ thể là tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lí thống nhất, toàn diện công tác tài chính, tài sản, đầu tư phát triển, xây dựng và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các đơn vị của Bộ Tài chính. Thực hiện công tác tài vụ, quản trị, an toàn và an ninh cơ quan Bộ Tài chính.
Trong cơ quan bộ tài chính, các nhu cầu công việc khác nhau cần thiết tổ chức các đơn vị nhỏ hơn. Trong đó các hoạt động đa dạng nhưng đều hướng đến tính chất phản ánh tài chính. Các đơn vị của Bộ tài chính có hoạt động thực hiện và sử dụng tài chính tương đối độc lập. Do đó, cần thiết có một cơ quan đề xuất các công tác trong quản lý hay kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Các hoạt động được tiến hành nhằm thống nhất thực hiện trong các đơn vị thuộc bộ. Ngoài ra mang đến sự hiệu quả khi trực tiếp thực hiện nhằm bảo đảm an ninh cho Bộ tài chính.
Cục Kế hoạch – Tài chính có các hoạt động và quyền hạn độc lập.
Trong đó các quyền hay nghĩa vụ được quy định cụ thể. Các nội dung công việc được tiến hành đặt dưới sự kiểm soát và phân công phối hợp với các đơn vị khác. Có tư cách pháp nhân, con dấu riêng. Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo qui định của pháp luật.
Cục Kế hoạch – Tài chính làm việc theo tổ chức Phòng (Ban) kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các nội dung công việc trong quản lý, giám sát hay tham mưu đều cần các tính chất nhất định trong tiêu chuẩn nghề nghiệp. Các nhân viên là người có năng lực, trình độ và đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển chọn nhất định. Các chức danh và lĩnh vực hoạt động được tiến hành theo qui định hiện hành của pháp luật và của Bộ Tài chính.
Biên chế của Cục Kế hoạch – Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Với tính chất là tổ chức được thực hiện các chức năng do bộ tài chính yêu cầu. Các trình độ và năng lực từ chuyên viên phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc.
2. Chức năng:
– Đầu tiên, phải kể đến các vai trò trong tham mưu, quản lý đối với các công tác liên quan của các đơn vị thuộc bộ tài chính.
Trong đó phải đảm bảo tính chất phù hợp, linh hoạt trên cơ sở quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ. Việc quản lý chung nhằm xác định tính thống nhất khi cùng một cơ quan tiến hành các công tác chuyên môn. Đảm bảo cho các nguồn lực tài chính xác định đúng mục đích.
Trong hoạt đông của cục, vai trò về Kế hoạch phải được xác định. Thể hiện ở các kế hoạch được xây dựng và gửi đến bộ tài chính phê duyệt về các hướng sử dụng hay tìm kiếm nguồn tài chính. Kế hoạch được xây dựng hàng năm, trung hạn, dài hạn. Mang đến các hình dung về quản lý tài chính, tài sản, đầu tư phát triển. Xây dựng và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính và của các đơn vị thuộc Bộ.
Các kế hoạch cũng được phản ánh trên các dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính. Phương án phân bổ hàng năm cho các đơn vị thuộc Bộ. Các tính chất tính toán và phản ánh hoạt động, nhu cầu cơ bản trong tài chính phải được xác định trên căn cứ hàng năm. Từ đó giúp các hoạt động dự toán hay phân bổ được hiệu quả và ổn định.
Tất cả các công tác khác trong thực hiện nhu cầu đầu tư hay mua bán trong hoạt động của bộ. Bao gồm lập các danh mục đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tài sản. Các trang thiết bị hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ. Các tính toán này phản ánh những nhu cầu và thực tế đổi mới hàng năm. Kèm theo kế hoạch sử dụng các nguồn tài chính tập trung hàng năm của Bộ Tài chính. Cục kế hoạch – tài chính là cơ quan tham mưu và mang đến các kế hoạch thực hiện trong Bộ và đơn vị thuộc bộ.
– Quản lý tài chính đối với toàn bộ các nguồn kinh phí của các đơn vị thuộc Bộ.
Tất cả các nguồn kinh phí được thực hiện quản lý chung. Mang đến các giới hạn hay phạm vi tài chính nhất định. Nhăm theo dõi các hoạt động tài chính. Nắm bắt và đánh giá tính hiệu quả. Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ lập dự toán thu, chi ngân sách. Các hoạt động được xác định cũng thể hiện phạm vi tài chính cân đối. Ở đó, các đơn vị có thể xác định các nguồn chi thường xuyên. Xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán thuộc Bộ. Khi các dự toán được lập thể hiện tốt các nhu cầu cũng như phản ánh tính chất hoạt động.
Ngoài ra, các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay những cần thiết trong các cơ quan cũng cần được phê duyệt. Các kinh phí được quản lý là các kinh phí thuộc vào phần chi ra trong ngân sách. Thể hiện tính phân bổ cần thiết và hiệu quả cho các cơ quan nhà nước. Do đó, ngoài các quyết định có thể được hiện bởi quyền hạn của cục. Các quyết định quan trọn hơn cần phải có sự phê duyệt đồng ý của Bộ tài chính.
– Về công tác quản lý đầu tư xây dựng:
Tính chất đầu tư xây dựng được phản ánh qua việc sử dụng có hiệu quả hoặc không các khả năng tài chính. Hay các tiến độ đầu tư xây dựng được phản ánh trong giai đoạn, tính chất như thế nào. Tất cả nhằm xác định các nội dung cần nắm bắt. Mang đến kế hoạch sử dụng có hiệu quả tài chính trong đầu tư xây dựng. Đặc biệt với vai trò là cơ quan nhà nước. Các ý nghĩa trong đầu tư phản ánh lợi nhuận chung và ý nghĩa mang đến cho đất nước hay không.
Thực hiện phê duyệt hay trình phê duyệt đối với các dự án. Trước tiên phải xem xét và đánh giá tính hiệu quả cũng như ý nghĩa của dự án. Bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng hàng năm. Trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư hay xây dựng. Phải quan tâm đến tiến độ. Kiểm tra và đánh giá các tính chất phản ánh hiệu quả của dự án đối với các giai đoạn cụ thể. Phản ánh với các tính chất trong quản lý và sử dụng các khoan tài chính. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.
– Về công tác quản lý tài sản:
Đây là cơ đơn vị thay mặt cho bộ tài chính trong công tác quản lý tài sản. Do đó, các nội dung tính chất trong đảm bảo cho các tài sản cần thiết được mua. Hay sử dụng hiệu quả, khai thác giá trị và kế hoạch trên tài sản được phản ánh. Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ lập và thẩm định kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về trang bị. Mua sắm và sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ. Kiểm tra, thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản của các đơn vị thuộc Bộ.
3. Cơ cấu tổ chức:
Trước tiên, Cục trưởng và một số phó cục trưởng nắm giữ các chức danh quan trọng. Thể hiện các vai trò trong quản lý chung hoạt động của cục. Đưa đến các chiến lược, mục tiêu, xác định kế hoạch hay điều hành công việc chung. Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc được tổ chức nhằm tiến hành các hoạt động trên các lĩnh vực quản lý khác nhau. Nhằm phản ánh tính chất chuyên môn, mang đến sự phối hợp.
1. Các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng của đơn vị dự toán cấp 1:
– Ban Tài chính.
– Ban Đầu tư xây dựng.
– Ban Quản lí công nghệ thông tin và vay nợ, viện trợ.
– Ban Quản lí tài sản.
– Ban Kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
– Ban quản lí các dự án đầu tư xây dựng.
2. Các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng của đơn vị dự toán cấp 3:
– Văn phòng Cục.
– Phòng Tài vụ – Kế toán.
– Phòng Quản trị.
– Đội xe Bộ tài chính.
Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng, các Phòng, Ban và Đội xe Bộ Tài chính thuộc Cục do Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính qui định. Trên cơ sở xác định các mục tiêu quản lý toàn diện.